Các loại thực phẩm trị bệnh, làm đẹp hiệu quả
Cuộc sống hàng ngày khó tránh khỏi các bệnh hay những vết thương ở mức độ nhẹ xuất hiện. Với mức độ vừa phải thì chưa đến lúc cần đến kháng sinh. Vậy khi gặp các vấn đề nhỏ, bạn có thể áp dụng ngay Các loại thực phẩm trị bệnh, làm đẹp hiệu quả dưới đây nhé.
1. Vừng đen: Chữa táo bón
Chúng ta đã quen với nhiều tác dụng tuyệt vời của vừng đen (mè đen) nhưng có một tác dụng nổi trội này có thể nhiều người chưa tận dụng triệt để. Đó chính là chữa bệnh táo bón, làm nhuận tràng và thông tắc đường ruột.
Cách làm: Dùng 1 muỗng canh vừng đen nghiền thành bột, sau đó trộn vào một chút bột yến mạch, các loại rau hoặc sữa chua hay các thực phẩm khác rồi ăn hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh.
2. Hạt tiêu đen: Chữa bệnh viêm họng
Hạt tiêu đen có tác dụng kích thích tiết nước bọt, tăng dịch vị dạ dày, “bẻ gãy” các protein, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Hạt tiêu đen giàu chất chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong đường ruột, ngăn ngừa khối u ung thư vú. Tác dụng tốt hơn nếu kết hợp cùng nghệ. Ngoài ra, hạt tiêu đen chữa cảm cúm rất hữu hiệu.
Cách làm: Lấy 1 thìa cà phê hạt tiêu đen cho vào cốc, đổ nước sôi vào đậy nắp, ngâm trong 10 phút, sau đó thêm 2 thìa canh mật ong trộn đều rồi uống.
Khi uống hỗn hợp này vào cơ thể, có thể giải quyết được tình trạng tắc nghẽn, mật ong chống vi khuẩn, vừa tốt cho sức khỏe lại giảm bớt đau họng.
3. Thì là: Phòng ngừa và điều trị bệnh hôi miệng
Theo Đông y, thì là giúp kích thích sản xuất và tăng tiết sữa, giảm trọng lượng cơ thể cho phụ nữ sau sinh. Là cây có chứa nhiều khoáng chất Fennel và các vitamin gồm vitamin C, chất xơ, mangan, kali, magiê, canxi, sắt, vitamin B3… giúp kháng khuẩn và rất hữu ích cho hệ thống miễn dịch.
Cách làm: Sau khi ăn xong, nhai khoảng 5-10 hạt thì là có thể ngăn ngừa hơi thở hôi. Dầu cây thì là cũng giúp tiêu hóa, loại bỏ các mùi khó chịu ở đường tiêu hóa.
4. Tỏi: trị vết bầm tím
Tỏi là một kháng sinh tự nhiên, có đặc tính kháng khuẩn. Khi chẳng may bị trầy xước nhỏ có thể dùng một nửa thìa cà phê tỏi giã nát khuấy cùng một ít nước thành hỗn hợp bột nhão, rồi đắp lên vết trầy xước.
Hoặc bạn có thể dùng tép tỏi tươi cắt mỏng đắp lên vùng bị xước.
5. Gừng: Ngăn ngừa dị ứng
Chất chống oxy hóa trong gừng giúp cơ thể ngăn ngừa sản xuất histamine, phòng ngừa dị ứng theo mùa. Vào mùa cao điểm dễ gây dị ứng, nên thêm gừng vào các món ăn hoặc lấy một thìa cà phê bột cà-ri hòa với 30ml nước để uống.
6. Lá húng tây (cỏ xạ hương): Chữa bệnh hôi chân
Các thành phần chống nấm có trong lá húng tây có thể diệt nấm gây mùi, từ đó giảm mùi hôi chân hiệu quả.
Cách làm: Dùng 2 muỗng canh lá húng tây đun với nước sôi khoảng 10 phút. Để nước nguội trong nhiệt độ phòng. Dùng bông gạc nhúng nước này xoa đều vào chân, để khô tự nhiên là được.
Thực hiện một thời gian cho đến khi cảm thấy chân hết dấu hiệu “bốc mùi”.
7. Lá hương thảo (mê tuyển hương): Trị gàu
Lá hương thảo giúp ngăn ngừa da đầu sản sinh ra quá nhiều dầu, sinh ra gàu.
Cách làm: Cho lá hương thảo vào trong một cốc nước sôi, ngâm khoảng 20 phút, để nguội trong nhiệt độ phòng. Sau khi gội đầu xong, dùng nước lá hương thảo này gội lại lần cuối và để nguyên như vậy cho khô.
8. Bột nhục đậu khấu: Trị mụn trứng cá
Cách làm: Dùng hạt nhục đậu khấu và mật ong với tỉ lệ 1: 1 trộn thành hỗn hợp, sau đó đắp lên vùng da có mụn, rửa lại sạch bằng nước sau 20 phút.
Bột nhục đậu khấu có tác dụng chống vi khuẩn, hiệu quả kháng nấm mạnh mẽ, đồng thời mật ong có tác dụng nổi trội trong việc chống viêm. Khi kết hợp với nhau sẽ giúp đánh tan những nốt mụn trứng cá.
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!