Cách Phòng Ngừa Bệnh Gout Hiệu Quả Ai Cũng Nên Biết
Gout là một dạng rối loạn chuyển hóa thường gặp trong cuộc sống hiện đại. Tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng nhanh và gây ra nhiều gánh nặng cho cộng đồng . Để phòng ngừa bệnh gout hiệu quả, điều kiện quan trọng nhất là nồng độ acid uric phải được cân bằng và ổn định.
Hoạt động đào thải acid uric diễn ra một phần qua hoạt động bài tiết nước tiểu, một phần qua phân. Người bệnh có thể chủ động phòng ngừa bệnh gout bằng cách duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động và nghỉ ngơi điều độ. Ngoài ra một số loại thuốc giúp làm ổn định acid uric cũng được sử dụng đối với những bệnh nhân đã và đang mắc bệnh gout.
Những điều cần biết về gout
Bệnh gout (gút) là một dạng viêm khớp do rối loạn chuyển hóa các purines gây ra. Khi quá trình chuyển hóa các acid nhân của mọi tế bào bị rối loạn, hoạt động tăng tiết purines xảy ra khi cơ thể người bệnh tăng sản sinh acid uric. Hoặc do ảnh hưởng từ gen mà cả hai quá trình vừa tăng sản xuất, vừa giảm thải acid uric diễn ra khiến hoạt động chuyển hóa bị ảnh hưởng.
Hậu quả của quá trình này là sự lắng đọng các tinh thể muối urate ở các mô trong cơ thể. Khi acid uric trong máu tăng lên, các tinh thể urat kết tủa và hình thành tại các khớp, sụn, xương, một số tổ chức dưới da và khớp gây bệnh gout. Đồng thời urat cũng có thể hình thành tại gan, thận,…và gây suy giảm chức năng tại các cơ quan này.
Các triệu chứng của bệnh gout hầu hết là biểu hiện cấp tính. Bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những cơn đau khớp dữ dội, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa, tiếp xúc với không khí lạnh, hoặc khi bổ sung dư đạm. Cơn đau gout gây ra có khuynh hướng tái phát vào nửa đêm khiến bệnh nhân mất ngủ, suy giảm sức khỏe. Triệu chứng gout phổ biến xuất hiện ở ngón chân cái, khớp bàn chân, mắt cá chân, khớp gối, bàn tay, cổ tay…
Bệnh gout tiến triển thành nhiều đợt, mỗi đợt gou bùng phát khoảng 5 – 10 ngày và biến mất. Đối với các đợt gout cấp tính có thể điều trị cải thiện bằng thuốc giảm đau. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp bị gout đều khó có thể điều trị triệt để. Ở giai đoạn mạn tính, bệnh nhân có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như biến dạng khớp, mất khả năng vận động.
Các cách phòng ngừa bệnh gout hiệu quả
Bệnh gout có khuynh hướng xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới, đặc biệt là nam giới độ tuổi trung niên. Do đó để phòng ngừa bệnh gout, bạn cần chú trọng đến lối sống và sinh hoạt lành mạnh ngay khi còn trẻ. Các chuyên gia cho rằng, nếu tuân thủ những nguyên tắc sau, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn được nguy cơ mắc bệnh gout trong tương lai:
Dùng đúng mức thực phẩm có lượng purin cao
Nam giới thường có thói quen ăn nhiều đạm từ thịt, cá để duy trì thể chất, và đáp ứng nhu cầu hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên việc lạm dụng chất đạm quá mức mà không bổ sung rau xanh và trái cây sẽ khiến nguồn dinh dưỡng bị mất cân bằng. Trong đa số các nguồn đạm đều có hàm lượng purin cao. Chúng có thể tích trữ trong cơ thể theo năm tháng, đến thời điểm nhất định các purin này sẽ làm rối loạn chuyển hóa acid uric trong máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urat và gây bệnh gout cấp.
Nam giới nên bổ sung đạm một cách khoa học, tức cân bằng giữa nguồn protein có hàm lượng purin cao với nguồn đạm có purin thấp trong thực đơn. Trong đó các nguồn đạm có hàm lượng purin cao gồm có:
– Nhóm nội tạng động vật: gan, lòng, cật, tim, tiết…
– Nhóm thịt đỏ: thịt cừu, thịt bê, thịt bò, thịt vịt, thịt chó,…
– Nhóm hải sản: tôm, cua, sò, ốc, cá biển…
– Nhóm thực vật: Các loại nấm, đậu hạt các loại.
Phòng ngừa bệnh gout bằng cách hạn chế các nhóm thực phẩm kể trên, nhưng bạn vẫn có thể bổ sung một lượng tiêu chuẩn. Thay vào đó, tăng cường nhóm thực phẩm không có purin hoặc thực phẩm có hàm lượng purin thấp như: các loại thịt màu trắng (thịt gà, cá nước ngọt), trứng gà, rau xanh, hoa quả…
Tập thói quen uống nhiều nước
Để đảm bảo quá trình đào thải axit uric luôn diễn ra tốt, bạn nên uống nước thường xuyên. Trung bình lượng nước bạn cần bổ sung không quá 2 lít nước mỗi ngày, do hoạt động đào thải acid uric cần diễn ra liên tục để tránh kết tủa muối urat trong cơ thể. Nước lọc hay nước khoáng kiềm là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Trong khi đó, thói quen uống nước ngọt hay nước có ga cần đưa vào danh sách hạn chế vì chúng có thể tạo kết tủa muối tại các khớp.
