Top 14 Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa Tại Nhà Bằng Dân Gian Hiệu Quả Tốt
Bên cạnh các loại thuốc kháng sinh dạng uống, thuốc bôi ngoài da được dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng có thể kiểm soát bệnh bằng những cách chữa viêm da cơ địa tại nhà. Phương pháp điều trị và chăm sóc da tại nhà thường lành tính. Vì thế người bệnh có thể áp dụng lâu ngày mà không lo mắc phải những rủi ra hoặc các tác dụng phụ nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Top 15 cách chữa viêm da cơ địa tại nhà bằng dân gian nên biết:
Để kiểm soát tốt bệnh viêm da cơ địa cũng như khắc phục những triệu chứng của bệnh, người bệnh có thể áp dụng một trong những cách chữa viêm da cơ địa tại nhà được tổng hợp dưới đây:
1. Cách khắc phục bệnh viêm da cơ địa bằng lá lốt
Theo kết quả nghiên cứu, bên trong lá lốt là nhiều hoạt chất có lợi mang tên benzyl axetat, beta-caryophylen, flavonoid, ancaloit… Đây đều là những hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, cải thiện tình trạng ngứa ngáy và giảm đau khá tốt. Do đó loại lá này rất phù hợp với những người đang bị viêm da cơ địa muốn kiểm soát bệnh lý.
Nguyên liệu:
- Lá lốt với liều dùng tùy chỉnh
- Muối hạt.
Cách thực hiện:
- Pha muối hạt cùng với nước để tạo thành một lượng vừa đủ nước muối pha loãng
- Sau khi rửa lá lốt cùng với nước, tiếp tục ngâm lá trong nước muối để sát khuẩn và loại bỏ tạp chất
- Vớt lá lốt ra ngoài và cho vào cối xay cùng với 2,5 gram muối, xay nhuyễn
- Vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ
- Đắp hỗn hợp lên da
- Để nguyên trạng thái khoảng 20 – 30 phút
- Dùng nước ấm rửa sạch da
- Mỗi ngày đắp thuốc 1 lần
- Người bệnh cần kiên trì sử dụng cách khắc phục bệnh viêm da cơ địa bằng lá lốt cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
2. Cách sử dụng lá trầu không điều trị bệnh viêm da cơ địa
Từ lâu lá trầu không đã được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da. Trong đó có bệnh viêm da cơ địa. Loại lá này thường xuyên góp mặt trong bài thuốc điều trị bệnh là do bên trong lá chứa rất nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm, chống khuẩn, làm dịu nhanh tình trạng đỏ rát và ngứa ngáy da.
Trong Y học cổ truyền, lá trầu không mang tính ấm, vị cay nồng. Nhờ đặc tính này, lá trầu không có khả năng trừ phong, giúp tiêu viêm và loại bỏ các tác nhân gây hại.
Nguyên liệu:
- Lá trầu không (liều lượng tùy thuộc vào vùng da bệnh)
- Nước muối pha loãng.
Cách thực hiện:
- Ngâm và rửa thật sạch lá trầu không trong nước muối pha loãng
- Vò nát lá hoặc cho lá vào cối giã nhuyễn
- Vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ
- Nhẹ nhàng chà xát lá trầu không lên những vùng da bị viêm
- Thực hiện bài thuốc trong 20 phút để những dưỡng chất có thể thấm sâu vào da
- Áp dụng cách sử dụng lá trầu không điều trị bệnh viêm da cơ địa từ 1 – 2 lần/ngày trong 5 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.

Cách chữa viêm da cơ địa tại nhà bằng lá khế
Trong Đông y, lá khế có tính mát, vị chát, mang tác dụng giải độc, tân sinh, trị phong nhiệt, sát khuẩn, lợi tiểu và tiêu viêm. Nhờ mang những đặc tính có lợi, Đông y sử dụng loại lá này để điều trị mẫn ngứa, mụn nhọt, mề đay, ngứa, viêm nhiễm.
Viêm da cơ địa là bệnh lý khởi phát do cơ thể cảm phải nhiệt, phong, thấp, hệ miễn dịch và chức năng tạng phủ suy yếu. Đặc biệt, phong tích tụ trong cơ thể lâu ngày dẫn đến huyết táo, huyết nhiệt, rối loạn tinh vệ. Chính vì điều này, tác dụng và dược tính của lá khế rất phù hợp để kiểm soát bệnh viêm da cơ địa.
