Cách trị nấm candida dân gian đơn giản, bạn đã biết chưa?
Những cách trị nấm candida dân gian thường được chị em lựa chọn vì dễ làm, lại an toàn và mang lại hiệu quả bất ngờ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách làm chính xác để trị bệnh dứt điểm. Để giúp chị em thuận tiện hơn trong việc chữa bệnh, bài viết này sẽ tổng hợp các phương pháp dân gian được áp dụng nhiều nhất
Bệnh mới chớm, không muốn dùng thuốc Tây là tâm lý chung của nhiều chị em khi nhiễm nấm phụ khoa. Bởi vậy chữa nấm Candida phụ khoa theo dân gian được nhiều chị em tìm hiểu, lựa chọn. Vậy cụ thể cách áp dụng phương pháp này như thế nào?
Cách trị nấm Candida dân gian phổ biến dễ làm ngay tại nhà
Các loại thảo dược thiên nhiên được sử dụng để điều trị các bệnh viêm nấm phụ khoa phải kể đến như: cây trinh nữ hoàng cung, lá trầu không, lá lốt, giấm táo, gừng,… Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê top 3 cách trị nấm Candida dân gian được nhiều chị em áp dụng nhất
Chữa viêm âm đạo do nấm Candida bằng tỏi
Trong dân gian, tỏi không chỉ điều trị cảm cúm mà còn là thảo dược chống viêm, diệt khuẩn, diệt nấm rất tốt. Vì vậy, tỏi được dùng để chữa viêm nấm Candida phụ khoa
Cách 1: Dùng tỏi trực tiếp
Mỗi ngày bạn có thể ăn khoảng 2-3 tép tỏi sống để tiêu diệt nấm Candida. Ăn tỏi sống đem lại hiệu quả kháng viêm, diệt khuẩn khá tốt. Hoặc bạn có thể tăng cường tỏi trong các món ăn hàng ngày để cải thiện miễn dịch tự nhiên một cách tốt nhất
Cách 2: Chữa nấm Candida bằng tỏi kết hợp với sữa chua không đường:
Nếu như tỏi có kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt nấm, các vi khuẩn gây hại thì ngược lại sữa chua không đường giúp phát triển các lợi khuẩn, giúp cân bằng miễn dịch vùng kín.
Nguyên liệu: Khoảng 2–3 tép tỏi và nửa hộp sữa chua không đường.
Cách làm rất đơn giản, bạn bóc vỏ tỏi rồi đập nát, lọc lấy phần nước cốt của tỏi. Sau đó, trộn với nửa hộp sữa chua không đường đã chuẩn bị trước đó, khuấy đều rồi pha thêm một chút nước ấm tạo thành 1 hỗn hợp loãng. Dùng nó để vệ sinh bên ngoài vùng kín sẽ giúp bạn giảm ngứa ngáy, khó chịu do nấm Candida gây ra.
Tuy nhiên khi áp dụng cách này phụ nữ nên lưu ý, đừng vì muốn khỏi bệnh nhanh mà ăn quá nhiều tỏi trong một ngày. Lượng tỏi nên sử dụng trong ngày là khoảng 10g (tương đương với 3 tép tỏi). Với những người mắc các bệnh lý về gan, mắt, máu nên hạn chế cách chữa nấm Candida bằng tỏi này.
Trị bệnh nấm Candida bằng lá trà xanh
Chắc hẳn không ai còn xa lạ với lá trà xanh bởi đây là loại thảo dược không chỉ có nhiều tác dụng trong việc làm đẹp mà còn rất có ích cho sức khỏe con người. Và nó cũng được sử dụng như một loại dược liệu hỗ trợ trong việc điều trị bệnh viêm âm đạo hiệu quả.
Có thể dùng lá trà xanh để vệ sinh vùng kín trực tiếp bằng cách: sử dụng một nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch với nước muối loãng rồi giã nhỏ. Dùng nước cốt trà xanh pha với nước ấm để rửa âm đạo.
Hoặc bạn cũng có thể kết hợp lá trà xanh và muối để vệ sinh âm đạo. Đun lá trà với lượng nước vừa đủ pha thêm một chút muối hạt, dùng nước này để rửa âm đạo. Thực hiện mỗi tuần từ 2 – 3 lần để tình trạng viêm âm đạo thuyên giảm.
Ngoài tác dụng kháng khuẩn chống viêm, trong lá trà xanh còn có rất nhiều dưỡng chất như kaempferol, caproi, vitamin B2, B3, B5, C… và một vài các nguyên tố vi lượng. Các chất này sẽ cung cấp dưỡng chất cần thiết cho âm đạo, giúp vùng kín nhanh chóng lành vết thương và tăng độ đàn hồi.
Điều trị viêm nấm âm đạo bằng lá ngải cứu
Ngải cứu từ lâu đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian, điều trị cả những bệnh mãn tính. Theo đông y, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, là “thần dược” bổ máu, giảm đau, điều hoà khí huyết ở phụ nữ. Nhờ có tác dụng này, và khả năng làm lành vết thương nhanh chóng, mà dân gian sử dụng ngải cứu để chữa các bệnh phụ nữ, trong đó có bệnh nấm Candida
Để có hiệu quả điều trị tốt, chị em kết hợp rửa và uống nước sắc từ ngải cứu như sau:
- Vệ sinh vùng kín: Chuẩn bị khoảng 20g ngải cứu khô, đun sôi trong 300ml nước rồi để nhỏ lửa khoảng 10 phút. Sau đó tắt bếp, đổ ra chậu sạch, để nguội bớt đi và xông vùng kín ở khoảng cách vừa phải. Khi nước nguội hơn, có thể vệ sinh bên ngoài vùng kín. Ngày thực hiện 1 lần.
- Uống nước sắc ngải cứu: Chuẩn bị khoảng 40g ngải cứu khô cho vào nồi, thêm 600ml nước sắc kĩ đến khi nước trong nồi chỉ còn khoảng 100ml. Chắt ra cốc uống 3-5 lần/ngày. Kết hợp thực hiện rửa và uống nước ngải cứu liên tiếp trong 5 ngày sẽ thấy giảm ngứa, giảm dịch khí hư do nấm rõ rệt.
Lưu ý khi áp dụng cách trị nấm Candida dân gian
Lựa chọn một trong các cách trên để chữa viêm nấm âm đạo theo dân gian, để điều trị hiệu quả chị em cũng cần chú ý:
- Các nguyên liệu phải được lựa chọn cẩn thận và sơ chế an toàn, đảm bảo vệ sinh
- Chỉ rửa ở bên ngoài âm đạo, tuyệt đối không được thụt rửa sâu để hạn chế sự xâm nhập và sự phát triển của vi khuẩn tại âm đạo.
- Vì nấm phụ khoa lây truyền qua đường tình dục, nên cần quan hệ an toàn, nhẹ nhàng và vệ sinh cho cả 2 trước – sau khi quan hệ.
- Không được lạm dụng các loại nước rửa này, dù là thảo dược thiên nhiên nhưng chúng đều có tính sát khuẩn cao. Nếu lạm dụng sẽ khiến âm đạo bị khô, khiến triệu chứng nghiêm trọng hơn.
- Nên mặc quần áo được làm bằng chất liệu cotton mềm, có tính thấm hút mồ hôi tốt. Không mặc quần bó sát khiến vùng kín bị bí bách, ẩm ướt.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, kiêng tối đa đường và đồ ngọt. Kết hợp với tập thể dục thể thao thường xuyên giúp nâng cao miễn dịch tự nhiên cho cơ thể
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, mẹo dân gian trị nấm candida chỉ phù hợp với những trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn đầu. Còn đối với những trường hợp viêm nấm candida nặng thì khó mang lại hiệu quả. Lúc này bạn nên điều trị bằng các loại thuốc đông hoặc tây y.
Nếu là người bị bệnh dạ dày, phụ nữ trong thời kỳ thai sản hoặc cơ địa dễ dị ứng, người bệnh nên áp dụng cách chữa bằng đông y. Lý do là vì thuốc tây chứa tân dược có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ. Ngược lại thành phần của đông y đều là thảo dược tự nhiên, an toàn lành tính nên phù hợp với mọi đối tượng. Hơn nữa đông y có cơ chế trị bệnh chuyên sâu, loại bỏ tác nhân ra khỏi cơ thể nên bệnh khó có thể tái phát.
Các thông tin trong bài mang tính chất tham khảo, chị em cần đi khám tại các cơ sở y tế để được kiểm tra mức độ bệnh. Từ đó mới áp dụng đúng phương pháp điều trị phù hợp.
>> Tìm hiểu chi tiết:
Ngày Cập nhật 03/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!