Một mẹo phòng tránh bệnh gout được khuyến khích là sử dụng 1 lát chanh tươi vào nước uống mỗi buổi sáng. Cách này sẽ giúp hạ axit uric, từ đó cải thiện cơn đau nhức xương khớp. Ngoài ra bạn cũng cần hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá và chất kích thích, những nguyên nhân gây bệnh gout phổ biến.
Giữ mức cân nặng hợp lý
Một số nghiên cứu chứng minh tỷ lệ người mắc bệnh gout phần lớn nằm trong đối tượng thừa cân và có nguy cơ thừa cân, béo phì. Thực tế, lượng acid uric tỉ lệ thuận với chỉ số cân nặng nên chỉ số cân nặng càng cao, thì bạn có nguy cơ bị gout càng lớn. Do đó mà những người bị béo phì sẽ có nguy cơ cao phải đối mặt với bệnh gout cao hơn do với những đối tượng khác.
Để phòng bệnh, bạn nên duy trì cân nặng hợp lý và thực hiện giảm cân càng sớm càng tốt để giữ mức acid uric trong máu cân bằng. Điều này cũng giúp bạn hạn chế sự quá tải về trọng lượng gây áp lực lên hệ thống xương khớp. Cũng cần lưu ý thực hiện kế hoạch giảm cân cần khoa học, không nên nhịn ăn hoặc kiêng khem nghiêm ngặt sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Hạn chế căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái
Mặc dù không phải nguyên nhân chính nhưng tâm lý căng thẳng là một trong những yếu tố thúc đẩy bệnh gout xảy ra. Để có một sức khỏe tốt nói chung, bạn cần thiết lập sự cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc. Thường xuyên lo âu và mất ngủ có thể gây ra những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.
Điều trị các bệnh lý liên quan đến gout
Bạn cũng nên điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Do gout là một dạng của viêm khớp, nên việc bệnh nhân có tiền sử chấn thương, hoặc viêm khớp dạng thấp có nguy cơ tiến triển thành gout cao hơn. Ngoài ra, bệnh gout còn có mối liên hệ mật thiết với các bệnh lý liên quan đến tim mạch, bệnh thận, đái tháo đường… Vì thế người bệnh nên kiểm soát tốt các bệnh lý này để phòng ngừa gout trong tương lai.
Tập luyện thể dục, thể thao
Rèn luyện thể thao giúp bạn đề phòng nhiều căn bệnh khác nhau, trong đó có bệnh gout. Đây là thói quen tốt mà mỗi người nên chủ động rèn luyện để tăng cường đề kháng giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Mỗi ngày bạn cần dành 30 – 45 luyện tập các bộ môn vận động đơn giản để tăng độ dẻo dai của xương khớp. Đồng thời bạn cũng nên chọn lựa những bộ môn luyện tập phù hợp với thể trạng sức khỏe, chẳng hạn như đi bộ hoặc yoga.
Khi vận động thường xuyên, máu huyết lưu thông tốt và điều này sẽ giúp hoạt động trao đổi chất, đào thải độc tố diễn ra thuận lợi hơn. Từ đó cơ thể bạn có thể loại bỏ được các độc tố tích trữ, thận hoạt động hiệu quả hơn giúp loại bỏ acid uric ra ngoài. Tập luyện cũng là cách giúp bạn tăng cường sức khỏe xương khớp, làm tăng các chất bôi trơn khớp và giảm đau nhức hiệu quả.
Tuân thủ điều trị của bác sĩ
Để phòng ngừa bệnh gout tái phát, người bệnh cần tuân thủ quy định dùng thuốc của bác sĩ.Sử dụng các thuốc kháng viêm giảm đau hoặc các loại thuốc làm hạ acid uric theo chỉ định của thầy thuốc. Thói quen dùng thuốc bừa bãi có thể gây rối loạn chuyển hóa acid uric kéo theo nhiều biến chứng nguy hại ảnh hưởng đến dạ dày.
Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh gout cao?
Những đối tượng có khả năng mắc bệnh gout thường là nam giới trong độ tuổi trung niên. Ngoài ra, bệnh còn chịu tác động bởi nhiều vấn đề như thói quen ăn uống, di truyền, tình trạng sức khỏe,… Cụ thể các đối tượng nằm trong diện nguy cơ mắc bệnh gout gồm:
Giới tính: Tỷ lệ nam giới mắc bệnh gout ở độ tuổi 45 – 55 là 90 – 95%. Do nam giới thường không chú trọng đến chế độ ăn uống khoa học, thường bổ sung nhiều đạm giàu purine, đồng thời uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá. Từ đó khả năng mắc bệnh gout thường cao hơn do với nữ giới.
