Cách chữa viêm nang lông bằng lá lốt lấy lại làn da đẹp
Sử dụng lá lốt chữa viêm nang lông là phương pháp điều trị dễ thực hiện và an toàn với mọi đối tượng. Thay vì sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da có thành phần hóa dược cao, dễ gây kích ứng thì phương pháp chữa viêm nang lông bằng lá lốt mang lại những cải thiện nhất định cho làn da người bệnh. Bài viết hướng dẫn cách chữa viêm nang lông đơn giản bằng lá lốt hỗ trợ loại bỏ được bệnh dứt điểm.
Tổng quan về bệnh viêm nang lông
Viêm nang lông (hay còn gọi là viêm lỗ chân lông) là triệu chứng nhiễm trùng phần nông của da. Triệu chứng dễ nhận thấy là tình trạng sưng đỏ, nổi cục tại các chân lông, đôi khi kèm theo mủ khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu. Nguyên nhân gây viêm lỗ chân lông do vi khuẩn Staphylococcus aureus là chủ yếu. Ngoài ra, những xúc tác khiến triệu chứng phát triển có thể kể đến là mồ hôi, môi trường ô nhiễm, cạo nhổ lông không đúng cách,…
Viêm nang lông không nguy hiểm, nhưng triệu chứng gây ra sự mất thẩm mỹ nhất định ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Các vị trí viêm nang lông chủ yếu là các vùng bắp chân, lưng, ngực, trên khuôn mặt hoặc hai bên cánh tay. Khi không điều trị khắc phục tốt, bệnh có xu hướng lây lan trên diện rộng. Chưa dừng lại ở đó, nếu người bệnh có thói quen gãi ngứa thường xuyên dễ dẫn đến lở loét, nhiễm trùng máu và để lại sẹo lỗ vĩnh viễn.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị viêm nang lông dứt điểm, trong đó phổ biến nhất là các loại thuốc bôi trị viêm nang lông. Với ưu điểm là tác dụng nhanh chóng, dễ sử dụng nên thuốc bôi được ứng dụng phổ biến hơn các cách điều trị dân gian. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc bôi ngoài da, người bệnh cần cẩn trọng các tác dụng phụ xảy ra.
Đối với những trường hợp bệnh viêm nang lông tương đối đơn giản, người bệnh hoàn toàn có thể thay thế điều trị bằng các phương thuốc dân gian. Trong đó chữa viêm nang lông bằng lá lốt là một ví dụ hiệu quả trong khắc phục các triệu chứng của bệnh lý này.
Công dụng chữa viêm nang lông bằng lá lốt
Lá lốt là loại rau mang đến nhiều công dụng trong cuộc sống. Không chỉ xuất hiện quen mặt trong bữa ăn của gia đình Việt mà lá lốt còn được sử dụng làm nguyên liệu trong nhiều bài thuốc chữa bệnh trong dân gian. Y học công nhận khả năng điều trị của lá lốt đối với nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh lý da liễu như viêm nang lông.
Lá lốt có thành phần hoạt chất Beta-caryophylen – một chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau rất hiệu quả. Theo y học cổ truyền, công dụng chính của lá lốt giúp làm ấm bụng, giải phong hàn, hỗ trợ giảm đau. Trong Đông Y, lá lốt là vị thuốc có tính ấm, vị cay, thích hợp dùng để uống hoặc đắp ngoài da chữa bệnh dị ứng nói chung.
Khi chữa viêm nang lông bằng lá lốt, người bệnh sẽ nhận thấy hiệu quả giảm ngứa trong thời gian ngắn. Có thể sử dụng lá lốt để làm thuốc đắp lên da, hoặc tắm, ngâm rửa nước lá lốt để làm dịu tình trạng sưng viêm. Tuy nhiên bài thuốc này chỉ phù hợp điều trị triệu chứng viêm nang lông cơ bản, trường hợp viêm nang lông có mủ hay viêm nhiễm sâu cần được trị liệu với phương án chuyên sâu hơn.
