Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao: “Tiễn biệt” bệnh trong vòng “một nốt nhạc”
Cây giao chữa viêm mũi dị ứng là bài thuốc dân gian có hiệu quả cao, chỉ sau 3 ngày điều trị người bệnh có thể thấy các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt. Tuy nhiên, người dùng cần phải thận trọng khi sử dụng “thần dược” này vì độc tính tự nhiên có trong nhựa có thể gây tổn thương đến da và mắt.
Tại sao cây giao chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả?
Cây giao thuộc họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae), có tên khoa học là Euphorbia Tiricabira L. Đây là loại cây khá phổ biến ở nước ta và được gọi dưới nhiều cái tên khác như: Cây Xương Cá, Cây Nọc Rắn, Cây Càng Cua, Cây Càng Tôm, Cây Xương Khô, Cây San Hô Xanh, Thập Nhị, Cây Quỳnh Cành Giao.
Theo y học cổ truyền, cây giao là loại thực vật có vị cay chua, tính mát, công dụng chủ yếu là sát trùng, khử phong, tiêu viêm, giải độc và chủ yếu được dùng để điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Ngoài ra, đặc tính khử trùng kháng khuẩn cũng được áp dụng để chữa mụn cóc, mụn thịt, chấn thương chân tay, khử độc do các loài động vật có độc cắn…
Hướng dẫn cách xông mũi bằng cây giao chữa viêm mũi dị ứng
Điều trị viêm mũi dị ứng bằng cây giao là mẹo dân gian rất đơn giản, bạn đọc có thể thực hiện ngay tại nhà theo tuần tự sau:
Nguyên liệu, dụng cụ:
- 15-20 đốt cây giao
- 1 tờ giấy dài 50cm, không được ngắn hay dài hơn
- Ấm đun nước
Cách thực hiện:
- Lấy giấy cuộn thành một cái ống tròn có 1 đầu to, 1 đầu nhỏ tương tự dáng cái phễu để quá trình xông mũi dễ dàng hơn.
- Đổ nước vào ấm, cắt cây giao thành từng đốt nhỏ, chiều dài bằng 1/2 ngón trỏ rồi thả vào ấm. Chú ý nên cắt ở ngay trên miệng ấm nước, không để mủ cây rớt ra ngoài. Khi cắt nên cẩn trọng, không để cho nhựa bắn vào mắt vì nhựa cây có độc.
- Đun cây giao cho đến khi sôi thì bắc xuống, đặt ống giấy vừa chuẩn bị vào vòi ấm rồi xông mũi.
Cách dùng: Nên xông mũi vào 2 buổi sáng và chiều, mỗi lần xông từ 15-30 phút. Với lần xông thứ 2, không cần dùng cây giao mới để đun, chỉ cần đổ thêm nước vào cây giao đã đun lúc sáng là được.
Sau khoảng 3-5 ngày kiên trì thực hiện phương pháp này, bạn sẽ thấy triệu chứng viêm mũi dị ứng, viêm xoang thuyên giảm rõ rệt.
Lưu ý quan trọng khi dùng cây giao trị viêm mũi dị ứng
Thuộc họ Thầu Dầu và có đặc tính tương tự như xương rồng, mủ trắng của cây giao có chứa độc tố, sẽ gây phỏng da và mù mắt khi tiếp xúc trực tiếp. Do đó phải đặc biệt cẩn trọng khi thu hái hoặc cắt cây giao, luôn đeo bao tay và đeo kính để bảo vệ, tránh nhựa bắn vào người.
Hoạt chất của cây giao cũng tương tác với một số loại thuốc như thuốc chống co giật, thuốc ho, thuốc hormon thay thế, thuốc tránh thai…nên những người đang sử dụng các loại thuốc này thì tránh sử dụng cây giao để chữa bệnh.
Mặc dù chữa bệnh tốt nhưng cây giao vẫn có tính độc nên không dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho có bú. Những đối tượng này muốn chữa viêm mũi dị ứng bằng liệu pháp tự nhiên thì nên tham khảo những thành phần lành tính hơn (tỏi, cây ngũ sắc, mướp…).
Nhiều người đã dùng cây giao trị viêm mũi dị ứng thành công mà không cần dùng đến thuốc trong các trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, loại cây này vẫn có độc tính nên bạn đọc cần cẩn trọng, ghi nhớ các lưu ý quan trọng trong điều trị. Để điều trị triệt để, ngăn ngừa bệnh tái phát người bệnh cần lựa chọn biện pháp hiệu quả và an toàn hơn.
Ngày Cập nhật 03/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!