Cao Gắm Chữa Gout Có Thực Sự Hiệu Quả? Tìm Hiểu Chi Tiết
Theo một số nguồn tin dân gian, cao gắm có tác dụng làm dịu cơn đau nhức và hỗ trợ điều trị bệnh Gout. Tuy nhiên, trên thực tế, liệu cao gắm chữa Gout có thực sự hiệu quả? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để biết thêm thông tin, từ đó có biện pháp điều trị và khắc phục triệu chứng bệnh tốt.
Mô tả sơ lược về cây gắm
Cây gắm là loài thực vật hạt trần thuộc họ Gnetaceae. Cây có có tên khoa học là Gnetum montanum, thường được dân gian gọi với tên gọi khác như dây gấm lít, dây mấu, dây sót hoặc vương tôn.
Theo thông tin mô tả trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS-TS Đỗ Tất Lợi cho hay, cây gắm là loại dây leo có độ dài từ 10 – 12 m và thân có nhiều mấu. Lá cây hình trứng, thuôn dài, mọc đối, có chiều dài 30 cm và rộng 12 cm. Quả cây gắn có cuống ngắn, bên trên phủ một lớp như sáp.
Dây gắm là thực vật mọc hoang, có thể tìm thấy ở vùng rừng núi khắp nước ta. Người dân vùng Sapa, Hà Giang, Tuyên Quang hoặc Hà Tây thường dùng quả để ăn và dùng dây gắm để làm dây thừng buộc, chạc hoặc làm thuốc chữa bệnh.
Tác dụng của cao gắm trong chữa bệnh Gout
Theo Y học cổ truyền, cây gắm có tính ôn và vị đắng, có tác dụng hoạt huyết, khu phong, tan ứ và trừ thấp. Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu cũng cho hay, dược liệu có công dụng giải độc và tiêu viêm. Ngoài những tác dụng này, cao cây gắm còn có những lợi ích tốt đối với bệnh Gout sau:
+ Tác dụng đào thải và làm giảm acid uric trong máu
Acid uric là hợp chất sản sinh sau khi cơ thể chuyển hóa hoạt chất purine trong thực phẩm. Nếu nồng độ chất này trong máu tăng cao, không được đào thải ra ngoài, chúng sẽ lắng đọng và chuyển hóa thành urat, tích tụ trong khớp gây viêm sưng và đau. Hiện tượng này được giới y học gọi là bệnh Gout.
Theo các nghiên cứu, cao gắm có tác dụng bồi bổ và tăng cường chức năng thận. Từ đó giúp thúc đẩy thận thực hiện tốt hoạt động đào thải các tinh thể muối urat ra ngoài cơ thể. Vì thế, dược liệu có công dụng làm giảm lượng acid uric tích tụ trong máu, giảm nguy cơ gây viêm và sưng ở các khớp.
+ Giảm đau và kiểm soát triệu chứng bệnh Gout
Các hoạt chất hóa học có trong cây gắm có tác dụng là dịu, giúp giảm nhanh triệu chứng đau nhức và sưng tấy ở các khớp bị tổn thương. Bên cạnh đó, thảo dược còn hỗ trợ làm giảm cảm giác nóng rát và khó chịu ở khớp mà không cần dùng đến thuốc giảm đau. Chưa kể đến, cao gắm còn giúp làm chậm quá trình phát triển viêm ở khớp, ngăn ngừa bệnh gây biến chứng viêm khớp.
Cao gắm chữa Gout có thực sự hiệu quả?
