Cây Rau Mương - Tác Dụng Và Bài Thuốc Trị Bệnh Từ Dược Liệu
Cây rau mương có vị nhạt, tính mát, công dụng chính là thanh nhiệt, lợi niệu, lương huyết giải độc. Thảo dược này được nhiều người sử dụng trong điêu trị bệnh dạ dày và đau khớp nói chung. Bài viết thông tinh những kiến thức về cây rau mương, cũng như công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây thuốc này.
Cây rau mương được sử dụng chủ yếu trong điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày do vi khuẩn H.Pylori gây ra. Mặc dù vẫn chưa có công trình y học hiện đại nào nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của cây rau mương nhưng không ít người bệnh dùng qua thảo dược này công nhận hiệu quả của bài thuốc.
Cây rau mương – Đặc điểm hình thái, dược tính
Cây rau mương còn có các tên gọi khác là cây rau mương thon, rau lục. Tên tiếng Anh là Ludwigia hyssopifolia(G.don) Exell (Jussiaea linifoliaVahl). Cây thuộc họ rau dừa nước (danh pháp khoa học: Onagraceae).
Cây rau mương là cây thảo cao có chiều cao tương đối thấp (25 – 50cm). Cây có màu xanh nhạt, thân phân nhánh, mọc đứng, cành có 4 góc tù. Lá cây rau mương mọc thành hình dải – ngọn giáo, phiến lá thuôn hẹp dài thành cuống, mũi lá nhọn, trung bình chiều dài của lá cây khoảng 4 – 8cm, chiều rộng khoảng 10 -15mm.
Cây rau mương là thực vật có hoa, số lượng hoa nhỏ màu trắng trắng ở nách lá, hoa không có cuống. Đến thời điểm nhất định cây rau mương mọc ra các quả hình trụ, bề mặt quả nhẵn hơi phồng lên ở đỉnh. Chiều dài của quả chỉ khoảng 15 – 18mm, chiều rộng 2,5mm. Bên trong quả rau mương có chứa nhiều hạt lớn hình bầu dục.
Cây rau mương phân bố nhiều nơi tại Việt Nam, chủ yếu sinh trưởng tốt tại những khu vực ẩm ướt có nhiều sông ngòi. Ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đều có loài cây này, chủ yếu cây được người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long thu nhặt về làm thuốc chữa bệnh dạ dày, nấu nước uống giải nhiệt.
Bộ phận dùng: Toàn bộ cây.
Thu hái: Quanh năm.
Chế biến: Hái về, rửa sạch, để ráo và phơi khô dùng dần.
Bảo quản: Nơi khô thoáng.
Tác dụng dược lý của cây rau mương
Cây rau mương có tính mát, vị ngọt, hơi sít
Tác dụng dược lý
Dựa theo nghiên cứu của nền Y học cổ truyền, cây rau mương có tác dụng chính là thanh nhiệt, tiêu thũng, tiêu sưng, trừ thấp, hỗ trợ điều trị bệnh lỵ và rối loạn tiêu hóa. Một số tác dụng dược lý của cây rau mương trong y học được công nhận gồm:
- Chữa bệnh đau khớp
- Điều trị ho gà
- Giảm mụn, giải nhiệt
- Cải thiện triệu chứng đau nhức cơ răng
- Chữa bệnh tiểu đường
- Điều trị viêm họng, viêm ruột
- Chữa bệnh đau dạ dày có yếu tố H.Pylori
Cách sử dụng cây rau mương chữa bệnh
Theo kinh nghiệm điều trị lâu đời của dân gian, cây rau mương có thể sử dụng làm thuốc với tất cả các bộ phận bao gồm lá, thân và rễ cây. Điều chế thuốc uống bằng cây tươi hoặc cây khô đều mang đến hiệu quả tốt, tuy nhiên nếu sử dụng cây tươi sẽ tốt hơn.
