Cách sơ cứu tai biến mạch máu não bạn cần phải biết
Sơ cứu tai biến mạch máu não đúng cách và kịp thời là hành động quan trọng, cấp bách giúp người bệnh duy trì được tính mạng và hạn chế tối thiểu mức độ tổn thương não. Vậy đâu là cách xử lý người bị tai biến mạch máu não chuẩn nhất? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Tai biến mạch máu não (hay đột quỵ não) là một bệnh rất nguy hiểm, chuyển biến nhanh và phức tạp. Nếu không được sơ cứu và nhập viện kịp thời có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, di chứng nặng nề, thậm chí nguy cơ tử vong rất cao.
Tai biến não xảy ra khi quá trình cung cấp máu và oxy lên não bị cản trở do cục máu đông hình thành trong mạch máu não. Bệnh có 2 loại: Nhồi máu não và xuất huyết não.
Tùy vào mức độ tổn thương não và thời gian nhập viện sớm hay muộn mà người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn hoặc để lại một số di chứng như liệt nửa người, mất ý thức, rối loạn ngôn ngữ, thậm chí tử vong.
Trước hết, chúng ta cần nắm được một triệu chứng của bệnh để biết cách sơ cứu người bị tai biến mạch máu não một cách đúng đắn nhất.
Triệu chứng tai biến mạch máu não
Khi bị tai biến, người bệnh có một số triệu chứng phổ biến dưới đây:
- Méo miệng, liệt mặt: Một nửa khuôn mặt bất ngờ ủ rũ, mặc dù cố gắng mỉm cười nhưng vẫn rất buồn rầu, mất cân đối, cơ mặt bị chảy xuống, miệng méo xệch sang một bên.
- Buông thõng tay: Một tay của người bệnh bị tê liệt, không thể cử động hay nhấc lên được, buông thõng xuống dưới.
- Nói ngọng, nói lắp: Khó nói, nói ú ớ, nói ngọng, khó hiểu
Những triệu chứng tai biến mạch máu não trên đây thường xuất hiện một cách bất ngờ, đột ngột, có thể kéo dài từ vài giây đến vài chục phút. Trường hợp tai biến thể nhồi máu não thì các triệu chứng chuyển biến nặng dần, nếu tai biến thể xuất huyết não thì người bệnh có các dấu hiệu nghiêm trọng ngay từ đầu.
Cách sơ cứu tai biến mạch máu não
Tính từ thời điểm người bệnh xuất hiện các dấu hiệu tai biến, khoảng thời gian 3-4 giờ đầu tiên được xem là khung “thời gian vàng” để các biện pháp cấp cứu mang lại hiệu quả cao và giảm thiểu tối đa mức não bị tổn thương. Vì vậy, nếu bất ngờ thấy người bệnh có một số dấu hiệu kể trên, hãy nhanh chóng gọi cấp cứu để di chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.
Trong thời gian đợi xe cấp cứu đến, bạn có thể áp dụng một số cách xử lý tai biến mạch máu não như hướng dẫn sau đây:
Trường hợp bệnh nhân tai biến não chưa bị hôn mê
- Đặt người bệnh nằm nơi bằng phẳng, thoáng mát, nới lỏng quần áo, tránh tập trung đông người xung quanh.
- Để đầu bệnh nhân nghiêng sang một bên và kê đầu hơi cao giúp họ dễ thở hơn. Nếu nạn nhân có biểu hiện muốn nôn hãy dùng tay móc hết chất nôn và đờm dãi ra ngoài nhằm lưu thông đường thở.
- Nếu người bệnh bị liệt nửa người thì hãy đặt bệnh nhân nằm nghiêng về phía không bị liệt.
- Nếu người bệnh bị liệt nửa người thì hãy đặt bệnh nhân nằm nghiêng về phía không bị liệt.
- Không để người bệnh bị ngã hay xê dịch mạnh có thể làm tổn thương vùng đầu hoặc xuất huyết não.
- Tuyệt đối không cho người bệnh ăn, uống, ngậm hay sử dụng bất kỳ loại thuốc nào
- Không tự ý sử dụng kim chích vào 10 đầu ngón tay
- Không cạo gió cho bệnh nhân
Trường hợp bệnh nhân tai biến đã bất tỉnh, hôn mê
Nếu để ý người bệnh mất hết khả năng nhận thức, hôn mê thì bằng mọi cách hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân vào cơ sở y tế gần nhất càng nhanh càng tốt.
Hãy chú ý đến nhịp đập của người bệnh, nếu có dấu hiệu khó thở hãy áp dụng hô hấp nhân tạo bằng cách kết hợp thổi vào miệng nạn nhân và ép tim ngoài lồng ngực với tỉ lệ 2 thổi ngạt: 10 lần ép tim.
Tai biến mạch máu não có nguy hiểm không?
Đột quỵ là một căn bệnh hết sức nguy hiểm, khả năng phục hồi của người bệnh phụ thuộc vào mức độ tổn thương não và thời gian được cấp cứu sớm hay muộn.
Trường hợp tai biến mạch máu não nhẹ: Nếu bệnh nhân chỉ bị thể nhồi máu não nhẹ, được sơ cứu đúng cách và nhập viện kịp thời, người bệnh có thể thể phục hồi hoàn toàn, duy trì sự sống kéo dài như người bình thường.
Trường hợp tai biến mạch máu não nặng: Người bệnh có thể mắc các di chứng nặng nề sau cơn tai biến như liệt nửa người, mất ý thức, mất khả năng vận động, di chuyển, không thể tự chăm sóc bản thân,… thậm chí nguy cơ tử vong cao.
Cách điều trị tai biến mạch máu não
Sử dụng thuốc: Trong cấp cứu người bị tai biến mạch máu não, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc làm tan cục máu đông và ngăn chặn khối huyết không hình thành, lan rộng thêm.
Tiến hành phẫu thuật: Trong trường hợp bệnh nhân bị tai biến nặng có thể sẽ được tiến hành phẫu thuật để loại bỏ cục máu đông. Tuy nhiên phương pháp này có nguy cơ rủi ro cao hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề.
Sử dụng vật lý trị liệu: Sau giai đoạn cấp cứu, người bị tai biến nếu bị một số di chứng như liệt nửa người, khó khăn trong vận động, khả năng nói bị ảnh hưởng sẽ được chỉ định sử dụng một số phương pháp trị liệu hoặc bài tập thể dục nhằm phục hồi chức năng đã bị mất sau tai biến.
Điều trị tai biến mạch máu não bằng Đông y: Phương pháp Đông y trong điều trị đột quỵ là sự kết hợp giữa bài thuốc uống bồi bổ, nâng cao sức khỏe và thủ thuật châm cứu, bấm huyệt có khả năng phục hồi các chức năng đã bị mất một cách hiệu quả và an toàn.
Trên đây là cách sơ cứu tai biến mạch máu não trong trường hợp khẩn cấp, bất ngờ. Bạn nên nắm rõ để biết cách xử lý tai biến mạch máu não một cách đúng đắn và hiệu quả nhằm đảm bảo tính mạng và giảm thiểu tối đa mức độ ảnh hưởng cho bệnh nhân.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!