Cây Ngải Cứu - Tác Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Dùng
Cây ngải cứu là loại thảo dược cổ xưa mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, từ đó cải thiện bệnh Crohn. Ngoài ra, dược liệu còn giúp làm giảm đau và giảm viêm do bệnh lý xương khớp, sốt rét gây nên.
+ Tên gọi khác: Tên gọi theo tiếng miền Nam là thuốc cứu, bùa ngải hoặc ngải diệp. Cỏ linh ti tiếng Thái, quá sú H’mông hoặc nhả ngải theo tiếng Tày
+ Tên khoa học: Artemisia vulgaris
+ Họ: Cúc Asteraceae
Đặc điểm cây ngải cứu
Ngải cứu là loài cây cỏ sống nhiều năm, có chiều cao trung bình từ 0.4 – 1 m. Toàn bộ thân, cành và hai mặt lá đều có lông nhỏ, màu trắng bao phủ. Lá cây mọc so le với phiến lá xẻ nhìn giống lông chim. Mặt trên lá có màu xanh sẫm và mặt dưới có màu trắng xám. Hoa mọc thành từng chùm kép ở đầu cành với các cụm hoa hình đầu nhỏ, có màu vàng lục nhạt. Hoa thường nở vào mùa hè. Quả bế nhỏ và không có lông.
Phân bố và môi trường sống của cây ngải cứu
Cây ngải cứu là loài cây mọc hoang, thường sống ở khu vực ẩm ướt. Cây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, Châu Âu và Siberia. Ngoài ra, cây còn được tìm thấy trên khắp các lục địa trên thế giới như Bắc Phi, Alaska hoặc các nước Châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản,… Ở nước ta cây mọc dại nhiều, đồng thời cũng được trồng ở nhiều nơi như Bình Định, Lâm Đồng, Phú Yên,…
Thành phần hóa học của ngải cứu
Thành phần hoạt tính của cây ngải cứu bao gồm:
- Artabsin
- Anabsinthin
- Absinthin
- Acid hữu cơ
- Nhựa
- Cholin
- Acid amin
- Flavonoid
- Tinh dầu
- Adenin
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản ngải cứu
- Bộ phận dùng: Toàn thân
- Thu hái: Nên thu hoạch dược liệu trước khi hoa nở. Bởi đây là thời điểm cây chứa lượng lớn tinh dầu có lợi đối với sức khỏe. Thời điểm thu hái thích hợp là đầu hoặc giữa tháng 5 đến tháng 6 âm lịch
- Chế biến: Dược liệu sau khi thu hái sẽ được rửa sạch và phơi khô dưới bóng râm
- Bảo quản: Đóng gói và đặt ở nơi khô thoáng, tránh tiếp xúc nước và ánh nắng mặt trời
Tính vị và qui kinh của ngải cứu
- Tính vị: Tính ấm và vị đắng
- Qui kinh: Tỳ, Can và Thận
Tác dụng của cây ngải cứu
Mặc dù nghiên cứu về cây ngải cứu còn thưa thớt và cần nhiều thử nghiệm lâm sàng trên người hơn, nhưng các nhà khoa học cho biết, cây có những lợi ích sức khỏe sau:
- Giúp kích thích hệ tiêu hóa: Dựa vào nghiên cứu năm 2014 cho biết, dược liệu có tác dụng hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, giúp cơ quan này hoạt động tốt hơn. Sở dĩ ngải cứu có tác dụng này là vì chúng chứa dược chất có phản ứng với tín hiệu thần kinh giúp nhận biết thời gian ăn. Phản ứng này sẽ giúp tăng sản xuất enzyme dạ dày, tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt
- Giúp kiểm soát cơn đau: Một vài nghiên cứu lâm sàng về dược tính của cây ngải cứu cho biết, chúng có tác dụng chống viêm và giảm đau đáng kể ở bệnh nhân xương khớp. Người bệnh uống nước thảo dược này 2 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 150 mg. Sử dụng liên tục trong 12 tuần, triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt
- Kiểm soát triệu chứng bệnh Crohn: Theo nghiên cứu chiết xuất của cây ngải cứu năm 2007 và 2010, các thành phần chứa trong thảo dược này có tác dụng đẩy nhanh quá trình lành bệnh Crohn. Bên cạnh đó, nghiên cứu phân tích meta năm 2015 về nội dung thảo dược và liệu pháp thực vật ở bệnh nhân mắc bệnh viêm ruột cũng cho hay, dược liệu có công dụng trong việc cải thiện bệnh Crohn
- Chữa sốt rét: Trà cây ngải cứu có tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh sốt rét thông thường. Tuy nhiên, đối với người bệnh tái nhiễm sốt rét không nên sử dụng.
Ngoài những công dụng này, ngải cứu còn có đặc tính kháng viêm và chống khuẩn tự nhiên mạnh mẽ. Do đó, dược liệu còn được chỉ định chữa trị các bệnh lý sau:
- Viêm họng
- Cải thiện triệu chứng ho, đau đầu do cảm cúm hoặc cảm lạnh thông thường
- Giảm đau nhức xương khớp do bệnh viêm khớp, đau vai gáy hoặc đau thần kinh tọa
- Phòng ngừa ung thư
- Giúp trị mụn hoặc nổi mẩn ngứa, rôm sảy
- Điều trị bệnh suy nhược cơ thể
- Thúc đẩy chu kỳ kinh nguyệt hoạt động, giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau mỗi khi hành kinh
- Giúp tăng lưu lượng nước tiểu
- Có tác dụng làm dịu thần kinh
- Thúc đẩy lưu thông máu
- Giảm ngứa do bỏng hoặc sẹo
- Hỗ trợ sức khỏe gan
- Tăng cương năng lượng
- Tác dụng cầm máu
- Phòng ngừa côn trùng cắn
- Cầm máu
- Chữa ghẻ ngứa
- Trị viêm da
Tùy vào mục đích điều trị khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng ngải cứu. Do đó, để sử dụng dược liệu chữa đúng bệnh, các bạn không nên tự ý mua và dùng.
Cách dùng và liều lượng dùng ngải cứu
Ngải cứu có thể được sử dụng dưới dạng thuốc sắc, chiết xuất dạng viên, tinh dầu hoặc trà. Bên cạnh đó, dược liệu còn được sử dụng dưới dạng thuốc đắp hoặc dán. Ngoài ra, ngải cứu cũng được sử dụng làm thực phẩm. Chúng thường được thêm vào món ăn nhằm giúp tạo màu và hương vị, tăng tính hấp dẫn cho đồ ăn và nước uống.
Về liều lượng dùng, cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định liều dùng chính xác ở mỗi người. Điều này còn phụ thuộc vào thể tạng, tuổi tác cũng như tình trạng sức khỏe của mỗi người. Do đó, để tránh trường hợp sử dụng thuốc không đúng liều lượng, các bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ trước khi dùng.
Tác dụng phụ của ngải cứu
Dược liệu có thể gây phản ứng dị ứng dẫn đến tình trạng hắt hơi và ảnh hưởng đến bệnh viêm xoang. Chưa kể đến, ngải cứu còn gây viêm da tiếp xúc hoặc làm tăng nổi phát ban ở một số đối tượng sử dụng.
Một số triệu chứng dị ứng ngải cứu thường gặp như
- Sưng mặt, môi hoặc mắt
- Ngứa miệng
- Nhức đầu
- Đau bụng
- Buồn nôn hoặc ói mửa
Ngoài các triệu chứng này ra, bạn có thể gặp phải các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như:
- Khó thở, thở khò khè
- Ho
- Chóng mặt không biến mất
- Có vấn đề về giọng nói như giọng khàn
- Sưng hoặc co thắt cổ họng
Bệnh cạnh đó, thảo dược có thể gây các tác dụng phụ khác như:
- Bồn chồn
- Suy thận
- Khó ngủ
- Chóng mặt
- Chóng mặt, run
- Thay đổi nhịp tim
- Tê liệt
- Khát nước
- Bí tiểu
- Động kinh
- Giảm thính lực
- Viêm gan
Trong trường hợp gặp các triệu chứng này, các bạn cần đến ngay bệnh viện và tìm kiếm sự chăm sóc từ y tế. Tuyệt đối không để lâu tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Bài thuốc chữa bệnh bằng ngải cứu
- Điều trị động thai sau 2 tháng mang thai (Bị cấp thiên kim yếu phương)
Sử dụng 24 gram lá ngải cứu sắc chung với 12 quả đại táo và 24 gram sinh khương. Uống liên tục 3 – 5 ngày.
- Chữa kinh nguyệt ra nhiều hoặc xuất huyết ở tử cung do suy nhược (Giao ngải thang – Kim quỹ yếu lược)
Chuẩn bị: 12 gram lá ngải cứu, 3 gram xuyên khung, 5 gram bạch thược, 10 gram đương quy, 10 gram sinh địa
Thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc vào ấm sắc chung với 800 ml nước lọc. Sau khi thuốc sắc cạn còn 300 ml, lọc lấy nước và chia uống 3 lần trong ngày.
- Trị tiểu ra máu ở phụ nữ mang thai hoặc thương hàn nóng gây phát ban (Thương hàn loại yếu phương)
Dùng ngải cứu khô đem viên thành viên to như quả trứng gà. Sau đó sắc chung với 200 ml rượu trắng. Chờ nước thuốc cạn còn 100 ml, lọc lấy thuốc và uống 2 lần trong ngày.
- Chữa các chứng hư, đau nhói do khí huyết, chóng mặt, buồn nôn, kinh nguyệt không đều, đới hạ hoặc băng lậu (Ngải tiễn hoàn – Đông Viên thập thư)
Sử dụng 80 gram ngải cứu, 80 gram đương quy và 240 gram hương phụ. Đem ba vị thảo dược này chưng với giấm trong vòng nửa ngày. Sau đó đem phơi khô và nghiền thành bột mịn. Tiếp đó, cho giấm với nếp vào nấu thành hồ. Dùng hỗn hợp này trộn với bột thuốc và hoàn viên. Sự dụng 16 – 20 gram, chia ra uống 2 – 3 lần/ngày.
- Điều trị kinh nguyệt kéo dài hoặc kinh nguyệt không đều hay bị đau bụng khi hành kinh (Cao hương ngải – Dược liệu Việt Nam)
Dùng 500 gram ngải cứu và 500 gram hương phụ sắc chung với 1 lít nước. Mỗi ngày uống 2 lần và mỗi lần uống 30 ml. Thời điểm uống giúp tăng tính hiệu quả của bệnh là trước bữa ăn sáng hoặc tối 1 giờ.
- Chữa dọa sẩy thai (Vương Trung Dân – Hà Bắc Trung y tạp chí 1985)
Chuẩn bị: 6 gram ngải cứu, 15 gram bạch truật, 12 gram hoàng cầm, 15 gram a giao, 6 gram sa nhân, 24 gram tang ký sinh, 12 gram tô ngạnh và 24 gram đỗ trọng
Thực hiện: Tất cả các vị thuốc đem sắc và lấy nước uống. Tùy theo triệu chứng bệnh mà liều lượng thuốc sẽ được gia giảm khác nhau
- Thuốc điều kinh nguyệt
Sử dụng 6 – 12 gram lá cây ngải cứu đem sắc hoặc hãm với nước sôi như hãm trà. Chia nước này làm 3 và uống trong ngày. Có thể dùng dược liệu dưới dạng bột hoặc dạng cao đặc với liều lượng dùng lần lượt và 5 – 10 gram và 1 – 4 gram. Thời điểm uống nước lá cây ngải cứu là trước.
- Tác dụng an thai
Dùng 16 gram lá ngải cứu sắc chung với 16 gram lá tía tô và 600 ml nước. Chờ nước thuốc cạn còn 100 ml, chia ra uống 3 lần trong ngày. Sử dụng ít nhất 3 – 5 ngày giúp cải thiện tình trạng đau bụng hoặc ra máu ở phụ nữ đang mang thai.
- Giảm đau thấp khớp nhức xương khớp
Cách 1: Sử dụng 50 gram lá ngải cứu tươi nấu cháo với 100 gram gạo tẻ và ăn. Mỗi ngày ăn 2 lần vào sáng và tối. Khi ăn, có thể thêm đường để giảm bớt vị đắng. Tuy nhiên, nên ăn nóng để đạt được hiệu quả tích cực. Thời gian ăn từ 3 – 5 ngày.
Cách 2: Chuẩn bị 250 gram ngải cứu, 150 ml giấm gạo. Ngải cứu rửa sạch, giã nát, cho vào khăn vải mỏng sạch gói lại. Đun nóng giấm gạo, cho bọc vải lá ngải cứu vào ngâm. Thoa vào vùng xương khớp đau nhức khoảng 15 phút là được.
Cách 3: Ngải cứu rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Vớt ngải cứu, rửa sạc, giã, vắt lấy nước. Trộn mật ong với ngải cứu, chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau để sử dụng trong ngày. Kiên trì sử dụng 3–4 lần/tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.
- Trị rôm sảy, ngứa ghẻ ở trẻ em
Hái một nắm lá ngải cứu tươi đem rửa sạch. Sau đó lọc lấy nước cốt và hòa tan với nước ấm, tắm cho trẻ. Thực hiện liên tục 3 – 5 ngày, triệu chứng ngứa và rôm sảy ở trẻ sẽ thuyên giảm sau đó.
- Chữa bong chân
Sử dụng 100 gram lá ngải cứu khô đem tẩm rượu sao nóng và bó tại vị trí đau do bong chân. Mỗi ngày bó 1 lần giúp giảm nhanh triệu chứng đau.
- Điều trị mụn trứng cá
Hái một vài lá ngải cứu tươi đem rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng vài phút. Sau đó đắp lên nốt mụn khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện 2 – 3 lần, mụn sẽ giảm sưng và đau.
- Giúp làm đẹp da
Sử dụng một nắm lá ngải cứu đem rửa sạch và chần sơ với nước sôi. Sau đó thái nhỏ và đun sôi với 500 ml nước trong khoảng 20 phút. Dùng nước này bôi lên mặt vào buổi sáng và tối.
- Làm nhẹ đầu sáng mắt và tỉnh thần
Dùng lá ngải cứu khô cho vào gối ngủ, giúp đầu óc nhẹ nhàng và thanh tỉnh. Phương pháp này thường áp dụng ở người bị stress do công việc.
- Chống mệt mỏi và tăng cường sức đề kháng
Cho 1 thài ngải cứu khô băm nhỏ vào cốc nước sôi. Đậy kín nắp và hãm trong vòng 3 – 5 phút. Khi uống có thể thêm một ít đường cho dễ uống. Ngoài ra, để thúc đẩy quá trình lưu thông máu, chống mệt mỏi, các bạn có thể dùng nước nấu lá ngải cứu để tắm. Cách làm này sẽ giúp làm dịu các cơ đang đau tại vị trí sưng viêm, đồng thời còn giúp làm mềm da và tẩy tế bào chết.
Kiêng kỵ khi dùng ngải cứu
Những đối tượng sau không nên dùng dược liệu này chữa bệnh:
- Người có tiền sử dị ứng với ngải cứu
- Bệnh nhân bị dị ứng với hoa hướng dương, cần tây, cà rốt, táo, trái đào và một số thực phẩm, dược liệu khác nên tránh sử dụng
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú nên thận trọng. Bởi thảo dược có thể gây co bóp cổ tử cung gây sẩy thai. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
- Tránh sử dụng dược liệu ở bệnh nhân bị rối loạn ruột
- Khuyến cáo không nên sử dụng ở trẻ sơ sinh và trẻ em
Ngoài ra, ngải cứu có thể gây độc gan và thận, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Do đó, các bạn nên hết sức lưu ý về liều lượng và cách dùng trong quá trình sử dụng dược liệu này.
Một số câu hỏi khi dùng ngải cứu
Ngải cứu có gây ảo giác, co giật khi sử dụng không?
Theo các chuyên gia, ngải cứu được coi là thảo dược tâm sinh lý nhẹ. Bởi chúng có chứa một số thành phần có tác dụng an thần và tiềm năng gây độc thần kinh. Nếu sử dụng quá liều trong thời gian dài có thể gây nghiện và kích thích thần kinh hưng phấn dẫn đến ảo giác. Đồng thời, dược liệu có thể gây tổn thương thần kinh và làm tăng nguy cơ co giật.
Chữa bệnh bằng bài thuốc hít là ngải cứu có an toàn không?
Bài thuốc hít từ lá cây ngải cứu mặc dù được sử dụng phổ biến trong dân gian nhưng cho đến nay vẫn chưa có đủ dữ liệu nghiên cứu lâm sàng chứng minh biện pháp điều trị này an toàn. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên hạn chế sử dụng. Bởi cũng giống như hút thuốc lá, hít ngải cứu cũng có thể gây tích tụ chất độc không lành mạnh trong phổi. Khi đó, lượng oxy cung cấp cho phổi sẽ giảm, làm ảnh hưởng đến khả năng trao đổi, gây tác động xấu đến sức khỏe.
Cây ngải cứu thường được sử dụng làm thuốc điều trị bệnh. Tuy nhiên, cây có thể gây một vài phản ứng phụ nguy hiểm đối với sức khỏe. Do đó, các bạn chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định từ thầy thuốc.
→ Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 30/05/2024
Bị bướu cổ uống ngải cứu được không ạ? Và liều lượng như thế nào?
thấy nhiều người hỏi bài thuốc viêm họng. mình có đọc thấy có bài viết bảo thuốc Thanh hầu bổ phế thang chỗ TT thừa kế tốt lắm, còn hơn ks, được như thế thật ko
https://drbacsi.net/bai-thuoc-thanh-hau-bo-phe-thang-chua-viem-hong/
Mọi người nghĩ dùng thuốc chữa viêm họng bên Trung tâm Đông y Việt Nam có tốt không? Chất lượng đảm bảo không? Mình thấy gần đây có nhiều vụ mua thảo dược của Trung quốc. mà đa phần thảo dược trung quốc toàn hàng giả hoặc đã chiết xuất gần hết hoạt tính. Mình muốn chữa bằng Đông y cho lành tính nhưng nghe thế thấy cũng hơi băn khoăn
Bạn yên tâm đi, mình thấy Trung tâm này được nhiều người đánh giá tốt. bạn có thể tham khảo bài này. https://www.dongyvietnam.org/trung-tam-thua-ke-va-ung-dung-dong-y-viet-nam.html, Thảo dược của Trung tâm hầu hết thu hái từ các vườn dược liệu đạt chuẩn GACP – WHO đấy.
Mình thì nghĩ mấy cách chữa bệnh bằng ngải cứu chỉ phù hợp với viêm họng nhẹ thôi. Chứ bệnh nặng thì không ăn thua.
mình cũng nghĩ như b vậy đó.
Mọi người ở đây đã có ai đi chữa viêm họng hạt chỗ bác sĩ Lê Phương ở TT Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam chưa? Mọi người thấy bác sĩ chữa có tốt không ạ?
Mình chữa bên Thừa kế đây. Bác sĩ Phương chữa viêm họng tốt lắm uống hơn tháng đã khỏi bệnh rồi, ngoài ra bác sĩ rất nhiệt tình và tận tâm, Mình tin tưởng bác sĩ vì biết bác sĩ có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đông y. Bác sĩ cũng là người nghiên cứu ra nhiều bài thuốc được kiểm nghiệm rõ ràng. Bạn có thể tham khảo thêm ở đây nhé: https://www.dongyvietnam.org/thay-thuoc-uu-tu-bac-si-le-phuong.html
Sao nhiều người phải dùng thuốc chữa viêm họng thế nhỉ. Tui bị viêm họng chả cần chữa, mấy hôm là tự khỏi thôi. Mọi người không cần lo lắng quá thế đâu.
chữa viêm họng, ho bằng ngải cứu tốt k vậy mọi người. Dạo này thay đổi thời tiết nên nhà e cứ hay ho. mà dùng mấy cách như ngâm mật ong, chanh đường phèn cũng k ăn thua. Định chuyển sang mẹo dân gian xem sa0.
Cũng chỉ giúp giảm triệu chứng thôi b ạ. vẫn cần đến bác sĩ thăm khám điều trị đặc hiệu.
Mọi người ơi chữa viêm họng bằng ngải cứu có tốt không? Mỗi ngày ăn bao nhiêu là tốt nhất?
Mình nghĩ ăn ngải cứu cũng tốt, chỉ sợ mình không ăn được thôi. Tham khảo trên mạng thì thấy bảo ăn 2 -3 bữa mỗi tuần đấy.
Ở đây có ai biết đến bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang chữa viêm họng chưa? Thấy bảo bài thuốc này chwuax được cả viêm họng mãn tính và viêm họng hạt đúng không ạ?
Tui cũng đọc được thế ở đây nè. https://drbacsi.net/bai-thuoc-thanh-hau-bo-phe-thang-chua-viem-hong/ Không biết có ai dùng chưa.
Ui em cũng đang tìm hiểu bài thuốc thanh hầu bổ phế thang, em uống tỏi mật ong nổi nhiều mụn quá, đang định chuyển sang uống thuốc nam để nhờ bác sĩ giải độc mát gan giúp, vừa chữa xoang vừa chữ mụn có được không nhỉ.
Tớ cũng đang tìm hiểu để mua thuốc thôi, nàng thử gọi cho bác sĩ xem, số đây này
(024) 710 99 838 – 0974 026 239
hôm trước tớ xin số từ bà chị dâu, nàng gọi thẳng cho bác sĩ tư vấn cho nhé
Hôm trước mình cũng áp dụng chữa bệnh ho bằng ngải cứu. Họng mình cũng đỡ hơn 1 ít. mà nay lại thấy tái phát r,.
ngải cứu cứu chỉ hỗ trợ chữa bệnh thôi b, chứ k giúp chữa dứt điểm đâu b. b tham khảo mấy bài thuốc nam xem. Mình thấy nhiều người khen thuốc của trung tâm thừa kế và ứng dụng đông y việt nam lắm b. B thử xem sao.
https://www.bacsiviemmuiviemxoang.com/bai-thuoc-thanh-hau-bo-phe-thang-chua-viem-hong.html
Mọi người cho mình hỏi, mình bị viêm họng dùng ngải cứu chữa có được k ạ. Đợt này mình dùng nhiều kháng sinh quá nên giờ bị đau dạ dày. Mình thực sự đang lo loét luôn rồi.
bạn chữa bằng thuốc thảo dược xem, lành tính hơn đấy. Trước mình cũng bị đau dạ dày do uống nhiều thuốc tây. Sau mình chuyển qua ĐÔng y thì thấy khỏi hẳn ho mà dạ dày tốt hơn hẳn bạn ạ. https://drbacsi.net/bai-thuoc-thanh-hau-bo-phe-thang-chua-viem-hong/
không ngờ 1 cây ngải cứu mà nhiều công dụng như vậy. trước e hay dùng ngải cứu chữa viêm họng với ho, cứ chớm ho một cái là dùng ngải cứu là khỏi.
mình cũng hay dùng ngải cứu cho ho b ạ. nhưng cách này chỉ hợp với trường hợp bệnh nhẹ thôi, chứ bệnh nặng thì k ăn thua. lúc nặng mình toàn dùng thuốc thanh hầu bổ phế thang của trung tâm đông y việt nam ý b. cũng nguồn gốc thảo dược an toàn, lành tính với người dùng.
bài thuốc đây b https://drbacsi.net/bai-thuoc-thanh-hau-bo-phe-thang-chua-viem-hong/