Nguyên liệu:
- 200 gram lá khế
- Nước muối pha loãng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá khế
- Ngâm lá khế trong nước muối
- Sau 15 phút, vớt lá ra ngoài và vò nát
- Đun sôi lượng lá khế đã vò nát cùng với 2 lít nước
- Sau 15 phút, tắt bếp và để nước nguội bớt
- Dùng nước này ngâm và rửa những vùng da đang bị bệnh
- Hoặc dùng nước lá khế pha thêm nước lạnh để tắm
- Vệ sinh lại bằng nước sạch
- Người bệnh áp dụng cách chữa viêm da cơ địa tại nhà bằng lá khế 1 lần/ngày.
Cách dùng lá đinh lăng trong điều trị viêm da cơ địa
Theo Y học hiện đại, lá đinh lăng mang tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Lượng tinh chất được tìm thấy trong loại lá này mang tác dụng giảm ngứa, giảm đau rát da và tái tạo vùng da đang bị tổn thương.
Trong Y học cổ truyền, lá đinh lăng mang vị ngọt, tính mát, hơi đắng, có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tố, trị sưng tấy, mụn nhọt, viêm da. Ngoài ra, Đông y còn sử dụng loại lá này để làm thuốc lợi tiểu và chống dị ứng.
Nguyên liệu:
- Lá đinh lăng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá đinh lăng, để ráo nước
- Phơi khô lá, bảo quản trong bao bì kín để sử dụng dần
- Khi cần lấy 40 gram thuốc cho vào ấm
- Rót thêm 1 lít nước đun sôi
- Thực hiện hãm lá trong nước sôi khoảng 30 phút
- Uống nước lá đinh lăng thay nước lọc mỗi ngày.

Cách điều trị bệnh viêm da cơ địa bằng cây sài đất
Cây sài đất có tên khoa học là Wedelia chinensis, thuộc chi Wedelia. Loại cây này chứa hai hoạt chất có lợi là Wedelolactone và Demethylwwedelolactone. Cả hai hoạt chất đều có khả năng kháng viêm và chống khuẩn rất tốt.
Theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học Dược Hà Nội, bên trong cây sài đất còn là muối vô cơ, nhiều tinh dầu và các chất có khả năng giảm đau, tiêu độc, kháng khuẩn và hạ sốt.
Trong Đông y, cây mang tính mát, vị hơi chua, giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể. Ngoài ra, sài đất còn mang tác dụng điều trị tốt bệnh viêm da cơ địa.
Nguyên liệu:
- Sài đất với liều lượng tùy chỉnh.
Cách thực hiện:
- Ngâm và rửa thật sạch cây sài đất
- Vò nguyên liệu hoặc cho nguyên liệu vào cối giã nhuyễn
- Vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ
- Nhẹ nhàng chà xát lượng sài đất đã vò lên những vùng da bị viêm
- Thực hiện bài thuốc trong 20 phút để những dưỡng chất có thể thấm sâu vào da
- Áp dụng cách điều trị bệnh viêm da cơ địa bằng cây sài đất từ 1 – 2 lần/ngày trong 5 ngày.
Cách chữa trị viêm da cơ địa bằng lá ổi
Cả Y học hiện đại và Y học cổ truyền đều công nhận hiệu quả kiểm soát bệnh viêm da cơ địa bằng lá ổi. Theo các thầy thuốc, lá ổi có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, ức chế tốt hoạt động của các loại vi khuẩn gây hại. Bên trong thành phần của lá ổi là nhiều hoạt chất có lợi, trong đó có tanin. Tanin có khả năng khắc phục được bệnh viêm da cơ địa và nhiều bệnh ngoài da khác.
Nguyên liệu:
- 100 gram lá ổi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá ổi
- Cho lượng lá sạch vào ấm
- Rót thêm 1 lít nước đun sôi
- Đun sôi thuốc trong 30 phút
- Chắt lấy nước, bã để riêng
- Dùng nước lá ổi để uống, bã để chà xát lên vùng da bệnh sau khi đã vệ sinh sạch sẽ
- Người bệnh kiên trì thực hiện cách chữa trị viêm da cơ địa bằng lá ổi mỗi ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.

Cách sử dụng nghệ trong điều trị triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa
Từ lâu, nghệ nổi tiếng với khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cao, chống oxy hóa, giảm ngứa và kích thích quá trình làm lành vết thương. Điều này xuất hiện là do bên trong củ nghệ chứa một lượng lớn hoạt chất Curcumin. Curcumin rất tốt cho việc làm lành những vết thương ngoài da và ức chế hoạt động gây bệnh của vi khuẩn.
Cách 1
Nguyên liệu:
- 10 gram tinh bột nghệ
- 10ml mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Hòa tan tinh bột nghệ và mật ong nguyên chất cùng với 300ml nước ấm
- Sử dụng nước nghệ và mật ong trước khi ăn 30 phút, uống khi còn ấm
- Sau 5 ngày kiên trì sử dụng nghệ trong điều trị bệnh viêm da cơ địa, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng của bệnh cải thiện đáng kể.
Cách 2
Nguyên liệu:
- 10 gram tinh bột nghệ
- 10ml mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Hòa tan tinh bột nghệ và mật ong nguyên chất cùng với 20ml nước ấm
- Thoa hỗn hợp này lên vùng da bệnh mỗi ngày.
Cách chữa viêm da cơ địa tại nhà bằng dầu dừa
Dầu dừa mang tác dụng dưỡng ẩm da, làm lành vết thương và kích thích quá trình tái tạo da. Bên cạnh đó, việc sử dụng dầu dừa trong điều trị viêm da cơ địa còn giúp người bệnh kháng viêm, sát khuẩn, cải thiện tình trạng đau rát và ngứa ngáy do bệnh gây ra.
Nguyên liệu:
- Dầu dừa.
Cách thực hiện:
- Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, dùng khăn bông mềm nhẹ nhàng lau khô da
- Lấy một lượng vừa đủ dầu dừa thoa lên vùng da đang bị bệnh
- Để kiểm soát tốt bệnh lý, người bệnh nên áp dụng cách chữa viêm da cơ địa tại nhà bằng dầu dừa mỗi ngày.

Cách sử dụng tỏi điều trị viêm da cơ địa
Theo kết quả tổng hợp từ các cuộc nghiên cứu, bên trong tỏi là nhiều hoạt chất kháng khuẩn gồm Diallyl Sulfide, Ajoene, Allicin. Trong đó, hoạt chất Allicin có khả năng chống khuẩn và kháng viêm, được đánh giá là một chất kháng sinh tự nhiên mạnh. Hoạt chất này có khả năng ức chế hoạt động của các loại nấm và nhiều chủng vi khuẩn khác nhau.
Hàm lượng lớn vitamin cũng đã được tìm thấy bên trong tỏi. Bao gồm: Vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin D… Ngoài ra còn có các nguyên tố vi lượng và khoáng chất giúp hỗ trợ tốt quá trình làm lành những tổn thương.
Trong Đông y, tỏi có vị ngọt cay, tính ấm, quy vào Can kinh và Can vị. Nhờ đặc tính này, tỏi mang tác dụng tiêu viêm, giải độc, hành khí, giải phong, tiêu ích.
Nguyên liệu:
- 200 – 300 gram tỏi tươi
- 1 lít rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Loại bỏ vỏ tỏi
- Rửa sạch tỏi và để ráo nước
- Cho hết lượng tỏi và rượu đã chuẩn bị vào bình thủy tinh có nắp
- Đậy kín nắp bình và bảo quản ở những nơi khô ráo
- Sau 1 tuần, mang thuốc ra sử dụng
- Vệ sinh da bệnh sạch sẽ
- Lắc đều rượu tỏi
- Dùng rượu tỏi thoa lên da, giữ nguyên trong 20 phút rồi rửa lại với nước ấm
- Người bệnh kiên trì sử dụng tỏi điều trị viêm da cơ địa mỗi ngày.
Cách chữa viêm da cơ địa tại nhà bằng muối
Muối, nước muối không chứa tạp chất, nước muối sinh lý đều có khả năng sát khuẩn, chống viêm, làm giảm nguy cơ hình thành các bệnh dị ứng, viêm da. Kết quả của các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lượng khoáng chất và thành phần chống khuẩn tồn tại trong muối có khả năng giữ độ ẩm cho da, giúp da mềm mại. Đồng thời ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn gây hại và kích thích quá trình làm lành những tổn thương.
Ngoài ra, việc sử dụng muối trong điều trị bệnh viêm da cơ địa còn giúp người bệnh giảm sưng, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, viêm, hỗ trợ cắt giảm cảm giác châm chích trên da.