- Cách sử dụng: Dùng cây rau mương chữa bệnh theo dạng điều chế thành bài thuốc sắc uống hàng ngày, giã nát nuốt lấy nước hoặc nhai nuốt tươi.
- Liều dùng: Dùng dưới dạng dược liệu khô 20 – 40 gram, hoặc sử dụng dưới dạng dược liệu tươi 40 – 50 gram
Bài thuốc từ cây rau mương
Để chữa bệnh bằng cây rau mương, người ta thường dùng nguyên liệu dưới dạng cây khô sắc lấy nước uống hoặc phối hợp cùng với nhiều vị thuốc khác. Trong trường hợp nấu thuốc với cây khô, người bệnh nên đem cây thái nhỏ, sao vàng khử thổ trước rồi sắc mỗi lần sắc thuốc lấy vài nhúm.
Nước rau mương có tác dụng kháng viêm rất công hiệu, người bệnh có thể dùng để ngâm và súc miệng hàng ngày để chữa và phòng ngừa các bệnh liên quan đến hầu họng, miệng. Một số bài thuốc từ cây rau mương được áp dụng nhiều trong dân gian là:
- Bài thuốc trị viêm amidan và viêm họng: Sử dụng lá rau mương tươi, sau đó đem đi rửa sạch và nhai nuốt nước.
- Bài thuốc trị ung nhọt, chín mẻ, áp xe: Sử dụng lá rau mương tươi, đem đi rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó đem rau mương đi giã nát đắp lên da. Kết hợp dùng 30 – 40 gram rau mương sắc lấy nước uống mỗi ngày để tăng hiệu quả điều trị.
- Bài thuốc trị đầy bụng, tiêu chảy: Đem lá rau mương tươi đi rửa sạch, sau đó đem đi giã nát, vắt lấy nước uống hàng ngày.
- Bài thuốc trị bệnh tiểu đường: Dùng 15 gram rau mương, lục bình, chuối hột, bông dừa nước, dây mây, cam thảo, 20 gram khổ qua sắc cùng với 3 chén nước. Chia thành 2 lần uống trong ngày.
Tác dụng của cây rau mương
Tác dụng của cây rau mương trong điều trị bệnh được Đông y ghi nhận. Chủ yếu rau mương được sử dụng như một vị thuốc, hiệu quả của bài thuốc chỉ giới hạn ở một số tác dụng nhất định. Dựa theo kinh nghiệm được lưu truyền trong dân gian, những công dụng chính của cây rau mương là điều trị bệnh dạ dày, điều trị mụn nhọt, lở ngứa, chữa đi ngoài…
Điều trị bệnh HP dạ dày
Rất nhiều thông tin được ghi nhận về tác dụng của cây rau mương trong trị bệnh đau dạ dày. Trong đó, chủ yếu là bệnh dạ dày do virus Helicobacter pylori (HP) gây ra. Các nhà nghiên cứu Đài Loan đã có kết quả về các phương thuốc thảo dược có thể không chế được vi khuẩn HP , cây rau mương là một trong số đó.
Kiểm soát bệnh ung thư
Một nghiên cứu bằng phương pháp quang phổ cho thấy hoạt chất triterpen có trong cây rau mương chiếm thành phần đáng kể. Hoạt chất này trước đó đã được chứng minh có khả năng chống lại hai dòng tế bào khối u ở người. Chủ yếu là ung thư tại vị trí tế bào miệng và ung thư biểu mô đại trực tràng.
Chữa bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu khác tại Đài Loan chứng minh rằng, thành phần chiết xuất từ rau mương – Ludwigia octovalvis có công dụng chính là ổn định đường huyết. Thí nghiệm được thực hiện dựa trên chuột mắc bệnh tiểu đường được bơm dịch chiết từ rau mương đều đặn mỗi ngàu. Kết luận nghiên cứu cho thấy rau mương là thảo dược tiềm năng để điều chế thuốc cho bệnh nhân tiểu đường
Trừ thấp, tiêu thũng
Trong Đông Y, công dụng được sử dụng phổ biến nhất của rau mương là khả năng trừ thấp, tiêu thũng hiệu quả. Bệnh nhân mắc bệnh lý liên quan đến các vấn đề trên, ngay sau thời ngắn sử dụng rau mương làm thuốc uống nhận thấy kết quả điều trị được hiệu quả hơn.