Hướng dẫn cách chữa viêm nang lông bằng lá lốt
Có hai cách phổ biến khi dùng lá lốt chữa viêm nang lông. Người bệnh dùng lá lốt tươi để giã nắt đắp lên vùng da bị bệnh, hoặc nấu nước lá lốt để tắm và vệ sinh cơ thể. Mỗi phương pháp đều mang lại công dụng nhất định giúp cải thiện triệu chứng viêm nang lông.
Cách 1: Dùng nước lá lốt uống
Chuẩn bị
- 30 gram lá lốt tươi
Thực hiện
- Đem lá lốt đi rửa sạch rồi giã nhuyễn, vắt lấy nước.
- Đem nước cốt lá lốt chưng cách thủy thành dung dịch thuốc uống trong ngày.
- Còn phần bã có thể dùng để đắp trực tiếp lên vùng da bị viêm nang lông.
- Người bệnh uống nước lá lốt 2 – 3 lần mỗi ngày, nên uống sau khi ăn.
- Thực hiện kiên trì trong 2 – 3 tuần sẽ mang đến những cải thiện nhất định.
Cách 2: Dùng lá lốt đắp chữa bệnh
Chuẩn bị
- 50 gram lá lốt tươi
- 3 thìa muối biển
Thực hiện
- Đem lá lốt tươi rửa sạch và xay nhuyễn, lọc lấy nước.
- Phần nước nấu lấy nước uống nhứ trên, phần cái cho vào nồi đun với 1 lít nước.
- Hỗn hợp sôi, chờ nguội rồi lấy bã lá lốt dùng để đắp trực tiếp lên da trong 20 phút rồi rửa sạch.
- Người bệnh nên thực hiện phương pháp này 2 lần mỗi ngày.
- Thực hiện liên tục trong khoảng 1 tuần thì ngưng để theo dõi tình trạng và tiếp tục nếu thấy kết quả tốt.
Cách 3: Tắm nước lá lốt và hương nhu
Chuẩn bị
- 100 gram lá lốt tươi
- 100 gram cây hương nhu tươi hoặc khô
Thực hiện
- Đầu tiên đem lá lốt và Hương Nhu rửa sạch, thái nhỏ thành khúc.
- Cho vào chậu phần lá thuốc và đổ nước sôi vào hãm đến khi nước chuyển sang màu xanh.
- Dùng nước này lau rửa vùng da bị viêm nang lông hoặc pha với nước ấm để tắm.
- Tinh dầu có tính kháng khuẩn của lá Lốt và lá Hương Nhu sẽ loại bỏ vị khuẩn giúp làm sạch các nang lông.
- Trong khi tắm sử dụng bã lá Lốt và lá Hương Nhu để chà xát lên vùng da bị viêm để tăng hiệu quả.
Lưu ý khi chữa viêm nang lông bằng lá lốt
Lá lốt là thảo dược lành tính, đồng thời hiệu quả của việc điều trị viêm nang lông bằng lá lốt cũng được nhiều người công nhận. Tuy nhiên phương pháp chỉ thực sự mang đến hiệu quả khi người bệnh áp dụng tốt các hướng dẫn thực hiện, khi áp dụng người bệnh nên tuân thủ theo những lưu ý sau:
Nên sử dụng lá lốt sạch và tươi không chất hóa học, người bệnh nên tìm các loại lá lốt chất lượng hái tại vườn để đảm bảo không có thuốc hóa học. Lá lốt tươi mang lại kết quả nhanh chóng trong điều trị bệnh, nếu không may sử dụng lá lốt nhiễm hóa chất có thể khiến tình trạng nhiễm trùng da nghiêm trọng hơn khi sử dụng.
Đối với những trường hợp người bệnh có tiền sử da nhạy cảm và dị ứng với lá lốt không nên thực hiện phương pháp này. Nếu sử dụng, hãy chú ý theo dõi những biểu hiện trên bề mặt da, nếu làn da có các dấu hiệu xấu trong khoảng 1 tuần điều trị, người bệnh nên ngưng sử dụng và chuyển sang phương pháp khác.
