Chữa Bệnh Gout Bằng Lá Lốt Có Hiệu Quả Như Lời Dồn?
Chữa bệnh gout bằng lá lốt là mẹo lưu truyền phổ biến trong dân gian và được nhiều người áp dụng tại nhà. Thành phần dược tính bên trong lá lốt sẽ có tác dụng chống viêm sưng, giảm đau nhức, làm hạ nồng độ acid uric trong máu từ đó tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.
Gout là tình trạng các khớp xương bị viêm sưng, bệnh xảy ra khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao, tích tụ ngay tại khớp dưới dạng tinh thể và gây ra triệu chứng đau nhức dữ dội. Gout xảy ra phổ biến ở những nam giới ở độ tuổi trung niên từ 45 – 60 tuổi, do chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. Bệnh nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như hủy hoại xương dẫn đến tàn phế, suy thận, viêm thận,…
Công dụng của lá lốt trong điều trị bệnh gout
Sử dụng lá lốt để chữa bệnh gout là bài thuốc được lưu truyền phổ biến trong dân gian và được nhiều người áp dụng tại nhà. Đây là loại dược liệu thuộc họ Hồ tiêu, thường mọc những nơi ẩm ướt ở vùng trung du và miền núi. Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và tìm thấy, cây lá lốt có chứa rất nhiều thành phần hóa dược có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau rất tốt như:
- Benzylaxetat trong tinh dầu lá lốt
- Ancaloit flavonoid và Beta-caryophylen có bên trong thân và rễ của cây lá lốt
Theo ghi chép của tài liệu y học cổ truyền, lá lốt là dược liệu có tính ấm nếu bạn sử dụng sẽ có tác dụng làm ấm bụng, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tiêu hóa và xương khớp, giúp đẩy lùi tình trạng viêm sưng rất hiệu quả. Chính vì vậy, loại dược liệu này được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc Nam để cải thiện các triệu chứng do bệnh gout gây ra.
Ngoài ra, khi dùng lá lốt để chữa bệnh còn có tác dụng cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, giúp quá trình chuyển hóa chất bên trong cơ thể diễn ra tốt hơn. Điều này sẽ có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ rối loạn chuyển hóa khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao, từ đó hình thành nên các cơn đau nhức ngay tại khớp. Tuy nhiên, khi sử dụng lá lốt để điều trị bệnh gout người bệnh cần tìm hiểu rõ về công dụng của loại dược liệu này, tham khảo ý kiến chuyên gia về liều lượng và cách dùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Hướng dẫn chữa bệnh gout bằng lá lốt
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều phương pháp điều trị bệnh gout bằng cây lá lốt như sắc thuốc uống, nấu nước ngâm chân, ngâm rượu thuốc, chế biến thành món ăn sử dụng hàng ngày,… Người bệnh có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp với nhau giúp nâng cao hiệu quả mang lại, tuy nhiên bạn phải đảm bảo liều lượng nạp vào cơ thể ở dưới mức cho phép để tránh tác động xấu đến sức khỏe. Dưới đây là các bài thuốc chữa bệnh gout từ lá lốt và cách thực hiện bạn có thể tham khảo:
Sắc nước uống chữa bệnh gout
Dùng lá lốt sắc nước uống là phương pháp điều trị bệnh rất đơn giản và dễ thực hiện. Thành phần dưỡng chất trong dược liệu khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh từ bên trong, giúp mang lại hiệu quả lâu dài. Bạn có thể sử dụng riêng lẻ lá lốt sắc thuốc uống hoặc sử dụng kết hợp với nhiều loại dược liệu có công dụng tương tự giúp nâng cao hiệu quả mang lại.
+ Dùng độc nhất dược liệu
Nguyên liệu:
- 30 gram lá lốt tươi hoặc 10 gram lá lốt khô
Cách thực hiện:
- Phần dược liệu đã chuẩn bị đem đi rửa với nước để làm sạch bụi bẩn và tạp chất bám trên lá.
- Sau đó cho lá lốt vào ấm đem sắc với hai chén nước trên lửa nhỏ, sắc đến khi nước cạn còn còn 1/2 chén thì tắt bếp.
- Chắt lấy lượng nước thu được ra bát, để cho nguội bớt rồi sử dụng để uống ngay sau khi dùng bữa ăn tối.
- Sử dụng bài thuốc này liên tục trong 10 ngày, các triệu chứng viêm sưng do bệnh gây ra sẽ dần được đẩy lùi.
+ Dùng kết hợp với dược liệu khác
Nguyên liệu:
- 30 gram lá lốt
- 30 gram cỏ xước tươi
- 30 gram rễ bưởi bung
- 30 gram vòi voi
Cách thực hiện:
- Các loại dược liệu trên đem đi rửa sạch bụi bẩn bám quanh rồi vớt ra để cho ráo nước.
- Dùng dao cắt nhỏ tất cả dược liệu trên, sau đó cho vào chảo nóng sao đến khi vàng lên là được.
