Cách nhét búi trĩ vào bên trong đơn giản không đau
Búi trĩ bị lòi ra ngoài là tình trạng thường gặp ở những người khi mắc phải bệnh trĩ gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Hiện tượng này thường xảy ra khi người bệnh đi đại tiện hoặc vận động mạnh, vậy làm sao để nhét búi trĩ vào bên trong hậu môn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đến bạn cách nhét búi trĩ vào trong đơn giản và không gây đau đớn khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Khi nào thì búi trĩ bị lòi ra ngoài?
Búi trĩ thường được hình thành do hệ thống tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng khi bị căng giãn quá mức trong thời gian dài do táo bón, thói quen sinh hoạt không khoa học,… khiến chúng bị phồng lên và hình thành nên các búi trĩ. Nếu tình trạng này không được cải thiện và diễn ra trong thời gian dài sẽ chuyển biến sang giai đoạn nặng, các búi trĩ sẽ phình to và sa ra bên ngoài hậu môn gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Tùy thuộc vào vị trí và nguyên nhân hình thành mà các búi trĩ được chia thành hai dạng khác nhau là trĩ nội và trĩ ngoại. Ở mỗi trường hợp, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà bệnh trĩ được chia thành nhiều cấp độ khác nhau:
- Trĩ nội: Búi trĩ được hình thành ở bên trong ống hậu môn và được chia thành 4 cấp độ. Khi bệnh phát triển ở cấp độ 1, 2 và 3 thì búi trĩ khi bị sa ra ngoài vẫn có thể tự co và thụt lại vào bên trong. Tuy nhiên, khi bệnh đã chuyển biến sang mức độ nặng là cấp độ 4 thì búi trĩ khi bị sa ra ngoài sẽ không thể tự thụt vào bên trong mà cần đến sự can thiệp của y học chuyên khoa.
- Trĩ ngoại: Búi trĩ được hình thành bên ngoài rìa hậu môn và được chia thành cấp độ nhẹ và nặng. Khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ thì các búi trĩ mới hình thành và có kích thước nhỏ, khi chúng bị phình to và sa ra bên ngoài thì vẫn có thể thụt vào bên trong. Còn những trường hợp bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng thì cũng tương tự như trĩ nội, các búi trĩ không thể tự thụt vào bên trong mà cần đến sự can thiệp của y khoa.
Búi trĩ khi bị sa ra ngoài sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống hàng ngày. Những trường hợp nặng có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, khi có dấu hiệu của bệnh bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được phác đồ điều trị phù hợp.
Cách nhét búi trĩ vào trong đơn giản không đau
Búi trĩ sa ra ngoài là hiện tượng rất thường gặp, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ gia tăng nguy cơ viêm nhiễm và khiến người bệnh có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến trực tràng hậu môn. Dưới đây là cách nhét búi trĩ vào trong đơn giản, không gây đau đớn bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà để làm giảm cảm giác khó chịu do bệnh gây ra:
- Đầu tiên, người bệnh nên tiến hành vệ sinh tay và hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn. Nên cắt móng tay ngắn để hạn chế tình trạng gây trầy xước làm tổn thương đến các búi trĩ.
- Đun sôi nước rồi cho ra vào chậu, pha với một ít nước lạnh và sử dụng để ngâm hậu môn trong khoảng 15 phút.
- Sau đó, sử dụng một miếng khăn vải mềm sạch để quấn quanh tay và thực hiện đẩy búi trĩ vào bên trong. Nếu búi trĩ có hiện tượng sưng phồng thì nên luồn ngón tay vào bên trong hậu môn và ép nhẹ vào búi trĩ để chúng xẹp lại rồi mới có thể đẩy vào bên trong.
- Rút ngón tay ra bên ngoài và kẹp chặt hậu môn trong khoảng 5 phút để hạn chế tình trạng búi trĩ bị sa ra lại bên ngoài. Sau 5 phút người bệnh có thể đứng lên và đi lại bình thường.
Lưu ý: Cách này chỉ có tác dụng hỗ trợ để búi trĩ bớt sa ra ngoài. Tuy nhiên nếu không điều trị bệnh thì búi trĩ có thể phát triển ngày càng to đến mức không thể nhét lại được nữa. Vì vậy người bệnh cần khắc phục bệnh càng sớm càng tốt.