Cao cây gắm đã được các nhà nghiên cứu của bệnh viện Y học cổ truyền Yên Bái kiểm nghiệm và chứng minh mang lại tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh Gout. Thông qua khóa luận “Đánh giá tính an toàn và tác dụng điều trị bệnh Gout của Cao Vương Tôn” tại bệnh viện này, kết quả cho thấy:
- Dựa theo đánh giá qua chỉ số Ritchie, bệnh nhân sử dụng cao gắm chữa Gout đã giảm đau 50%
- Có dấu hiệu giảm sưng tại các khớp bị tổn thương
- Nồng độ acid uric trong máu hạ thấp, có khoảng 13.33% người bệnh sử dụng cao gắm có nồng độ acid uric trong máu giảm trên 30% và có 48.33% bệnh nhân giảm từ 15 – 30%.
- Cao gắm được điều chế từ tự nhiên nên khá an toàn đối với người sử dụng. Qua quá trình điều trị bệnh bằng thảo dược này không phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường hay tác dụng phụ không mong muốn nào trên lâm và cận lâm sàng.
Chính nhờ những tác dụng này, người bệnh có thể sử dụng cao gắm để làm giảm đau và hạ thấp nồng độ acid uric trong máu, ngăn chặn bệnh Gout phát triển theo chiều hướng xấu. Tuy nhiên, hiệu quả mà bài thuốc mang lại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tuổi tác, mức độ bệnh, cách sử dụng cũng như chế độ dinh dưỡng kèm theo.
Vì vậy, để đảm bảo cao gắm mang lại kết quả điều trị tốt và không gây phản ứng phụ, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng trước khi dùng.
Hướng dẫn cách làm cao gắm chữa Gout
Bài thuốc điều trị bệnh Gout từ cao gắm từ lâu đã được người dân áp dụng. Để kiểm soát triệu chứng đau nhức và sưng tấy do bệnh gây ra, người bệnh có thể tham khảo cách làm cao theo các bước sau đây:
+ Bước 1: Sơ chế dây gắm
Dây gắm thường được người dân thu hái vào một thời điểm nhất định trong năm. Sau khi hái về, người bệnh đem cây đi rửa sạch, chặt khúc và sao khô.
+ Bước 2: Nấu cao
- Cho dây gắm vào nồi và thêm một lượng nước vừa đủ đem đi nấu trong thời gian 3 ngày 3 đêm. Trong thời gian nấu thường xuyên khuấy đều và chêm thêm nước để tránh nước cạn khô và cháy.
- Sau khoảng thời gian nấu, hỗn hợp sẽ cô đặc, lọc bỏ phần bã và lấy phần nước đặc tiếp tục đun cho đến khi sền sệt hình thành sản phẩm cao.
Cách dùng cao gắm chữa Gout
Người bệnh có thể lấy một lượng nhỏ cao gắm đem pha với nước ấm và uống mỗi ngày. Bên cạnh đó cũng có thể dùng cao ngâm với rượu trắng có nồng độ cồn 45 độ và uống. Tuy nhiên, liều uống giới hạn mỗi ngày 1 – 2 ly nhỏ, mỗi ly 5 ml.
Thường xuyên sử dụng dụng cao gắm giúp kiểm soát tốt triệu chứng đau và sưng do bệnh Gout và xương khớp gây nên. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng tránh những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe.
Lưu ý khi dùng cao gắm chữa bệnh Gout
Trong quá trình dùng cao gắm điều trị bệnh Gout, bệnh nhân nên lưu ý những thông tin sau:
- Sử dụng cao đúng liều và lượng theo quy định của thầy thuốc chuyên môn.
- Kiêng ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường hoặc carbohydrate. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh hoặc hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều hoạt chất purine như hải sản, nội tạng động vật, thịt đỏ,… Đồng thời nên tránh ăn đồ ăn cay nóng hoặc đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu,….
- Tránh hút thuốc lá
- Tích cực tập luyện thể dục thể thao
- Cân bằng cảm xúc, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi nhằm giảm stress và căng thẳng thần kinh,…
Cao gắm chữa Gout giúp hỗ trợ dự phòng và giảm nhanh triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bệnh nhân cũng nên tuân thủ đúng theo yêu cầu của thầy thuốc. Đồng thời nên thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 18/09/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!