Độ tuổi: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc phải các vấn đề xương khớp càng tăng, trong đó có bệnh gout. Một số nghiên cứu cho thấy nam giới ở độ tuổi trung niên đã có dấu hiệu hình thành gout và ở nữ giới thường là sau mãn kinh.
Người bị béo phì: Người bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn so với những người có mức cân nặng ổn định. Trong đó những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) > 25 có khả năng mắc bệnh gout cao hơn gấp 5 lần so với người có chỉ số BMI thấp hơn mức này.
Nam giới uống nhiều rượu bia: Cả nam và nữ giới lạm dụng bia rượu đều có nguy cơ mắc bệnh gout cao. Nhiều nghiên cứu thấy rằng có đến 75% – 84% bệnh nhân gout duy trì thói quen uống bia rượu trong 7 – 10 năm. Điều này diễn ra trong thời gian dài dẫn đến tăng acid uric máu và giảm hoạt động đào thải ở thận.
Thói quen ăn thịt: Những người thường xuyên ăn thịt, đặc biệt là các loại thịt đỏ, hải sản, phủ tạng động vật có nguy cơ mắc bệnh gout rất cao. Điều này cũng xảy ra ở đối tượng nam giới thường bổ sung đạm phục vụ luyện tập.
Người bị tăng acid uric máu và các rối loạn chuyển hóa khác: Những người có tiền sử tăng nồng độ lipid máu là các bệnh rối loạn chuyển hóa thường kết hợp với bệnh gout. Trong đó những bệnh nhân có nồng độ cholesterol tăng cao thường gặp trong khoảng 20% bệnh nhân gút, và tăng triglycerid gặp trong 40% số bệnh nhân.
Di truyền từ gia đình: Bệnh gout có tính di truyền. Trong đó, một số nghiên cứu cho kết quả về các gen của bệnh nhân bị gout có thể di truyền qua các thế hệ. Tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi (lối sống, dưa đạm, ảnh hưởng từ chất kích) thì bệnh mới được hình thành.
Người lạm dụng dùng thuốc: Những bệnh nhân thường xuyên sử dụng thuốc lợi tiểu như Thiazide, Furosemid; Aspirin; thuốc chống lao như Pyrazynamid… là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gout cao nhất. Các nhóm thuốc này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hoặc bài tiết acid uric dẫn đến tăng acid uric máu.
Bệnh nhân huyết áp, tim mạch và thận: Người mắc phải các bệnh liên quan đến bệnh gout và tăng acid uric máu như duy thận, huyết áp cao, hoặc tim mạch đều không chủ động kiểm soát được nồng độ acid uric máu có thể là nguyên nhân trực tiếp trong quá trình tiến triển của bệnh thận và tăng huyết áp.
Để phòng bệnh Gout nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng khoa học và cân bằng các nhóm dưỡng chất hỗ trợ phòng và trị gout hiệu quả. Trong đó một số nhóm thực phẩm được các chuyên gia bác sĩ khuyến khích phòng ngừa gout gồm:
- Tăng cường bổ sung các loại rau củ và trái cây giàu vitamin, trong đó người bệnh cần đến 500 – 1000mg vitamin C hàng ngày.
- Bổ sung tinh bột và carbohydrate giàu năng lượng (bánh mì, phở, bún, khoai, ngũ cốc, gạo, mì….) Nhóm thực phẩm này có chứa hàm lượng purin an toàn. Chúng có thể hỗ trợ làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu.
- Bạn nên tăng cường các loại rau xanh có khả năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài như rau bó xôi, cải bẹ xanh, cần tây, lá sake…
- Uống nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric, trong đó nguồn nước khoáng kiềm nên được ưu tiên bổ sung hàng ngày.
- Ưu tiên các loại thịt có ít nhân purin trong thực đơn, cụ thể là thịt cá sông, thịt lườn gà, thịt heo. Đảm bảo lượng protein cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là 50-100g.
- Bạn nên ưu tiên các món hấp, luộc,… thay vì chế biến các món ăn theo cách chiên, xào nhiều dầu mỡ.
- Khuyến khích chế biến món ăn bằng dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng, sử dụng chất béo thực vật….để giảm bớt lượng chất béo tích trữ trong cơ thể.
Gout là căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tâm lý thờ ơ, chủ quan với bệnh gout chính là nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng qua từng năm. Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh gout bằng cách duy trì nồng độ acid uric ổn định ở mức bình thường.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về cách phòng ngừa bệnh Gout hiệu quả. Nếu có thắc mắc liên quan đến việc phòng và điều trị bệnh, bạn nên đến các trung tâm Y tế chuyên khoa Cơ – Xương khớp để được hỗ trợ điều trị sớm nhất.
Bài viết liên quan: Khám bệnh Gout ở đâu tại Hà Nội tốt nhất?
Ngày Cập nhật 21/11/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!