Các cách chữa bệnh trĩ hiện nay
Trong điều trị bệnh trĩ, có rất nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên chúng đều được phân chia theo những nhóm sau:
Chữa bệnh trĩ bằng Tây y
Y học hiện đại sử dụng một số phương pháp sau để điều trị bệnh trĩ:
Nội khoa: Sử dụng một số loại thuốc bôi hoặc viên đặt, thuốc co mạch, thuốc kháng sinh, giảm đau, thuốc tăng cường tĩnh mạch… Các loại thuốc này cho hiệu quả nhanh, tuy nhiên chỉ điều trị triệu chứng chứ không có tác dụng chữa bệnh tận gốc. Sau 1 thời gian dùng, người bệnh có thể bị nhờn thuốc, đồng thời phải chịu nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Ngoại khoa: Với người bị trĩ ở giai đoạn nặng có thể được chỉ định thực hiện phẫu thuật longo, cắt niêm mạc da, thủ thuật chích xơ, quang đông hồng ngoại… Các thủ thuật này có thể gây nhiều rủi ro, biến chứng nguy hiểm…
Đồng thời, sau một thời gian, bệnh trĩ vẫn sẽ tái phát
Chữa bệnh trĩ tại nhà bằng mẹo dân gian
Vì ngại ngùng, không muốn cho người khác biết mình mắc bệnh nên nhiều người đã tìm đến phương pháp chữa trĩ tại nhà. Một số loại cây thuốc nam thường được người bệnh sử dụng bao gồm: lá trầu không, rau diếp cá, tỏi, mật ong…
Phương pháp này khá an toàn nhưng chỉ sử dụng được khi bệnh trĩ ở giai đoạn đầu. Các giai đoạn sau thì thuốc nam sẽ gần như không có hiệu quả.
Phải làm sao khi búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn?
Khi búi trĩ bị sa ra ngoài, người bệnh nên xây dựng cho bản thân lối sống sinh hoạt và ăn uống hợp lý để có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh, hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển nặng gây ra các biến chứng nguy hiểm như hoại tử, nhiễm trùng,…
- Người bệnh cần phải chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và búi trĩ để tránh tình trạng bị nhiễm khuẩn khiến bệnh chuyển biến nặng và có nguy cơ hoại tử. Tốt nhất, người bệnh nên thực hiện ngâm hậu môn trong nước ấm 2 lần/ngày hoặc sau khi đi đại tiện và lau khô bằng khăn sạch.
- Không nên sử dụng khăn giấy để vệ sinh hậu môn sau khi đại tiện sẽ khiến các búi trĩ bị trầy xước, gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Thay vào đó người bệnh nên sử dụng khăn ướt dành cho em bé để lau sạch hậu môn hoặc dùng vòi xịt rồi thấm khô.
- Ở những trường hợp búi trĩ bị sưng to gây đau nhức khó chịu, người bệnh có thể sử dụng đá lạnh để chườm lên hậu môn để giảm bớt cảm giác khó chịu. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để đắp hậu môn giúp làm co búi trĩ lại một cách nhanh chóng như nhựa đu đủ, rau diếp cá, cây nhọ nồi, lá thiên lý,…
- Ở những trường hợp nặng, búi trĩ gây đau nhức dữ dội ảnh hưởng lớn đến chất lượng đời sống của người bệnh, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các loại thuốc đặt, thuốc uống có tác dụng gây tê tại chỗ và giảm đau nhanh chóng để cải thiện tình trạng trên.
- Người bệnh cũng nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau quả tươi, khoai lang và uống nhiều nước sẽ có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nên chế biến món ăn thành các món súp, luộc, canh giúp hạn chế gây áp lực cho hệ tiêu hóa và trực tràng.
- Nên hạn chế sử dụng đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhiều gia vị, đồ ăn cay nóng sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Tuyệt đối tránh xa đồ uống chứa cồn và chất kích thích gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và quá trình điều trị bệnh.
- Xây dựng lối sống khoa học, tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, tập thói quen đi đại tiện đúng giờ để tránh tình trạng táo bón khiến phân tồn đọng bên trong hậu môn và gây áp lực lên trực tràng.
- Ở những trường hợp sa búi trĩ đã bước sang giai đoạn nặng người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được phác đồ điều trị phù hợp, nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh và hạn chế các biến chứng do sa búi trĩ gây ra.
Búi trĩ bị lòi ra ngoài là tình trạng thường gặp ở những người khi mắc phải bệnh trĩ. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về hậu môn – trực tràng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, khi có dấu hiệu của bệnh bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được phác đồ điều trị phù hợp, nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 07/06/2024
thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang dùng hiệu quả lắm, thực sự khuyên mọi người nên dùng. trước tôi đã thử qua nhiều phương pháp lắm rồi, hầu như thuốc nào cũng đã từng dùng, nhưng không được tốt bằng thuốc này.
Hiệu quả như nào hả bạn? Bạn chia sẻ cụ thể hơn được không? Mình cugnx đang tìm hiểu
từ khi mình điều trị xog là khỏi hẳn luôn, còn như mấy thuốc trước mình dùng là chỉ cần ngưng thuốc mất hôm thôi là bệnh lại tái phát như cũ. Nói chung là không triệt để hẳn ý. Với cả thuốc này lành tính nên dùng cũng thấy an tâm hơn
Xin hỏi trĩ nội độ 3 thì dùng thăng trĩ dưỡng huyết thang bao lâu khỏi được?
tầm 3 tháng bạn ạ. với cả trong quá trình điều trị còn phải tuân theo chế độ ăn uống, sinh hoạt bác sĩ chỉ định nữa. thực hiện tốt thì nhanh khỏi hơn mà k thì lâu hơn thôi.
Có khó không bạn? CÓ phải kiêng nhiều thứ không?