- Đổ toàn bộ dược liệu đã sao vào vào ấm sắc cùng với 3 chén nước trên lửa nhỏ, khi nước cạn còn 1 chén thì tắt bếp.
- Chắt lấy lượng nước thu được, chia thành 3 phần bằng nhau sử dụng để uống trong ngày.
- Kiên trì sử dụng bài thuốc này trong khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả mang lại.
Bài thuốc ngâm chân từ lá lốt
Ngoài bài thuốc uống, người bệnh cũng có thể sử dụng lá lốt nấu nước để ngâm chân vào mỗi buổi tối để hỗ trợ điều trị bệnh từ bên ngoài. Đây là phương pháp chữa bệnh rất an toàn nhưng mang lại hiệu quả rất chậm, yêu cầu người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Để nâng cao hiệu quả mang lại bạn có thể sử dụng phối hợp giữa bài thuốc uống và bài thuốc ngâm.
+ Bài thuốc ngâm số 1:
Nguyên liệu:
- 30 gram lá lốt tươi
- Một ít muối hạt
Cách thực hiện:
- Lá lốt đem đi rửa sạch, cho vào nồi đun trong khoảng 15 phút cùng với 2 lít nước.
- Đổ toàn bộ nước sau khi đun ra chậu, cho muối vào khuấy tan.
- Đợi đến khi nước nguội bớt thì sử dụng để ngâm tay và chân trong khoảng 15 phút.
- Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày, sau 10 ngày tình trạng viêm sưng sẽ giảm dần.
+ Bài thuốc ngâm số 2:
Nguyên liệu:
- 15 gram lá lốt
- 15 gram lá trầu không
Cách thực hiện:
- Hai loại dược liệu trên đem đi rửa sạch, cho vào nồi đun với khoảng 1.5 lít nước trên lửa nhỏ.
- Đun trong khoảng 15 phút thì tắt bếp, đổ nước ra chậu để cho nguội bớt.
- Sử dụng lượng nước trên để ngâm chân trong khoảng 15 phút.
- Thực hiện cách này đều đặn mỗi ngày để có thể mang lại hiệu quả.
Tốt nhất, người bệnh nên thực hiện bài thuốc ngâm chân vào buổi tối, thành phần dưỡng chất và nhiệt lượng trong nước sẽ có tác dụng làm thư giãn thần kinh, giúp bạn cảm thấy dễ chịu và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Bài thuốc ngâm rượu chữa bệnh gout từ lá lốt
Dùng thân lá lốt ngâm rượu dùng để điều trị bệnh gout cũng là phương pháp mang lại hiệu quả khá tốt, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà. Cách thực hiện rất đơn giản bạn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây:
Nguyên liệu:
- 100 gram thân và rễ cây lá lốt
- 1 lít rượu trắng
Cách thực hiện:
- Đem phần dược liệu đã chuẩn bị đem đi rửa sạch đất cát rồi để cho ráo nước.
- Dùng dao băm nhỏ thân cây lá lốt thành khúc ngắn khoảng 3cm rồi đem phơi khô.
- Cho toàn bộ dược liệu đã phơi khô vào trong bình thủy tinh sạch có nắp đậy.
- Đổ lượng rượu đã chuẩn bị vào bình, đậy kín nắp ngâm trong khoảng 10 ngày là có thể dùng.
- Mỗi lần sử dụng lấy một ít rượu lá lốt cho vào lòng bàn tay thoa đều lên vùng khớp bị đau gout.
- Áp dụng cách này đều đặn từ 2 – 3 lần/ngày sẽ nhanh chóng mang lại hiệu quả.
Món ăn chữa bệnh gout từ lá lốt
Ngoài các phương pháp điều trị gout từ lá lốt ở trên, người bệnh có thể bổ sung loại dược liệu này vào chế độ ăn uống hàng ngày cũng có tác dụng chữa bệnh khá tốt. Để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mà không tác động xấu đến quá trình điều trị, người bệnh nên sử dụng lá lốt kết hợp với một số loại thực phẩm có hàm lượng purin ít như cá đồng, thịt trắng,… Dưới đây là cách chế biến một số món ăn từ lá lốt tốt cho người bị bệnh gout bạn có thể tham khảo:
+ Canh lá lốt nấu cá rô đồng
Nguyên liệu:
- 3 con cá rô đồng
- 100 gram củ cải trắng
- 30 gram lá lốt
- Củ nghệ tươi
Cách thực hiện:
- Cá rô đem làm sạch, loại bỏ phần ruột bên trong, rửa sạch với nước rồi vớt ra để ráo.
- Lá lốt đem rửa sạch với nước, củ cải trắng và nghệ gọt bỏ phần vỏ bên ngoài rồi rửa sạch.
- Dùng dao thái nhỏ lá lốt, thái củ cải trắng và nghệ tươi thành lát mỏng.
- Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ, bắc lên bếp đun sôi.
- Nấu cho đến khi cá chín mềm thì tắt bếp, sử dụng món ăn chung với cơm nóng.
+ Canh đậu phụ lá lốt
Nguyên liệu:
- 1 miếng đậu hủ trắng
- 100 gram lá lốt tươi
- 1 củ gừng
- Một ít gia vị
Cách thực hiện:
- Lá lốt đem đi rửa sạch để cho ráo nước rồi dùng dao thái rối.
- Đậu phụ trắng đem rửa sạch, dùng dao thái thành miếng vuông nhỏ vừa ăn.
- Gừng đem rửa sạch phần đất cát bám quanh, gọt bỏ phần vỏ bên ngoài rồi thái lát.
- Cho nước vào nồi bắc lên bếp đun đến khi sôi lên, sau đó nhanh chóng cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào.
- Nấu cho đến khi nước sôi trở lại thì cho một ít gia vị vào, tắt bếp rồi sử dụng như món canh khi còn nóng.
Chữa bệnh gout bằng lá lốt có hiệu quả không?
Sử dụng lá lốt để điều trị bệnh gout là bài thuốc dân gian được áp dụng từ lâu đời, mang lại hiệu quả tích cực nên được tiếp thu và lưu truyền đến ngày nay. Tuy nhiên, thành phần dược tính trong lá lốt khá thấp nên quá trình điều trị sẽ mang lại hiệu quả rất chậm, vì vậy người bệnh cần phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới đem lại kết quả như mong muốn.
Do thành phần dược tính khá thấp nên các bài thuốc chữa bệnh ở trên không thích hợp để áp dụng để điều trị cho các cơn đau gout cấp tính. Thay vào đó, người bệnh hãy áp dụng như một phương thuốc duy trì giúp ngăn ngừa cơn đau gout xuất hiện, gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày. Chuyên gia cũng cho biết, các bài thuốc từ lá lốt chữa bệnh gout ở trên chỉ thích hợp sử dụng cho những trường hợp nhẹ. Nếu bệnh đã chuyển biến nặng gây ra các biến chứng nghiêm trọng, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị phù hợp.
Dùng lá lốt chữa bệnh gout hiện vẫn chưa được khoa học kiểm chứng về độ an toàn và hiệu quả mang lại. Vì vậy, người bệnh cần phải hết sức cẩn trọng khi áp dụng để tránh gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Một số lưu ý khi chữa bệnh gout bằng lá lốt
Lá lốt là loại dược liệu rất dễ kiếm ngay trong vườn nhà hoặc mua ở bên ngoài với giá thành khá rẻ, nếu sử dụng để chữa bệnh sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí. Vì vậy, phương pháp này có thể áp dụng để điều trị cho nhiều đối tượng khác nhau, kể cả những người có điều kiện kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, khi sử dụng lá lốt để chữa bệnh bạn cũng nên lưu ý một số điều dưới đây để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:
- Lá lốt là dược liệu có tính ấm, nếu sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nóng trong và gây ra các triệu chứng như nhiệt miệng, táo bón, nổi mụn,… Vì vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng lá lốt với liều lượng vừa đủ, chỉ nên ăn tối đa 100 gram lá lốt mỗi ngày.
- Tuyệt đối không sử dụng lá lốt chữa bệnh gout cho những đối tượng mắc các bệnh lý về dạ dày, nhiệt miệng,… Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên sử dụng lá lốt để chữa bệnh, thành phần hoạt chất trong lá dược liệu có thể gây mất sữa.
- Người bệnh cũng nên hình thành cho bản thân chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi và các loại thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống. Tránh xa các loại thực phẩm có nồng độ purin cao như hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật,…
- Uống nhiều nước mỗi ngày để thúc đẩy quá trình đào thải acid uric qua đường tiết niệu. Tuyệt đối không uống rượu bia, chất kích thích và các loại nước giải khát chứa nhiều đường.
- Nên duy trì cân nặng ở mức độ phù hợp, tiến hành giảm cân nếu cơ thể đang ở trạng thái thừa cân và béo phì, điều này sẽ có tác dụng ngăn chặn bệnh trở nên nặng hơn.
- Người bệnh nên kiêng trì áp dụng các bài thuốc chữa bệnh bằng lá lốt một cách thường xuyên để có thể mang lại hiệu quả điều trị như mong muốn. Hiệu quả mà bài thuốc này mang lại còn tùy thuộc vào cơ địa và mức độ hấp thu của mỗi người.
- Sau một thời gian dài sử dụng lá lốt để điều trị gout, nếu thấy tình trạng vẫn không có chuyển biến tích cực hoặc ngày càng nặng hơn thì bạn nên đến bệnh viện thăm khám để có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Sử dụng lá lốt để điều trị bệnh gout là phương pháp chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, vì vậy không thể sử dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Tốt nhất, khi bị bệnh bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, kết hợp điều trị chuyên khoa giúp nâng cao hiệu quả mang lại.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!