3 Cách Trị Nổi Mề Đay Phổ Biến, Hiệu Quả Hiện Nay [ĐÃ KIỂM CHỨNG]
Các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa da… do mề đay gây ra không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống, thẩm mỹ của người bệnh. Vậy, đâu là cách trị nổi mề đay hiệu quả? Cùng tìm hiểu chi tiết về 3 phương pháp chữa mề đay phổ biến hiện nay gồm: Cách trị bệnh tại nhà bằng mẹo dân gian, Tây y và bằng Đông y để tìm ra giải pháp tối ưu, phù hợp nhất.
Nguyên nhân nổi mề đay và triệu chứng nhận biết
Để lựa chọn được cách trị nổi mề đay phổ hiệu quả nhất, người bệnh cần hiểu về nguyên nhân, triệu chứng nhận biết căn bệnh này. Theo đó, bệnh lý da liễu này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó, những yếu tố gây bệnh phổ biến nhất gồm:
- Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người bị mề đay thì khả năng bạn mắc bệnh sẽ cao hơn người bình thường
- Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới
- Tiếp xúc với dị nguyên: Khói bụi, phấn hoa, lông động vật chó, mèo…
- Tiếp xúc với hóa chất: Phẩm màu, thuốc nhuộm tóc, mỹ phẩm hoặc thuốc rửa tay thông thường có thể làm nguy cơ mắc bệnh cao
- Dị ứng thực phẩm: Những thức ăn giàu đạm, protein, sữa, đậu phộng, tôm, cua..
- Dị ứng thuốc: Các loại kháng sinh, thuốc chống viêm, các nhóm vắc-xin hay thậm chí là thuốc chống dị ứng đều có thể là nguyên nhân gây mề đay
- Côn trùng đốt: Nọc độc của các loại côn trùng kiến, muỗi, ong…đều khiến những người có cơ địa da nhạy cảm dễ bị mề đay
- Nhiễm trùng: Ký sinh trùng đường ruột, virus viêm gan B, C, nhiễm bệnh tay, chân, miệng hay tai, mũi, họng…
- Dị ứng thời tiết: Khí hậu thay đổi đột ngột, cũng khiến da bị biến đổi và trở nên nhạy cảm
Tùy từng thể bệnh mà triệu chứng biểu hiện ra ngoài sẽ khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại, bệnh lý này có thể được nhận biết thông qua một số dấu hiệu đặc trưng sau: Da bị nổi mẩn đỏ, phù nề, ngứa da, phù mạch (thường gặp ở môi, mắt, lưỡi, bộ phận sinh dục), da vẽ nổi, mệt mỏi…
3 phương pháp trị nổi mề đay phổ biến nhất hiện nay
Nếu bạn muốn có một làn da khỏe mạnh, cần lựa chọn phương pháp chữa mề đay phù hợp, hiệu quả nhất. Dưới đây là 3 cách chữa nổi mề đay phổ biến, được ứng dụng điều trị bệnh nhiều nhất hiện nay. Mỗi giải pháp đều có ưu, nhược điểm riêng. Tùy thuộc từng tình trạng, nguyên nhân gây bệnh và đối tượng mắc phải mà phương pháp chữa trị tối ưu sẽ khác nhau.
Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng mẹo dân gian
Phương pháp này sử dụng các loại cây lá, nguyên liệu quanh nhà để trị bệnh. Vì sử dụng nguyên liệu từ tự nhiên nên cách trị bệnh nổi mề đay này an toàn, lành tính. Do đó, giải pháp này thường được áp dụng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây đều là những đối tượng cần hạn chế hoặc thận trọng khi sử dụng thuốc Tây y.
- Nổi mề đay và cách chữa trị bằng việc tắm nước lạnh, chườm lạnh
Cách này giúp vùng da bị mẩn đỏ, phát ban dịu bớt, từ đó triệu chứng bệnh dần thuyên giảm và biến mất. Để thực hiện, bạn tiến hành tắm bằng nước lạnh hoặc dùng khăn bọc đá lạnh vào rồi chườm lên vùng da mẩn ngứa. Thực hiện mỗi lần 10 phút, từ 3 – 4 lần trong ngày.
- Ngăm hoặc tắm trong bột yến mạch
Yến mạch chứa nhiều avenanthramide. Đây là một nhóm chất chống oxy hóa hiệu quả chỉ duy nhất được tìm thấy trong nguyên liệu này. Tác dụng chủ yếu là chống viêm, chống ngứa, giúp làm giãn mạch máu và lưu thông máu tốt hơn.
Mẹo dùng yến mạch để giảm ngứa và làm dịu da vô cùng đơn giản. Cho một muỗng bột yến mạch vào bồn tắm, trộn đều rồi ngâm trong khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch với nước.
- Sử dụng nước cây phỉ bôi lên da để chữa mề đay
Thành phần trong cây phỉ chứa nhiều tannin, flavonoid, chất chống oxy hóa mạnh. Những hoạt chất này có tác dụng giảm sưng, làm lành các vết trầy xước và vết thương nhỏ trên da, làm dịu và mềm da. Vì vậy, cây phỉ là bài thuốc hiệu quả để trị mề đay.
Để thực hiện bài thuốc này, bạn nghiền nát 5g – 10g vỏ cây phỉ rồi cho vào cốc nước. Đổ hỗn hợp vừa trộn vào nồi đun sôi, để nguội. Lọc lấy nước, bôi lên vùng da bị mề đay và giữ trong 20 phút rồi rửa sạch. Thực hiện cách này vài lần một ngày giúp đem lại hiệu quả mong muốn.
- Cách điều trị nổi mề đay bằng nghệ
Nghệ có tác dụng làm lành các vết thương, giảm viêm, làm liền sẹo nhờ có hợp chất curcumin và lượng lớn tinh dầu zingiberene. Do đó, nghệ thường được sử dụng để chữa mề đay mẩn ngứa.
Cách thực hiện bài thuốc: Lấy một ít bột nghệ cho vào ly nước ấm. Trộn đều nghệ trong nước rồi để nguội, sau đó bôi hỗn hợp lên vùng da bị sưng tấy. Áp dụng mẹo này 2 lần/tuần để thấy công hiệu rõ rệt.
- Đắp lá bạc hà
Trong bạc hà có chứa camphen, limonen.. giúp phong nhiệt giải, độc hiệu quả. Thảo dược này có tác động rất tích cực trong điều trị chứng nổi mề đay. Mẹo trị bệnh với bạc hà thực hiện bằng cách: Giã nát một nắm lá bạc hà cùng với một ít muối. Rửa da thật sạch rồi đắp lá bạc hà trong 15 phút. Sau một thời gian tinh chất thấm vào da, bạn sẽ thấy triệu chứng ngứa thuyên giảm.
- Cách trị nổi mề day đằng trà hoa cúc
Theo Đông y, chức năng chính của gan là thải độc. Vì vậy, mẩn ngứa là do hoạt động của gan bị suy yếu. Nếu mỗi ngày uống một gói trà hoa cúc sẽ giúp bạn giải độc gan, mát gan, thanh nhiệt cơ thể.
- Cách chữa mề đay dị ứng bằng cây cỏ mực
Cỏ mực hay còn gọi là cỏ nhọ nồi, có vị ngọt, chua, mát huyết, cầm máu. Loài cỏ này chứa nhiều tinh dầu và tannin. Vì vậy, nó đặc biệt hiệu quả trong việc làm giảm chấn thương, sưng tấy lở loét, trị mẩn ngứa…
Cách thực hiện bài thuốc như sau: Rửa sạch 100g cỏ mực giã cùng với một ít muối. Vệ sinh vùng da bị bệnh rồi đắp lên trong 2 phút. Nếu muốn hết bệnh nhanh chóng nên dùng 2 lần/ ngày cho đến khi hết mẩn ngứa.
Ưu điểm của mẹo dân gian: Dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí, không gặp tác dụng phụ, giúp làm giảm triệu chứng sưng, phù, mẩn ngứa.
Nhược điểm: Các phương pháp dân gian thường chỉ dùng chữa nổi mề đay thể nhẹ, bệnh ở giai đoạn cấp tính. Bài thuốc được dùng một cách đơn lẻ, không trị chuyên sâu vào tận gốc của nguyên nhân. Vì vậy, người bệnh cần thực hiện trong thời gian dài. Hiệu quả đạt được chậm, đòi hỏi phải kiên trì áp dụng.
Cách chữa mề đay mẩn ngứa bằng Tây y
Các phản ứng của da khi bị nổi mề đay chủ yếu do sự phóng thích histamin quá mức. Muốn trị bệnh lý này hiệu quả phải giảm lượng histamin trong cơ thể xuống. Sử dụng thuốc Tây là phương pháp hữu hiệu nhất trong việc áp chế chất trung gian này:
- Thuốc kháng histamin: Các loại thuốc uống thông dụng: Loratadine (Claritin), Cetirizine (Zyrtec), Fexofenadine (Allegra), Diphenhydramine (Benadryl)… Được dùng để chữa dị ứng thông thường như ngứa, nổi mề đay. Tác dụng điều trị trong vòng 12 – 24 giờ.
- Thuốc corticoid: Thuốc dạng uống gồm Prednisone, Cortisol, Methylprednisolone… Thuốc dạng bôi gồm: Triamcinolone, Flucinar, Hydrocortison… Thuốc kháng viêm corticoid ở dạng uống có tác dụng trị mề đay, sưng phù nặng. Còn ở dạng bôi chỉ có tác dụng nhất thời cho trường hợp giảm ngứa, nổi mẩn nhẹ.
- Kháng thể nhân tạo đơn dòng Omalizumad (Xolair): Đây là một dạng thuốc kê toa dạng tiêm dùng trong chữa nổi mề đay mãn tính khó điều trị. Thường được sử dụng mỗi tháng một lần.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Thuốc nhóm này bao gồm: Cyclosporine (Gengraf, Neoral), hoặc Tacrolimus (Prograf, Protopic, Astagraft XL)… Tùy theo triệu chứng mà bệnh nhân sẽ được kê loại thuốc phù hợp.
Ưu điểm khi sử dụng thuốc Tây y: Việc sử dụng các loại thuốc Tây y trong điều trị mề đay giúp bệnh nhân đẩy lùi những triệu chứng ngứa ngáy, sưng phù nhanh chóng.
Nhược điểm: Có những loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm cả thuốc kê toa và không kê toa. Vì vậy bạn nên tham khảo và được sự đồng ý của bác sĩ mới sử dụng thuốc.
Cách trị nổi mề đay bằng thuốc Đông y
Theo như y học cổ truyền, bệnh mề đay xuất hiện do hoạt động của các bộ phận như gan, thận bị suy yếu, suy kiệt sức khỏe. Từ đó, các yếu tố ngoại tà bên ngoài dễ dàng xâm nhập, gây uất tích tại bì dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa da, sưng phù.
Do vậy, Đông y trị bệnh chú trọng bồi bổ gan – thận, giải trừ độc tố hoặc tăng sức cho cơ thể. Cùng tìm hiểu các bài thuốc sau để áp dụng khi bị mề đay tấn công.
- Chữa trị mề đay sơ phong thanh nhiệt: Thể bệnh này tái phát đột ngột, vết sẩn lan ra rất nhanh, ngứa nhiều. Bài thuốc được chế biến như sau: Phòng phong, chi tử, đương quy, huyền sâm mỗi loại 12g, kinh giới, cỏ mực, cam thảo đất, nam hoàng bá tương tự 16g, cuối cùng kim ngân 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa mề đay thể phong nhiệt: Cần dùng các thảo dược như: Phòng phong, thuyền thoại, kinh giới, cam thảo 6g/vị, kim ngân, đại thanh diệp, ngưu bàng, đan bì, liên kiều, lá đơn, bèo cái mỗi vị 10g. Đem tất cả bỏ vào nồi sắc uống, mỗi ngày 1 thang thuốc chia làm 3 lần.
- Thể phong hàn: Bệnh thường gặp khi trời lạnh, trời nóng bệnh lại thuyên giảm. Chuẩn bị ma hoàng, quế chi đều 6g, bạch thược, hạnh nhân, khương hoạt, đảng sâm, tô diệp đều 10g mỗi loại, táo 7 trái, gừng tươi thái thành 3 lát. Uống mỗi ngày 1 thang để cho hiệu quả tốt nhất.
- Thể thấp nhiệt: Dấu hiệu thể này chủ yếu là da đỏ sạm, khi nhiệt độ tăng hay gặp gió bệnh lây lan rất nhanh. Bài thuốc dưới đây có tác dụng hóa thấp, phương hương. Thành phần gồm: Bồ công anh, ngân hoa 15g/vị, sinh cam thảo, hoắc hương, trần bì, hậu phác 6g/vị, bội lan, hoàng cầm, hoạt thạch, xích thược, linh bì 10g/vị. Đem đi sắc ngày dùng 1 thang.
- Dị ứng thức ăn (thể thực tích): Bệnh này xảy ra sau khi chúng ta ăn phải thực phẩm. Gây tổn thương ở da với màu đỏ hay trắng, kéo dài và đi kèm với các triệu chứng bụng cồn cào, đại tiện không đều. Sao chỉ xác 6g, địa phu tử, kê nội kim, tiêu tân lang, phục linh, xích thược, cúc hoa, tiêu sơn tra mỗi vị /10g, ngân hoa 12g, bạch tiễn bì 15g. Vị thuốc này dùng ngày 1 thang.
Ưu điểm: Áp dụng được cho người có cơ địa yếu, nguyên liệu tự nhiên, tác dụng điều trị căn nguyên nên kết quả trị bệnh lâu dài.
Nhược điểm: Sử dụng thời gian lâu dài, tác dụng trị bệnh còn phụ thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân.
Bên cạnh việc tuân thủ theo liệu trình bác sĩ kê đơn, người bệnh nên thực hiện một số lời khuyên sau để phòng bệnh tái phát:
- Tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh.
- Làm sạch môi trường xung quanh, tránh tiếp xúc khói bụi.
- Mặc quần áo khô thoáng, rộng rãi. Bôi kem chống nắng khi ra đường và sử dụng sữa dưỡng ẩm từ thiên nhiên.
- Không để cho côn trùng cắn hay hạn chế mắc các bệnh nhiễm trùng trong thời gian mắc bệnh.
- Không ăn các món cay, nóng, nhiều đạm, protein, không sử dụng các chất kích thích, thuốc lá, rượu bia..
Trên đây là những thông tin chi tiết về cách trị nổi mề đay tại nhà bằng mẹo dân gian, thuốc Tây y hay Đông y. Dễ thấy rằng, mỗi phương pháp chữa trị đều có ưu, nhược điểm riêng. Tây y thường được sử dụng với những bệnh lý cấp tính hoặc có triệu chứng nguy hiểm cần xử lý cấp cứu. Tuy nhiên, nếu bệnh tái phát nhiều lần và trở thành mãn tính thì Đông y lại có lợi thế hơn. Chính vì thế hãy trao đổi thêm với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách chữa bệnh phù hợp nhất.
Ngày Cập nhật 04/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!