Nguyên liệu:
- Nước muối sinh lý nồng độ 0.9%
- Bông gòn sạch.
Cách thực hiện:
- Vệ sinh hoặc tắm vùng da bệnh bằng nước mát
- Dùng khăn bông mềm và sạch nhẹ nhàng lau khô da
- Thấm bông gòn vào nước muối sinh lý, sau đó đắp bông gòn lên những khu vực bị viêm da cơ địa
- Để nguyên trạng thái từ 10 – 15 phút. Điều này sẽ giúp lượng nước muối có thể sát khuẩn, thẩm thấu vào da giúp chữa bệnh
- Thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày
- Nhằm kích thích quá trình tái tạo da mới, kiểm soát triệu chứng của bệnh, phục hồi vùng da bị tổn thương, người bệnh nên kiên trì áp dụng cách chữa viêm da cơ địa tại nhà bằng muối mỗi ngày trong 10 ngày.
Lưu ý:
- Nước muối mang tính tẩy nhẹ, có khả năng bào mòn da. Vì thế, người bệnh không nên sử dụng quá nhiều nước muối.
- Người bệnh có thể sử dụng nước muối pha loãng để điều trị bệnh viêm da cơ đia. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, nếu không tìm thấy muối tinh luyện hoặc muối biển, người bệnh nên sử dụng nước muối sinh lý. Bởi việc sử dụng muối pha tạp chất có thể khiến khả năng nhiễm khuẩn tăng cao.

Cách sử dụng lá tía tô điều trị viêm da cơ địa
Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, lượng tinh đầu được tìm thấy trong lá tía tô chứa hàm lượng cao chất kháng khuẩn. Cùng với đó là các loại vitamin (vitamin B6, vitamin A, vitamin B1, vitamin B4, vitamin K, vitamin C) và các khoáng chất (sắt, kẽm, phốt pho, lưu huỳnh…). Đây đều là những dưỡng chất có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn, giúp tiêu viêm. Đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch và ổn định quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể.
Ngoài ra những dưỡng chất được tìm thấy trong lá tía tô còn mang tác dụng phòng ngừa tổn thương, chống nhiễm khuẩn, làm tăng chức năng gan và điều trị các bệnh về da như bệnh mề đay, viêm da cơ địa…
Cách 1
Nguyên liệu:
- Một nắm lá tía tô tươi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá tía tô và để ráo nước
- Cho lá tía tô sạch vào chảo, tiến hành sao đều tay, tắt bếp khi lá co quắp lại
- Dùng một miếng khăn hoặc vải mỏng bọc lấy lá tía tô
- Đắp khăn này lên vùng da đang bị bệnh
- Người bệnh kiên trì thực hiện bài thuốc đều đặn mỗi ngày.
Cách 2
Nguyên liệu:
- Lá tía tô.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá tía tô, để ráo nước
- Phơi khô lá, bảo quản trong bao bì kín để sử dụng dần hoặc sử dụng lá tươi
- Khi cần lấy 20 gram lá khô hoặc 30 gram lá tươi cho vào ấm
- Rót thêm 500ml nước đun sôi
- Thực hiện hãm lá trong nước sôi khoảng 30 phút
- Uống nước lá tía tô mỗi ngày.
Cách trị bệnh viêm da cơ địa bằng hành hoa
Hành hoa (Allium fistulosum) là một loại thực vật thuộc họ hành tỏi, không độc, có vị cay, tính bình. Trong Đông y, hành hoa mang tác dụng lợi tiểu, sát trùng, phát biểu, hoạt huyết hòa trung. Uống nước sắc hành hoa sẽ khắc phục được mụn nhọt, chứng đau đầu, cảm mạo, viêm da cơ địa, sưng viêm ngoài da…
Trong Y học hiện đại, lượng tinh dầu trong hành hoa có thành phần chính là một hợp chất của Sulfur mang tên Alliin. Chất này được đánh giá là chất kháng sinh tự nhiên mạnh có khả năng tác động, ức chế hoạt động của nhiều vi khuẩn gây hại.
Ngoài ra S-propenyl- l- eine sulfoxide (trong hạt), acid malic, allisulfit, galantin cũng đã được tìm thấy trong hành hoa. Đây đều là những chất có khả năng kiểm soát tình trạng đau rát, đỏ da, viêm da, giúp nâng cao sức đề kháng.
Nguyên liệu:
- 100 gram hành hoa
- 5 gram muối hạt
- 1,5 lít nước sạch.
Cách thực hiện:
- Loại bỏ lượng lá sâu, úa. Sau đó rửa sạch và thái hành hoa thành từng đoạn khoảng 4 – 5cm
- Đun nước đến khi sôi thì thêm hành hoa vào, đun thêm 10 phút thì tắt bếp
- Để nước thuốc nguội bớt
- Dùng nước này ngâm và rửa vùng da bệnh
- Thực hiện cách trị bệnh viêm da cơ địa bằng hành hoa từ 1 – 2 lần mỗi ngày sẽ nhận thấy bệnh thuyên giảm đáng kể.

Cách chữa viêm da cơ địa tại nhà bằng lá trà xanh
Trong lá trà xanh là các hợp chất quan trọng cùng với tác dụng hữu hiệu đối với người bị viêm da cơ địa như sau:
- Chất chống oxy hóa gồm vitamin C, carotenoids, tocopherols (dẫn xuất vitamin E)… mang tác dụng bảo vệ da và chữa lành những vết thương.
- 4 loại Catechin gồm epicatechin (EC), epicatechin-3-gallate (ECG; khoảng 13,6%), epigallocatechin (EGC; khoảng 19%), epigallocatechin-3-gallate (EGCG; khoảng 59%) mang tác dụng chống viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn.
- Tanin hoạt động như những chất làm se. Từ đó kéo những phân tử trong da gần và co lại. Điều này giúp ngăn chặn vi khuẩn và virus xâm nhập, giảm nguy cơ bùng phát bệnh.
- Sterol (stigmasterol và-sitosterol) chống viêm, giảm ngứa, làm giảm những tổn thương trên da.
- Theanine giúp hạn chế nguy cơ bùng phát bệnh viêm da cơ địa, dưỡng ẩm cho da.
Nguyên liệu:
- Bột trà xanh với liều lượng tùy chỉnh
- 10 – 20ml mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Trộn đều bột trà xanh cùng với mật ong nguyên chất
- Pha thêm một ít nước để tạo thành hỗn hợp đặc sệt
- Vệ sinh da sạch sẽ
- Thoa hỗn hợp này lên vùng da bệnh
- Sau 20 phút, rửa sạch da cùng với nước
- Người bệnh áp dụng cách sử dụng lá trà xanh trị viêm da cơ địa từ 1 – 2 lần/ngày để cải thiện bệnh.
Cách dùng lá đu đủ chữa trị viêm da cơ địa
Nhiều thành phần có lợi cho quá trình điều trị bệnh viêm da cơ địa đã được tìm thấy bên trong lá đu đủ. Bao gồm:
- Hai loại enzim là apain và chymopapain có khả ngăn ngăn ngừa bội nhiễm do vi khuẩn, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, giảm sưng và chống viêm.
- Chất chống oxy hóa, vitamin A, vitamin C và beta-caroten có tác dụng bảo vệ da, hỗ trợ quá trình nâng cao sức đề kháng. Đồng thời làm xoa dịu nhanh tình trạng đỏ ửng, cảm giác nóng rát do bệnh viêm da cơ địa gây ra.
Nguyên liệu:
- Lá đu đủ tươi
- Nước muối pha loãng.
Cách thực hiện:
- Ngâm và rửa thật sạch lá đu đủ tươi trong nước muối pha loãng
- Vò nát lá hoặc cho lá vào cối giã nhuyễn
- Vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ
- Nhẹ nhàng chà xát lá đu đủ lên những vùng da bị viêm
- Thực hiện bài thuốc trong 20 phút để những dưỡng chất có thể thấm sâu vào da
- Áp dụng cách dùng lá đu đủ chữa trị viêm da cơ địa từ 1 – 2 lần/ngày để kiểm soát bệnh lý.

Bài viết là Top 14 cách chữa viêm da cơ địa tại nhà giúp kiểm soát bệnh. Tuy nhiên hiệu quả điều trị bệnh của phương pháp này còn phụ thuộc vào tần suất thực hiện, mức độ tổn thương và yếu tố cơ địa của người bệnh. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn cách chữa bệnh tại nhà thích hợp nhất. Đồng thời sử dụng kết hợp cùng với thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
ArrayNgày Cập nhật 07/06/2024