Cách chữa trĩ nội tại nhà đơn giản từ các thảo dược

Bệnh trĩ, nhất là trĩ nội không nhất thiết lúc nào cũng cần đến phẫu thuật. Trong một số trường hợp bạn có thể tự điều trị bằng các loại thảo dược. Dưới đây là những cách chữa trĩ nội tại nhà hiệu quả, an toàn và không lo tái phát.

Bệnh trĩ nội có thể không cần phẫu thuật mà vẫn khỏi bệnh bằng cách sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên tại nhà
Bệnh trĩ nội có thể không cần phẫu thuật mà vẫn khỏi bệnh bằng cách sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên tại nhà

Dấu hiệu nhận biết trĩ nội

Trước khi tìm hiểu cách chữa trĩ nội tại nhà, bạn cần tìm hiểu sơ qua về dấu hiệu và các cấp độ trĩ nội. Những kiến thức này sẽ phần nào giúp bạn nhận biết được tình trạng đang mắc phải là nặng hay nhẹ, cần nhanh chóng phẫu thuật hoặc chỉ cần dùng thuốc. Trĩ nội được chia thành 4 cấp độ.

  • Dấu hiệu trĩ nội cấp độ 1 không rõ ràng

Mới hình thành búi trĩ. Nó nằm hoàn toàn không ống hậu môn. Rất khó nhận biết vì không gây đau rát hay ngứa ngáy. Người bị trĩ giai đoạn này thường chỉ xuất hiện tình trạng táo bón kéo dài.

  • Trĩ nội cấp độ 2 kèm đại tiện ra máu

Búi trĩ thò ra hậu môn khi đi đại tiện. Sau đó chúng tự co lại. Lúc này người bị trĩ sẽ có cảm giác đau rát, vướng nhiều ở hậu môn và đại tiện ra máu. Tuy nhiên, lượng máu không nhiều.

  • Ở cấp độ 3, trĩ nội không gây chảy máu nhiều

Khi đại tiện, đi nhiều hoặc làm việc nặng, búi trĩ sẽ thò ra ngoài và mất khả năng tự co giãn. Người bệnh phải dùng tay đẩy nó vào trong. Cảm giác đau rát ở hậu môn sẽ diễn ra thường xuyên và dữ dội hơn nhưng lượng máu lại ít hơn cấp độ 2.

  • Cấp độ 4 là cấp nặng nhất của bệnh trĩ nội

Búi trĩ thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn. Ngay cả khi dùng tay đẩy vào cũng không được. Cảm giác đau rát, ngứa ngáy khó chịu và tình trạng chảy máu ở hậu môn sẽ diễn ra đỉnh điểm ở cấp độ 4. Khi đó, búi trĩ rất dễ bị nhiễm trùng, hoại tử và gây tắt hậu môn. Đồng thời, lượng máu chảy quá nhiều còn có thể gây tình trạng thiếu máu cấp.

Dựa vào dấu hiệu từng cấp độ bệnh, bạn có thể phần nào đoán được tình trạng mà mình đang mắc phải là nặng hay nhẹ. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhất, bạn nên đến cơ sở y tế kiểm tra.

Dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ là đại tiện ra máu. Tuy nhiên đa số các trường hợp bị trĩ nội giai đoạn đầu không có dấu hiệu rõ ràng
Dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ là đại tiện ra máu. Tuy nhiên đa số các trường hợp bị trĩ nội giai đoạn đầu không có dấu hiệu rõ ràng

Bệnh trĩ nội khi nào chữa tại nhà?

Như đã trình bày, bệnh trĩ nội không phải lúc nào cũng cần đến phẫu thuật. Đa số các trường hợp nhẹ (cấp độ 1 và cấp độ 2) có thể dùng thuốc, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học là có thể chữa khỏi bệnh. Một số trường hợp sẽ cần đến tiểu phẫu như thắt chun, chích xơ búi trĩ…

Trong các loại thuốc điều trị trĩ ở dạng nhẹ, người bệnh có thể dùng thuốc Tây y hoặc Đông y. Thuốc Tây y có đặc điểm là tác dụng nhanh nhưng nhiều tác dụng phụ. Còn thuốc Đông y thì an toàn nhưng cần kiên trì sử dụng một thời gian mới có hiệu quả. Đa số các trường hợp chữa trĩ tại nhà hiện nay đều kết hợp cả Đông và Tây y. 

Bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ có thể điều trị khỏi hoàn toàn tại nhà. Tuy nhiên, đa số các trường hợp bị bệnh này hiện nay đều cần đến phẫu thuật. Lý do là bệnh đã chuyển sang cấp độ 3, 4 hoặc biến chứng. Và điều đáng quan tâm hơn nữa là với những trường hợp quá nặng thì tỷ lệ tái phát sau điều trị rất cao. Phẫu thuật không phải là giải pháp tối ưu nhất. Điều quan trọng là phát hiện bệnh càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao.

Cách chữa trĩ nội tại nhà bằng thảo dược

Có rất nhiều loại thảo dược chữa trĩ nội tại nhà. Tuy nhiên, những loại được nhiều người đánh giá cao về hiệu quả là lá bỏng, lá trầu không và rau diếp cá.

Chữa trĩ nội tại nhà bằng lá bỏng

Cây bỏng có tính kháng khuẩn rất cao nên thường dùng để tiêu viêm. Ngoài ra, trong tinh dầu của lá bỏng còn chứa chất giảm đau và hoạt huyết. Chính vì thế, nó còn được ứng dụng trong các bệnh về đường ruột, dạ dày và đặc biệt là bệnh trĩ nội. Bạn có thể dùng lá này ở dạng thuốc sắc, ăn sống hoặc đắp hậu môn.

  • Nếu dùng ở dạng thuốc sắc, bạn nên kết hợp 6g lá bỏng với 6g rau sam và uống mỗi ngày. Trường hợp nhai sống có thể kèm ít muối để dễ ăn hơn, mỗi ngày ăn từ 3 – 4 lá.
  • Trường hợp dùng lá bỏng đắp hậu môn. Bạn nên thực hiện trước khi đi ngủ. Lá bỏng sau khi giã nát nên cho vào băng gạc để cố định. Trước khi đắp lá, bạn nhớ vệ sinh hậu môn sạch sẽ.
Lá bỏng là thảo dược chữa trĩ nội tại nhà hiệu quả
Lá bỏng là thảo dược chữa trĩ nội tại nhà hiệu quả

Chữa trĩ nội từ lá trầu không

Nói về khả năng sát khuẩn và cầm máu của các loại thảo dược thiên nhiên thì lá trầu không luôn đứng trong top đầu. Lá này được ứng dụng chữa rất nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh trĩ nội. Ngoài tác dụng chống viêm nhiễm và cầm máu, lá trầu không còn làm se búi trĩ và khiến nó tự tiêu biến.

Có 2 cách dùng lá trầu không chữa trĩ nội. Tuy nhiên, để rút ngắn thời gian điều trị, bạn nên kết hợp cả hai.

  • Xông hơi: Chuẩn bị khoảng 20g lá trầu không với 50g muối. Đun sôi 2 nguyên liệu này trong khoảng 15 phút là có thể xông hơi. Mỗi ngày bạn nên xông 2 lần và liên tục trong khoảng 1 tháng là búi trĩ sẽ tự co lại và tiêu biến.
  • Đắp hậu môn: Dùng 2 – 3 lá trầu không. Hơ nóng lá trên than hồng. Sau đó dùng khăn mỏng bọc lại rồi đắp lên hậu môn trong khoảng 15 phút. Tương tự như biện pháp xông hơi, đắp hậu môn với lá trầu không cần thực hiện ngày 2 lần và liên tục trong khoảng 1 tháng.
Đặc tính kháng viêm và cầm máu tốt của lá trầu không được ứng dụng chữa trĩ nội
Đặc tính kháng viêm và cầm máu tốt của lá trầu không được ứng dụng chữa trĩ nội

Dùng rau diếp cá chữa trĩ nội

Đây là cách chữa trĩ nội tại nhà được rất nhiều người áp dụng. Diếp cá là loại rau có tính kháng viêm và kháng khuẩn rất cao. Người bị trĩ nội giai đoạn nhẹ nếu kiên trì dùng rau diếp cá có thể hết hoàn toàn trong vài tháng mà không cần dùng thuốc kháng sinh.

