Chích Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung: Những Thông Tin Cần Biết
Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh phổ biến ở chị em phụ nữ và đang xếp thứ 4 các bệnh lý có tỷ lệ mắc và tử vong cao trên thế giới. Do đó, việc tiêm phòng được xem là phương pháp ngăn chặn bệnh hiệu quả được nhiều chuyên gia khuyến cáo. Vậy khi nào cần chích ngừa ung thư cổ tử cung? Những ai cần chích ngừa? Mời bạn đọc theo dõi bài chia sẻ dưới đây.
Vì sao cần chích ngừa ung thư cổ tử cung?
Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay ở phái nữ. Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, mỗi năm trên thế giới phát hiện có đến 500.000 trường hợp mắc bệnh, trong đó có đến ½ không thể qua khỏi và dẫn đến tử vong. Ở Việt Nam, trung bình 4 phút có 1 người phụ nữ tử cung vì căn bệnh này.
Bệnh ung thư cổ tử cung xuất hiện khi các tế bào tại cổ tử cung tăng sinh quá mức và hình thành ra các khối u. Nguyên nhân chủ chính gây ra căn bệnh này là do virus HPV. Loại virus này có khả năng lây nhiễm qua đường tình dục bằng miệng, hậu môn hay âm đạo từ người lành sang người bệnh mà không để lại bất kỳ triệu chứng nào. Mặc dù virus HPV sau khi xâm nhập có thể tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể nhưng không phải lúc nào chúng cũng có khả năng gây bệnh.
Bên cạnh đó, bệnh ung thư cổ tử cung còn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác như: Có tiền sử mắc bệnh lây qua đường tình dục, quan hệ tình dục bừa bãi, dùng thuốc tránh thai trong khoảng thời gian dài, sinh con quá sớm khi cơ quan sinh sản chưa thật sự toàn diện,…
Virus HPV luôn chờ đợi thời cơ thuận lợi để tấn công cơ thể và sinh bệnh. Nhất là khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, hệ miễn dịch suy yếu hoặc khi quan hệ tình dục bừa bãi. Trong suốt thời gian ủ bệnh và sinh bệnh, bạn khó có thể nhận biết mắc bệnh nếu chỉ xem xét qua những triệu chứng lâm sàng, bởi chúng rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Bệnh chỉ được phát hiện khi được thăm khám phụ khoa hoặc đã chuyển sang giai đoạn nặng.
Cho đến thời điểm hiện tại, giới y học hiện đại vẫn đang nghiên cứu thuốc điều trị bệnh ung thư cổ tử cung. Vì chưa có thuốc đặc trị nên bác sĩ chỉ điều trị bệnh dựa trên tình trạng bệnh tình. Tuy nhiên, bạn không thể khống chế sự phát triển của virus HPV từ sớm. Chính vì vậy, tiêm ngừa là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để ngừa bệnh.
Vắc xin HPV là gì? Có những loại vắc xin nào?
Vắc xin HPV là loại vắc xin giúp phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung và một số bệnh lý liên quan đến sinh dục khác do virus HPV gây ra. Đây cũng được xem như thứ vũ khí tinh nhuệ giúp bảo vệ sức khỏe của chị em phụ nữ khỏi các tác nhân gây hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như chức năng sinh sản. Theo nhận định mới nhất từ giới chuyên môn, chị em phụ nữ có thể tránh bệnh ung thư cổ tử cung lên đến 70% sau khi tiêm ngừa vắc xin.
Hiện nay, ở nước ta chủ yếu sử dụng rộng rãi 2 loại vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung là vắc xin Cervarix và vắc xin Gardasil. Mỗi loại vắc xin đều có xuất xứ và lịch tiêm chủng khác nhau, cụ thể hơn:
– Vắc xin Cervarix:
- Nguồn gốc, xuất xứ: Bỉ;
- Công dụng: Có khả năng phòng ngừa virus HPV tuýp 16 và 18;
- Đối tượng sử dụng: Phù hợp với phụ nữ trong độ tuổi từ 10 – 25;
- Lịch tiêm vắc xin: Tiêm đủ 3 mũi với thời gian cụ thể. Mũi đầu là ngày đầu tiên. Mũi thứ hai cách mũi đầu khoảng 1 tháng và mũi thứ ba cách mũi đầu 6 tháng.
– Vắc xin Gardasil:
- Nguồn gốc, xuất xứ: Mỹ;
- Công dụng: Có khả năng phòng ngừa virus HPV tuýp 6, 11, 16 và 18;
- Đối tượng sử dụng: Phù hợp với phụ nữ trong độ tuổi từ 9 – 26;
- Lịch tiêm vắc xin: Tiêm đủ 3 mũi với thời gian phù hợp. Mũi đầu là ngày đầu tiên tiêm. Mũi số hai cách mũi đầu 2 tháng và mũi thứ ba cách mũi đầu 6 tháng.