Để điều trị viêm nang lông bằng lá lốt nói riêng hay các loại thảo dược nói chung tuy hiệu quả nhưng mất khá nhiều thời gian. Trong thời gian sử dụng, nếu người bệnh nhận thấy cơ địa phù hợp với phương pháp này, hãy tiếp tục bài thuốc trong khoảng 1 tháng.
Ngoài ra, người bệnh không nên kết hợp đắp hoặc tắm nước lá lốt với nhiều loại thuốc điều trị được chỉ định. Điều này có thể gây kháng thuốc và xảy ra các tác dụng ngoài ý muốn. Nếu phải thay đổi phương thức điều trị, người bệnh nên dừng sử dụng bài thuốc cũ trong khoảng 2-3, sau đó có thể áp dụng phương pháp điều trị mới.
Đối với bất cứ loại thuốc nào, hiệu quả điều trị của các bài thuốc không giống nhau ở mỗi bệnh nhân. Kết quả điều trị cũng tùy vào cơ địa, người bệnh có cơ địa hợp thuốc sẽ nhanh chóng khỏi bệnh. Trước khi áp dụng, tốt hơn người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Điều trị viêm nang lông bằng cách thay đổi chế độ ăn uống
Các chuyên gia Da liễu cho rằng, một phần nguyên nhân khiến tình trạng viêm nang lông tái phát đến từ thói quen ăn uống kém lành mạnh. Để khắc phục bệnh từ bên trong, người bệnh nên lên kế hoạch dinh dưỡng khoa học để quá trình điều trị mang đến những chuyển biến tốt nhất:
- Rau lá màu xanh đậm: Bao gồm các loại rau như súp lơ xanh, rau chân vịt, cải xanh hay rau cải xoong… Đây đều là những loại rau xanh có thành phần chống oxy hóa dồi dào phòng tránh được các dấu hiệu xấu trên làn da. Bổ sung hàng ngày trong thực đơn sẽ giúp người bệnh tận dụng được những lợi ích tốt nhất từ chúng.
- Các loại quả mọng: Gồm các loại trái cây quen thuộc như cam, quýt, dâu tây, việt quất, mâm xôi. Trong quả mọng có chứa nhiều flavonoid, vitamin C và resveratrol – các hoạt chất có tác dụng tăng cường khả năng kháng viêm, thúc đẩy hoạt động tái tạo tế bào và cải thiện hệ miễn dịch.
- Gừng, nghệ: Với thành phần dược chất kháng viêm được Khoa học công nhận, gừng và nghệ là những vị thuốc điều trị viêm nang lông nên có mặt trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh đang đối phó với bệnh lý này.
- Thực phẩm chứa nhiều omega 3: Bao gồm các loại cá béo, hạt hạnh nhân, óc chó, hạt bí hay dầu thực vật. Nguồn omega 3 dồi dào có trong nhóm thực phẩm trên có tác dụng kháng viêm mạnh, người bệnh nên bổ sung chúng vào thực đơn hàng ngày.
Bên cạnh thực hiện điều trị viêm nang lông bằng lá lốt, người bệnh nên kết hợp vệ sinh cơ thể và uống nhiều nước, tắm nước ấm và sử dụng các loại xà phòng dịu nhẹ để vệ sinh cơ thể. Người bệnh nên hạn chế cào gãi hoặc tự ý nặn nhọt để bảo vệ làn da khỏi những tổn thương.
Trong trường hợp bệnh có chuyển biến xấu, vùng da bị viêm nang lông có dấu hiệu viêm nhiễm thì người bệnh nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các thuốc kháng sinh. Sử dụng thuốc dạng bôi ngoài da kết hợp với thuốc uống kháng viêm có tác dụng tại chỗ. Các phương pháp điều trị này cần được hướng dẫn cụ thể từ chuyên gia để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp người bệnh có cách chữa viêm nang lông bằng lá lốt phù hợp với bệnh lý của bản thân. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường trong quá trình điều trị, người bệnh nên dừng trị liệu để được theo dõi và kiểm tra tình trạng cụ thể.
Ngày Cập nhật 31/05/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!