Cách dùng rau diếp cá chữa bệnh trĩ nội thường là ăn sống hoặc ép lấy nước uống. Một số người dùng nó để đắp hoặc xông hơi hậu môn. Tất cả các cách này đều mang lại hiệu quả chữa bệnh cao. Tuy nhiên, nếu muốn nhanh chóng hết bệnh, bạn có thể kết hợp giữa ăn sống hoặc ép lấy nước uống với xông hơi và đắp lá lên hậu môn.

Từ lâu rau diếp cá đã nổi tiếng với công dụng chữa bệnh trĩ, nhất là trĩ nội
Từ lâu rau diếp cá đã nổi tiếng với công dụng chữa bệnh trĩ, nhất là trĩ nội

Những lưu ý khác để chữa trĩ nội tại nhà hiệu quả

Ngoài thực hiện các cách chữa trị nội tại nhà bằng thảo dược thiên nhiên, bạn cần phải lưu ý thêm những điều dưới đây để hiệu quả điều trị phát huy tối đa.

  • Bổ sung thêm thực phẩm nhiều chất xơ

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ là yêu cầu đầu tiên với người bị trĩ nội. Bên cạnh đó, bạn cần phải bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ. Cụ thể là các loại rau màu xanh đậm, đậu phụ, cà rốt, súp lơ, chuối và trái cây họ nhà cam. Các loại thực phẩm này sẽ giúp cho hoạt động tiêu hóa dễ dàng hơn, tránh táo bón và hạn chế gia tăng áp lực cho hậu môn khi đại tiện.

  • Uống đủ nước và tránh xa các chất kích thích

Trung bình lượng nước một ngày cơ thể cần là 1,5 – 2 lít (bao gồm nước trong thức ăn). Có đủ lượng nước cần thiết cơ thể sẽ được thanh nhiệt và hoạt động tốt hơn. Từ đó nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, uống đủ nước mỗi ngày còn giúp phân mềm và đại tiện dễ dàng.

Song song với việc uống đủ nước, bạn nên hạn chế hoặc tốt nhất là tránh xa các chất kích thích. Ngoài ra, các đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ cùng cần hạn chế nếu không muốn bệnh tình nặng hơn.

Khi bị trĩ nội, bạn nên uống nhiều nước để cải thiện tình trạng bệnh
Khi bị trĩ nội, bạn nên uống nhiều nước để cải thiện tình trạng bệnh
  • Thường xuyên luyện tập thể dục

Khi bị bệnh trĩ nội, các bác sĩ sẽ dặn dò rằng tránh gia tăng áp lực lên hậu môn. Điều đó không có nghĩa là bạn không được luyện tập thể dục, thể thao. Bởi các hoạt động này rất tốt cho sức khỏe cơ thể nói chung, đồng thời nó còn giúp bạn cải thiện được bệnh trĩ nếu tập đúng cách. Điều quan trọng khi luyện tập là bạn nên tập vừa sức và hạn chế tác động nhiều đến hậu môn.

  • Không mặc quần áo quá bó sát, nên giữ tinh thần thoải mái

Quần áo chật chội sẽ gây hầm bí và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Thế nên khi bị trĩ nội, bạn nên chọn những bộ đồ rộng rãi và thấm mồ hôi tốt. Cuối cùng, bạn hãy giữ cho tinh thần thoải mái. Điều này này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả chữa bệnh. Để làm có được tình thần tốt, bạn cần suy nghĩ tích cực; ngủ đủ giấc; cân bằng giữ thời gian làm việc, học tập và nghỉ ngơi.

Như vậy chuyên mục đã cung cấp những thông tin bổ ích về đầu bệnh trĩ cũng như cách chữa trĩ nội tại nhà hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ trực tiếp với chuyên gia để được tư vấn.

Ngày Cập nhật 05/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *