Điểm danh những cách trị nghẹt mũi hiệu quả, “đánh bay” bệnh nhanh chóng

Nghẹt mũi là một trong những vấn đề sức khỏe gây không ít khó chịu, mệt mỏi. Do vậy, khi gặp phải tình trạng này, nhiều người thắc mắc có cách trị nghẹt mũi nào nhanh chóng, hiệu quả không. Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn đọc tham khảo một số thông tin dưới đây.

Nghẹt mũi là hiện tượng một hoặc cả hai lỗ mũi bị dịch nhầy ngăn bít gây khó thở. Thông thường, hiện tượng nghẹt mũi xuất hiện khi bị cảm lạnh, dị ứng,… Ngoài ra, nghẹt mũi cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý hô hấp khác như viêm mũi, viêm xoang,… hay do các bất thường trong cấu trúc xoang mũi. 

Có nhiều cách trị nghẹt mũi
Có nhiều cách trị nghẹt mũi

Với trường hợp nghẹt mũi do dị dạng khoang mũi, polyp mũi, người bệnh cần loại bỏ nguyên nhân bằng cách tạo hình vách ngăn hay cắt bỏ khối u,… Nếu nghẹt mũi do dị ứng, cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có thể làm bạn dị ứng. Trong khi đó, nếu nghẹt mũi là do viêm mũi dị ứng, viêm xoang, nhiễm trùng đường hô hấp trên,… cần điều trị các bệnh này. 

Ngoài ra, tùy thuộc vào đối tượng mắc bệnh cũng như tình trạng bệnh, có những cách trị nghẹt mũi như sau:

Những cách trị nghẹt mũi cho từng đối tượng

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, khó thở thường có các biểu hiện như quấy khóc, chán ăn, đòi bế liên tục. Tình trạng này khiến không ít bậc cha mẹ nhất là những người lần đầu làm phụ huynh không khỏi lo lắng. Để chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bố mẹ nên đưa bé đi khám nhằm xác định nguyên nhân gây ra bệnh từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. 

Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể áp dụng một số cách trị nghẹt mũi tại nhà nhằm xử lý tại chỗ như sau:

  • Nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối: Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi giúp làm sạch mũi, sát khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công xoang mũi. Việc này cũng giúp làm mềm các vảy cứng, làm loãng dịch trong mũi giúp dịch nhầy thoát ra dễ dàng từ đó giúp bé dễ thở, thoải mái hơn. Bố mẹ nên rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9% từ 3 – 5 lần/ngày, đặc biệt là trước khi cho trẻ bú và đi ngủ. Tuy nhiên, không nên nhỏ mũi bằng nước muối quá 4 ngày liên tiếp vì điều này có thể làm khô dịch mũi của trẻ.
  • Hút mũi: Hút mũi giúp loại bớt dịch nhầy trong khoang mũi, giúp trẻ dễ thở hơn. Trước khi hút mũi, phụ huynh có  thể nhỏ nước muối sinh lý cho bé nhằm làm loãng dịch nhầy để hút mũi dễ dàng hơn. Lưu ý, nếu sử dụng dụng cụ hút mũi, cần vệ sinh sạch sẽ trước khi dùng. Ngoài ra, không nên hút cho trẻ quá nhiều lần trong 1 ngày bởi điều này có thể làm kích ứng niêm mạc mũi của trẻ.
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ em
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ em
  • Xông hơi: Hơi nước cũng có tác dụng làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi đồng thời cung cấp độ ẩm và giúp mũi trẻ ấm hơn. Bố mẹ có thể sử dụng máy xông hơi chuyên dụng cho bé hoặc xả nước nóng vào chậu và bế bé bên cạnh sao cho bé ngửi được hơi nước bốc lên. Lưu ý cần bế bé cách chậu nước ở một khoảng cách nhất định, tránh để hơi nước làm bé bị bỏng.
  • Dùng tinh dầu bạc hà: Tinh dầu bạc hà chứa menthol – chất có thể làm giãn nở các mạch máu trong xoang mũi, giúp giảm nghẹt mũi, tạo điều kiện để không khí đi và giúp bé thư giãn. Bố mẹ có thể thêm vài giọt tinh dầu vào đèn xông và đặt gần giường của bé để đẩy lùi triệu chứng.
  • Tinh dầu khuynh diệp: Bố mẹ có thể sử dụng tinh dầu khuynh diệp xoa vào lòng bàn chân bé rồi day nhẹ, sau đó đeo tất vào cho con. Thực hiện điều này trước khi đi ngủ giúp giữ ấm cơ thể và khiến các mạch máu ở mũi được lưu thông tốt hơn, từ đó giảm triệu chứng nghẹt mũi.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng rất nhạy cảm, hơn nữa lại không thể nói rõ triệu chứng mà mình mắc phải. Do vậy bố mẹ cần hết sức chú ý. Khi thấy các bé có dấu hiệu lạ, cần đưa bé đi khám bác sĩ để được khám và điều trị phù hợp.

Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu

Nghẹt mũi khi có thai là triệu chứng khá phổ biến ở các bà bầu. Tình trạng này gây ra không ít khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc chữa trong thời gian này thường không được khuyến khích bởi có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Do vậy, các bà bầu có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây.

Cách chữa nghẹt mũi cho bà bầu
Cách chữa nghẹt mũi cho bà bầu
  • Chữa nghẹt mũi bằng tỏi: Dùng tỏi chữa nghẹt mũi là một trong những cách trị nghẹt mũi cho bà bầu đơn giản, an toàn. Bởi nguyên liệu này chứa nhiều kháng sinh tự nhiên có khả năng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm. Các bà bầu có thể giã tỏi để ngửi hàng ngày hoặc ăn trực tiếp để giảm triệu chứng nghẹt mũi. 
  • Chữa ngạt mũi cho bà bầu bằng tía tô, kinh giới: Đây là hai loại rau có vị cay, tính ấm thường được sử dụng điều trị cảm cúm, sổ mũi, ngạt mũi rất hiệu quả. Các bà bầu có thể dùng rau ăn sống hoặc sắc lấy nước uống đề giảm triệu chứng bệnh.
  • Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu bằng hành: Hành cũng có tính sát khuẩn cao và là thực phẩm hữu ích cho các bà bầu bị động thai. Các mẹ có thể nấu cháo, thêm nhiều hành, ăn khi còn nóng để giảm triệu chứng nghẹt mũi.

Ngoài ra, các bà bầu khi bị nghẹt mũi cũng có thể áp dụng các phương pháp như nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hay xông hơi để giảm các triệu chứng bệnh. Đây đều là những giải pháp chữa nghẹt mũi an toàn, không gây tác dụng phụ và không ảnh hưởng tới bé. 

Cách trị nghẹt mũi cho người lớn 

Với đối tượng bệnh là người lớn, việc điều trị nghẹt mũi thường dễ dàng hơn so với các đối tượng nhạy cảm như trẻ sơ sinh hay bà bầu. Người bệnh có thể áp dụng một số cách trị nghẹt mũi nhanh nhất như sau:

# Sử dụng thuốc Tây y 

Dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh, các bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc giúp giảm tình trạng nghẹt mũi như:

  • Thuốc gây co mạch tại chỗ: Giúp giảm tiết dịch trong mũi, góp phần giảm nghẹt mũi. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc trong thời gian ngắn, không quá 10 ngày, bởi nếu  dùng trong thời gian dài, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như suy gan, viêm cầu thận, suy tim,…
  • Corticoid dùng tại chỗ: Thuốc có dạng xịt hoặc nhỏ giúp hạn chế tình trạng nghẹt mũi. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không nên sử dụng trong thời gian dài bởi thuốc có thể gây tác dụng phụ tương tự thuốc co mạch.
  • Thuốc kháng histmine: Thường được sử dụng cho trường hợp nghẹt mũi do dị ứng. Thuốc giúp ức chế hoạt động của các chất gây dị ứng, làm sưng tấy vùng niêm mạc mũi. Từ đó giúp giảm tình trạng nghẹt mũi, cũng như các triệu chứng khác như hắt hơi. 

Sử dụng thuốc mang tới hiệu quả nhanh chóng cho người bệnh. Tuy nhiên, các loại thuốc Tây thường đi kèm với tác dụng phụ nếu bệnh nhân dùng sai cách. Do vậy, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.

# Cách trị nghẹt mũi tại nhà bằng mẹo dân gian 

Khi bị nghẹt mũi, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian đẩy lùi triệu chứng bệnh tại nhà như sau:

  • Ăn gia vị cay nóng: Gia vị cay nóng đã được chứng minh giúp giảm bớt sự khó chịu do nghẹt mũi rất hiệu quả. Do vậy, người bệnh có thể ăn một số thực phẩm cay nhằm đẩy nhanh tốc độ dịch chuyển của chất nhầy trong khoang mũi từ đó giúp đẩy lùi chứng ngạt mũi dễ dàng.
  • Dùng lá húng quế: Chỉ cần nhai từ 2-4 lá húng quế hoặc uống trà là húng quế cũng có thể giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi hiệu quả bởi đây cũng là loại thảo dược có vị cay, tính ấm.
Lá húng quế chữa nghẹt mũi hiệu quả
Lá húng quế chữa nghẹt mũi hiệu quả
  • Hành tây và tỏi: Dùng hỗn hợp tỏi và hành tây hoặc hành tím băm nhỏ sau đó cho vào khăn mỏng rồi đưa lên mũi ngửi, giúp nhanh hết ngạt.
  • Mật ong và chanh: Uống một cốc nước ấm pha với mật ong pha và nước cốt chanh hàng ngày giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi hiệu quả. Đây cũng là giải pháp giúp cải thiện sức khỏe mũi họng rất hiệu quả.

Các cách trị nghẹt mũi dân gian kể trên an toàn, lành tính lại đơn giản, dễ thực hiện nên được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý, những phương pháp này thường phù hợp với trình trạng bệnh nhẹ, nếu nghẹt mũi lâu ngày không khỏi, người bệnh vẫn cần đi khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp phù hợp.

Lời khuyên cho người bị nghẹt mũi

Bên cạnh những cách trị nghẹt mũi đặc hiệu, bệnh nhân muốn đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, tránh bệnh tái phát cần chú ý một số vấn đề sau:

# Nên làm:

  • Bổ sung nhiều nước cho cơ thể, có thể là nước lọc, nước trái cây, trà hoặc canh,… 
  • Ăn thức ăn nóng và uống nước ấm giúp ngừa mất nước và giảm nghẹt mũi.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả trong chế độ ăn uống
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh bụi bẩn, hóa chất, lông thú,… – tác nhân gây ngạt mũi

# Nên tránh:

  • Thực phẩm nhiều đường bởi chúng có thể khiến chứng nghẹt mũi trầm trọng hơn,
  • Đeo khẩu trang cẩn thận khi ra đường nhằm bảo vệ mũi khỏi khói bụi, vi khuẩn từ môi trường.
  • Tránh những kích thích như khói thuốc, hóa chất, nước hoa,… vì chúng khiến tình trạng nghẹt mũi trầm trọng hơn..

Hy vọng những thông tin về những cách trị nghẹt mũi kể trên giúp ích cho bạn đọc và người bệnh. Nghẹt mũi là hiện tượng phổ biến nhưng thường có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, do vậy, người bệnh không nên chủ quan mà cần đi khám để sớm có biện pháp điều trị phù hợp. 

Ngày Cập nhật 06/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *