Cách Chữa Gai Cột Sống Bằng Hạt Đu Đủ Có Thực Sự Hiệu Quả
Cách chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ là bài thuốc dân gian đơn giản, an toàn và mang lại hiệu quả tương đối cao. Tuy nhiên, khi áp dụng người bệnh cần chú ý cách thực hiện cũng như liều lượng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tác dụng của hạt đu đủ trong việc điều trị bệnh gai cột sống
Đu đủ là cây trồng ăn quả phổ biến ở nước ta và được ứng dụng để làm thuốc điều trị nhiều bệnh lý như bệnh trĩ hoặc gai cột sống. Tuy nhiên không phải tất cả bộ phận của đu đủ đều có thể sử dụng để làm thuốc.
Theo y học cổ truyền, đu đủ tính hàn, vị ngọt, mùi hơi hắc có tác dụng giảm đau, thanh nhiệt, kháng khuẩn, giải độc và có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đau lưng cũng như như bệnh xương khớp khác. Điều này khiến nhiều người bệnh cho rằng ăn đu đủ có thể cải thiện cột sống.
Tuy nhiên, ăn đu đủ không có tác dụng điều trị gai cột sống. Hạt đu đủ mới là thành phần được ứng dụng để bào chế thuốc điều trị gai cột sống cũng như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp.
Theo các nghiên cứu khoa học, trong hạt đu đủ có chứa hoạt chất Papain. Papain là một enzyme nguồn gốc thực vật có thể hỗ trợ ăn mòn, phá hủy phần xương thừa của các gai cột sống.
Bên cạnh đó, trong hạt đu đủ cũng chứa các chất kháng viêm, giảm đau có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau nhức ở người gai cột sống.
Cách chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ có cách thực hiện tương đối đơn giản. Người bệnh có thể tự thực hiện phương pháp tại nhà mà không cần đến cơ sở y tế. Tuy nhiên, trước khi thực hiện người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc chuyên môn.
Cách chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ hiệu quả
Để sử dụng hạt đu đủ điều trị gai cột sống mang lại hiệu quả cao, người bệnh có thể tham khảo cách thực hiện như sau:
Cần chuẩn bị:
- Một quả đu đủ vừa chín tới, còn hơi cứng không được quá mềm. Sau đó, bổ đôi quả đu đủ và thu lấy hạt đã chuyển sang màu đen bên trong. Tùy thuộc vào mức độ của các cơn đau lưng mà người bệnh có thể lấy số lượng hạt phù hợp.
- Cho hạt đu đủ ra rổ lỗ nhỏ, dùng tay chà xát nhẹ để lớp màng bọc của hạt bong ra là được. Thu lấy phần hạt bên trong.
Cách chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ được thực hiện như sau:
- Rửa phần hạt đu đủ với nước sạch, để ráo nước. Sau đó bọc hạt đu đủ vào vải mỏng vào vắt lấy nước. Tuy nhiên cần để hạt hơi ẩm, không được vắt quá khô.
- Giả nát phần hạt đã sơ chế, lại gói trong một mảnh vải sạch khác, dùng đắp lên khu vực gai cột sống trong 15 phút. Ngoài ra, người bệnh có thể nằm sấp xuống sàn sau đó nhờ người thân đặt mảnh vải lên vùng cột sống bệnh gai cột sống sau đó dàn đều hạt đu đủ đã giã nhuyễn lên lưng, để yên trong 15 phút.
Lưu ý khi đắp hạt đu đủ điều trị gai cột sống:
- Không nên đắp quá 30 phút. Bởi vì hạt đu đủ có tính chất như hạt tiêu, đắp quá lâu có thể gây nóng, nổi mề đay, phồng rộp, thậm chí là bỏng da.
- Trong hạt đu đủ có chứa hoạt chất Carpine – được xem như như chất gây độc. Do đó, nếu đắp quá lâu hoặc dùng với số lượng lớn trong thời gian dài có thể gây rối loạn nhịp thở, suy nhược hệ thống thần kinh, tim đập nhanh, đau vai gáy.
- Thời gian điều trị ở từng người bệnh là không giống nhau. Điều này tùy thuộc vào tình trạng bệnh và khả năng hấp thụ của người bệnh. Thông thường, cần thực hiện biện pháp liên tục trong 10 – 15 ngày cho trường hợp nhẹ và 30 ngày cho các trường hợp nghiêm trọng.
- Sau thời gian thực hiện cách chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ tại nhà, người bệnh nên đi chụp X – quang để kiểm tra tình trạng gai xương. Nếu gai xương không biến mất, vui lòng trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và điều trị theo phác đồ cụ thể.
Một số lưu ý khi điều trị gai cột sống bằng hạt đu đủ
Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên chú ý một số vấn đề bao gồm:
- Bài thuốc chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng, giảm đau, không thể thay thế hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
- Hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh.
- Nếu xuất hiện tình trạng dị ứng hoặc nổi mề đay mẩn ngứa, người bệnh nên ngừng phương pháp và đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên thận trọng khi áp dụng phương pháp. Trao đổi với bác sĩ sản khoa để được hướng dẫn.
- Nếu gặp các tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt,… người bệnh nên ngưng áp dụng phương pháp và đến bệnh viện kiểm tra.
- Chỉ áp dụng bài thuốc ngoài da, không được uống trong. Bởi vì chất Carpine trong hạt đu đủ có chứa độc tố gây hại cho hệ thần kinh.
- Kết hợp cách chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ với chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập phù hợp để tăng hiệu quả điều trị.
Cách chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ có thực sự hiệu quả không?
Theo các chuyên gia, cách điều trị gai cột sống phù hợp nhất là vật lý trị liệu, thay đổi lối sống, thường xuyên vận động để tăng sự linh hoạt của các khớp. Trong các trường hợp nghiêm trọng, khi gai cột sống quá lớn, gây chèn ép rễ thần kinh cột sống, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ gai cột sống.
Hiện tại không có nghiên cứu khoa học cũng như các báo cáo về tác dụng điều trị gai cột sống của hạt đu đủ. Ngoài ra, hoạt chất Carpine trong hạt đu đủ có vị cay nồng và đắng. Nếu sử dụng hạt theo đường uống có thể gây ngộ độc và suy nhược thần kinh.
Do đó, theo khuyến cáo của các chuyên gia, nếu tình trạng gai cột sống không gây đau nhức dữ dội hoặc không gây ảnh hưởng đến chất lượng cột sống, người bệnh có thể không cần điều trị. Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, hạn chế các động tác cúi người, không nâng vật nặng, bổ sung vitamin D và các khoáng chất cần thiết, có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng gai cột sống.
Nếu tình trạng gai cột sống gây đau nhức nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!