Tác dụng của cây rau mương chữa thấp khớp
Bệnh nhân bị thấp khớp có thể dùng rau mương để làm thuốc cải thiện tình trạng tê thấp, nhức mỏi. Ngoài ra tại một số nước như Trung Quốc, Lào, Thái Lan cũng sử dụng rau mương để chữa chứng đau cơ hoặc đau răng thay vì dùng thuốc tây. Nhưng để đảm bảo điều trị không gây tác dụng phụ, người bệnh tốt hơn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
Trị bệnh lỵ
Tác dụng của cây rau mương lâu đời dùng trong chữa bệnh lỵ được nhiều người biết đến. Thông thường, bài thuốc được điều chế từ rễ cây rau mương nấu nước với sữa. Bệnh nhân kiên nhẫn uống vài lần thì bệnh sẽ tự động thuyên giảm và khỏi hẳn.
Chữa bệnh cảm mạo phát sốt
Có rất nhiều bài thuốc được lưu truyền trong dân gian dùng để điều trị chứng bệnh cảm mạo phát sốt. Trong đó các bài thuốc từ cây rau mương có tác dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả. Người bệnh sử dụng những ngọn non của rau mương làm rau nấu canh ăn hàng ngày. Kết hợp với tiêu và hành lá sẽ giúp hạ sốt và hệ thống miễn dịch được cải thiện tốt hơn.
Cải thiện tình trạng sình bụng
Cách tốt nhất để chữa sình bụng bằng cây rau mương là sử dụng lá rau non nấu canh ăn. Sình bụng không phải là bệnh mà là triệu chứng, vì thế nếu không chữa bệnh từ nguyên nhân thì triệu chứng sẽ tiếp tục tiếp diễn. Người bệnh nên đến thăm khám khoa Tiêu hóa – Đường ruột để nắm rõ tình trạng bệnh lý trước khi sử dụng thảo dược điều trị.
Rau mương thanh nhiệt giải độc
Trong Đông y, rau mương là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, thải độc gan thận, bổ huyết. Vì thế đây là bài thuốc phù hợp cho những người hay bị mụn do nóng trong người. Đồng thời người bị các vấn đề liên quan như táo bón, chậm kinh, cũng có thể sử dụng rau mương để hỗ trợ điều trị.
Chữ ho gà, viêm họng
Hoạt tính giảm đau, kháng viêm và thải độc đồng thời của cây rau mương giúp cải thiện cơn đau ở cổ họng đáng kể. Ngoài ra, bài thuốc từ hạt rau mương cũng được Y học cổ truyền công nhận có thể ngăn chặn và điều trị chứng ho gà cho người lớn và trẻ nhỏ.
Thuốc đắp chữa mụn nhọt
Rau mương có tính mát tương tự như rau má, chính vì thế người thường xuyên bị mụn nhọt có thể áp dụng bài thuốc này để cải thiện tình trạng. Đắp bã cây rau mương thường xuyên giúp mụn nhọt mau chóng tiêu biến và không còn đau nhức âm ỉ.
Chữa chứng viêm ruột
Một số bài thuốc chữa viêm ruột có nguyên liệu chính là cây rau mương được áp dụng khá phổ biến trong dân gian. Ngoài tác dụng này, cây rau mương cũng mang đến hiệu quả nhất định trong điều trị các vấn đề liên quan đến viêm nhiễm như viêm gan hoàng đản cấp tính, viêm ruột thừa cấp tính…
Bài thuốc từ cây rau mương trị đau khớp
Tác dụng của cây rau mương chữa bệnh đau nhức xương khớp được áp dụng chủ yếu tại các vùng ven Đồng Bằng Sông Cửu Long. Bài thuốc được công nhận hiệu quả, lành tính và không có tác dụng phụ. Song, người bệnh phải kiên nhẫn sử dụng mỗi ngày mới có hi vọng chữa bệnh triệt để.
Chuẩn bị
- 20 – 40 gram cây rau mương khô
- 40 – 50 gram nếu dùng rau mương tươi.
Thực hiện
- Đem cây rau mương khô hoặc tươi đi rửa sạch và để ráo dưới bóng râm.
- Đem nguyên liệu đi giã nát nát hoặc nhai nuốt tươi.
- Hoặc cho một lon bia vào hỗn hợp vừa giãn, vắt nước uống kiên trì để bệnh thuyên giảm nhanh.
Bài thuốc từ cây rau mương trị dạ dày
Cây rau mương trị dạ dày được người trong dân gian sử dụng phổ biến. Mặc dù bài thuốc chưa được khoa học công nhận nhưng bài thuốc đã được nhiều người thử qua và công nhận những thay đổi tích cực. Đặc biệt bài thuốc từ cây rau mương có thể hỗ trợ điều trị khuẩn HP dạ dày.
Chuẩn bị
- 50 – 60 gram cây rau mương khô
- Nếu dùng cây tươi thì dùng 100 gram
Thực hiện
- Đem tất cả các nguyên liệu sơ chế và để ráo nước tại không gian bóng râm
- Đem cắt rau mương thành khúc vừa đủ lòng bàn tay, nếu chưa sao thì đem sao vàng hạ thổ.
- Đem rau mương đi đun cạn với 3 chén nước, đến khi thuốc còn khoảng 800ml.
- Sau khi lọc lấy thuốc thì chia làm 3 lần uống trước bữa ăn khoảng 15 phút.
- Kiên trì sử dụng bài thuốc trong vòng 10 ngày là bệnh cải thiện đáng kể.
Một số lưu ý khi dùng cây rau mương chữa bệnh
Không thể phủ nhận những tác dụng của cây rau mương trong chữa bệnh. Tuy nhiên để bệnh lý cải thiện hiệu quả mà không xảy ra các phản ứng phụ kèm theo. Người bệnh cần lưu ý những nguyên tắc sau khi sử dụng cây rau mương làm thuốc:
- Bệnh nhân không sử dụng cây rau mương điều trị bệnh nếu chưa nhận được sự cho phép của bác sĩ điều trị cũng như thầy thuốc Đông Y.
- Hiện vẫn chưa có khuyến cáo về tác dụng phục của cây rau mương, tuy nhiên bệnh nhân vẫn tránh lạm dụng thảo dược này quá liều.
- Không phải bệnh nhân nào cũng nhận thấy hiệu quả khi sử dụng rau mương chữa bệnh. Công hiệu của bài thuốc tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
- Người bệnh không nên tự ý sử dụng cây rau mương cho phụ nữ mang thai, người đang cho con bú hoặc đang điều trị với thuốc làm đông máu.
- Vì rau mương có thể sinh sôi tại các vùng nước ô nhiễm, người bệnh có thể bị nhiễm độc thạch tín khi sử dụng rau mương tại các nguồn nước nhiễm bẩn này.
- Người bệnh không nên tự hái, hoặc sử dụng rau mương tại các cửa hàng kém tin cậy để chữa bệnh.
- Nếu sử dụng cây đau mương trong thời gian dài điều trị mà không nhận thấy hiệu quả. Bệnh nhân nên dừng sử dụng để chuyển sang phương thuốc khác.
Cũng nên lưu ý thêm, dùng cây rau mương trị bệnh dạ dày mặc dù được sử dụng phổ biến nhưng đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh đây là phương pháp hiệu quả. Vì thế để không mất nhiều hi vọng khi điều trị không hiệu quả, người bệnh nên đến các cơ sở chuyên môn để được khám và tư vấn về bệnh lý để được hướng dẫn điều trị đúng hướng.
Ngày Cập nhật 23/06/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!