Cũng không có gì khó đâu. Kiên trì là được. Bạn xem bài này này: https://www.bacsibenhtri.com/cam-nang-a-z-che-do-dinh-duong-va-tap-luyen-nguoi-bi-benh-tri-khong-nen-bo-qua.html
cho em hỏi là em đang trong thời gian cho bon bú, có dùng được thăng trĩ dưỡng huyết thang của bên thuốc dân tộc không ạ?
Dùng được nhé. Nhưng mẹ nên đến khám hoặc gọi điện cho bên đó để bác sĩ tư vấn, vì hình như nếu con vẫn còn bé quá thì chỉ dùng được thuốc ngâm thôi mẹ ạ.
Liên hệ với bên đó kiểu gì nhỉ?
Mẹ gọi điên thẳng hoặc nhắn zalo cũng được. có bác sĩ tư vấn luôn chứ không phải nhân viên bình thường. nhưng nếu được thì mẹ ra thẳng trung tâm mà khám luôn cho chính xác. Địa chỉ mình cop trên web cho mẹ đây:
Cơ sở Hà Nội: B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định – Thanh Xuân – Hà Nội | (024) 7109 7799 | 0962 448 569
Cơ sở TP.HCM: 142 Hoa Lan – Phường 2 – Phú Nhuận – HCM | (028) 7109 3399 | 096 1825 886
Cơ sở Quảng Ninh: 116 Văn Lang – Hồng Gai – Hạ Long – Quảng Ninh | (0203) 657 0128 | 097 2606 773
tôi bị sa búi trĩ một thời gian rồi. nay mới đọc được bài thuốc thăng trĩ dưỡng huyết thang của trung tâm thuốc dân tộc và thấy phản hồi rất tốt. nhưng tôi lại ở xa, không biết có thể đặt mua thuốc trên mạng được không?
Được bác ơi, ship tận nhà luôn. Bác cứ gọi điện hoặc nhắn tin với bên họ là họ sẽ tư vấn cho mình hết ấy mà.
bác có sđt bên đó không?
Bạn lên web thuocdantoc.org đi, có thông tin liên hệ hết đấy vì nó có 3 cơ sở cơ. Bác ở gần đâu nhất thì đặt qua đó.
E cũng mới bị thôi mà dùng nước lá diếp cá với ngâm lá trầu không mà tình hình chưa cải thiện. Đang tìm hiểu trung tâm thuốc dân tộc vì thấy nhiều người chữa đấy khỏi hẳn luôn, báo chí cũng đưa tin nữa mà kb hết bao nhiêu tiền.
Mình đang điều trị ở đây, thấy giá cũng vừa tầm, so với tiền thuốc lần trước mình đi khám ở bệnh viện thì rẻ hơn ấy, vì thuốc bệnh viện kê nhiều loại lắm. Với cả cũng tùy tình trạng bệnh mỗi người nữa. Mình bị nặng rồi thì phải điều trị lâu hơn, còn bạn mới bị thôi thì sẽ rẻ hơn ấy.
Mình thấy phòng khám ở cơ sở HN có bác sĩ Tuyết Lan nổi tiếng lắm mà đang không biết lúc đến khám thì có được bác sĩ Lan khám cho mình không.
Ô mình khám bs Lan đây ạ, bạn cứ đến là được khám vs bsi lan đấy ạ. Bsi tư vấn nhiệt tình lắm, hướng dẫn cả chế độ ăn uống với tập luyện nữa. Chứ không như trước mình cũng chữa mấy chỗ rồi mà không khỏi vì họ chỉ cho dùng thuốc.
đang nghi mình bị trĩ mà không biết là trĩ nội hay trĩ ngoại nữa. Ai biết cách nhận biết như thế nào không?
Trĩ nội thì khó biết lắm nếu mà mới bị. Còn trĩ ngoại thì sờ thấy ngay. Bạn đọc bài này xem: https://www.thuocdantoc.org/phan-biet-benh-tri-noi-va-tri-ngoai-phan-biet-cac-cap-do-cua-benh-tri.html
đi khám đi bạn, lên đây hỏi làm gì. khám rồi còn chữa đi chứ để lâu là dễ biến chứng lắm
cơ bản là ngại đi khám. nghe bảo quá trình khám trĩ kinh khủng khiếp lắm nên là…
tôi bị táo bón lâu ngày rồi mãi không khỏi, đợt này còn bị đi ra máu nữa. lúc vệ sinh hậu môn thì sờ thấy có 1 cục lồi lồi ở ngay cửa hậu môn ấy. Có khi nào bị trĩ rồi không?
sờ được ngay thế chắc là búi trĩ ngoại đấy. bạn có thấy đau không? bị trĩ ngoại là đau hơn trĩ nội với cả lúc ngồi cũng khó chịu hơn nữa.
đúng, mỗi lần đại tiện xog là rát hậu môn khủng khiếp luôn ấy. thế giờ tôi phải làm thế nào?
dùng thuốc để làm teo búi trĩ đi thôi bác ơi, t đang dùng thăng trĩ dưỡng huyết thang thấy tốt bác cũng dùng thử xem. chứ cứ mua mấy loại thuốc tây về dùng thấy đỡ nhanh nhưng mà k dùng nữa là nó tái phát lại ngay.