Cả hai loại vắc xin này đều có công dụng ngăn ngừa bệnh ung thư tử cung. Tuy nhiên, vắc xin Gardasil ngoài công dụng này, thuốc còn có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh lý khác liên quan đến cơ quan sinh dục do virus HPV gây ra. Điển hình như:
- Ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung tại chỗ;
- Ung thư âm hộ và âm đạo;
- Tân sinh nội biểu mô cổ tử cung độ 2 và độ 3;
- Tân sinh nội biểu mô âm hộ độ 2 và độ 3;
- Tân sinh nội biểu mô âm đạo độ 2 và độ 3.
Thành phần cũng như hiệu quả của hai loại vắc xin là khác nhau nên bạn cần cân nhắc kỹ trong việc lựa chọn vắc xin để sử dụng. Trên thực tế, công dụng của vắc xin Gardasil tốt hơn vắc xin Cervarix nên giá thành tương đối cao. Tùy vào điều kiện của bản thân mà bạn có thể lựa chọn loại vắc xin sao cho phù hợp. Tốt hơn hết, bạn nên trao đổi với bác sĩ về vấn đề này để có giải pháp tốt nhất.
Những ai cần chích ngừa ung thư cổ tử cung?
Tiêm phòng ung thư cổ tử cung có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tổng thể và khả năng sinh sản. Nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, dù quan hệ hay chưa quan hệ đều có thể thực hiện được. Việc tiêm ngừa càng sớm trong độ tuổi này càng tốt. Bên cạnh đó, nữ giới hơn 26 tuổi vẫn có thể thực hiện nhưng trước hết bạn cần trao đổi với bác sĩ về vấn đề này.
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều đối tượng không được chuyên gia y tế khuyến cáo không được chích ngừa ung thư cổ tử cung như:
- Trước khi tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung, bạn nên tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm sàng lọc sức khỏe. Đồng thời, bạn nên trao đổi thẳng thắn với bác vì về những tình trạng sức khỏe đang mắc phải;
- Đối tượng bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin;
- Đã đi xét nghiệm và phát hiện đã bị nhiễm HPV;
- Người mắc phải các bệnh lý mãn tính như rối loạn đông máu, loãng máu, giảm tiểu cầu hoặc đang sử dụng thuốc hỗ trợ đông máu;
- Người bị sốt cao hoặc đang bị nhiễm trùng cần điều trị dứt điểm mới có thể bắt đầu tiêm vắc xin;
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú chỉ được tiêm phòng khi đã qua giai đoạn này.
Tác dụng phụ sau khi chích ngừa ung thư cổ tử cung
Thông thường, tiêm ngừa bất kỳ loại vắc xin nào cũng đều gây ra một số tác dụng phụ mặc dù khả năng cao chúng hoàn toàn không hại đến tính mạng của con người. Vắc xin ung thư cổ tử cung cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Một vài tác dụng phụ của loại vắc xin này được chuyên nhận bao gồm:
- Có thể bị đau, sưng hoặc viêm tại vị trí tiêm;
- Phát ban da, trên da xuất hiện các nốt đỏ bất thường gây ra cảm giác ngứa ngáy hoặc không gây ngứa;
- Thân nhiệt bị thay đổi (sốt nhẹ) do phản ứng với miễn dịch có trong thuốc;
- Đau đầu, chóng mặt hoa mắt, thậm chí bị ngất xỉu;
- Buồn nôn, nôn, tiêu chảy;
- Cơ thể mệt mỏi, tay chân run.
Để hạn chế các tác dụng phụ sau khi tiêm chủng bạn nên làm theo những sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Đồng thời, ở lại phòng khám để theo dõi tác dụng của thuốc ít nhất một giờ đồng hồ.
Một số lưu ý khi tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Trước, trong và sau khi chích ngừa vắc xin phòng ung thư cổ tử cung, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để phòng tránh một số rủi ro có thể xảy ra:
- Trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe đang mắc phải cũng như việc bản thân bị dị ứng với một số thành phần có trong thuốc tiêm;
- Tiêm chủng theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo thuốc phát huy đúng tác dụng. Nếu muộn so với lịch tiêm, bổ sung ngay liều tiêm sớm nhất có thể và không nhất thiết phải tiêm lại từ đầu;
- Thông báo với bác sĩ về những triệu chứng bất thường không rõ nguyên do sau khi tiêm thuốc. Đồng thời, nhanh chóng tìm gặp bác sĩ nếu triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm và có xu hướng gia tăng sau khoảng 2 – 3 ngày;
- Nên tiêm chủng ung thư cổ tử cung tại các trung tâm, bệnh viện hay phòng khám tư nhân uy tín.
Chích ngừa ung thư cổ tử cung là biện pháp giúp phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung hữu hiệu và an tòa nhất là các phái nữ không nên bỏ qua. Việc quan tâm đến sức khỏe của bản thân ngay từ bây giờ không nghĩ đến đời sống hiện tại mà còn nghĩ cho tương lai sau này. Bởi căn bệnh ung thư sẽ xảy đến bất ngờ mà không có triệu chứng đặc biệt nào để nhận biết.
Ngày Cập nhật 07/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!