Hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi đúng cách

Chữa bệnh trĩ bằng tỏi được xem là giải pháp điều trị tự nhiên lành tính giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa và đau rát ở hậu môn. Tuy nhiên, biện pháp này không có tác dụng thay thế điều trị y tế. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt là người mắc bệnh viêm gan hay tiêu chảy.

chữa bệnh trĩ bằng tỏi
Theo Đông y, tỏi có tính ấm và vị cay đắng, có tác dụng tiêu sưng và giảm viêm, giúp chữa bệnh trĩ

Lợi ích của tỏi trong việc điều trị bệnh trĩ

Sở dĩ tỏi có tác dụng trong việc làm giảm đau, chống viêm và làm lành tổn thương ở hậu môn là nhờ chúng chứa lượng lớn allicin. Do đó, tỏi sẽ giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng ở hậu môn và búi trĩ. Chưa kể đến, các thành phần dưỡng chất chứa trong nguyên liệu này có tác dụng hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, bảo vệ cơ thể.

Thêm vào đó, tỏi còn có công dụng kích thích lưu thông máu và làm hạ huyết áp. Vì vậy, giúp giảm áp lực cho thành mạch trĩ, chống ứ trệ máu ở vùng hậu môn và hỗ trợ làm co búi trĩ.

Ngoài ra, thành phần này có tác dụng chống oxy hóa và tiêu viêm, giúp làm lành và loại bỏ gốc tự do gây hại ở niêm mạc hậu môn. Từ đó giúp kiểm soát triệu chứng bệnh trĩ.

Trị trĩ bằng tỏi
Tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin,… là thực phẩm hữu ích đối với người mắc bệnh trĩ

5 Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi hiệu quả, dễ thực hiện

Nhờ chứa các thành phần dưỡng chất có tác dụng chống viêm, giảm đau và giảm phù nề,… tỏi thường dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh, đặc biệt là bệnh trĩ. Vì vậy, để cải thiện triệu chứng khó chịu do trĩ gây nên, các bạn có thể áp dụng linh hoạt các mẹo chữa trị bằng tỏi sau đây.

1. Chữa bệnh trĩ bằng tỏi ngâm rượu

Nguyên liệu: Tỏi tươi: 50 gram, rượu trắng 40 độ: 20ml, lọ thủy tinh có nắp đậy kín

Cách thực hiện như sau: Tỏi bóc bỏ vỏ, rửa sạch và giã nát. Cho tỏi vào bình thủy tinh và đổ rượu vào ngâm. Sau khi ngâm tỏi với rượu khoảng 2 tuần, bạn có thể đem ra sử dụng.

  • Đối với dạng đường bôi, các bạn chỉ cần dùng một một miếng bông thấm dung dịch rượu và đắp lên búi trĩ. Mỗi ngày đắp 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 20 phút. Lưu ý, trước và sau khi đắp nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối pha loãng.
  • Đường uống, mỗi ngày uống 2 – 3 lần. Mỗi lần uống khoảng 5 – 10 ml rượu. Tuyệt đối không uống quá nhiều vì rượu và tỏi đều có tính nóng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Tỏi ngâm rượu
Tỏi ngâm rượu giúp giảm triệu chứng ngứa rát và đau ở hậu môn

2. Chữa trĩ bằng tỏi nướng

Mẹo chữa trị bằng tỏi nướng được nhiều bệnh nhân áp dụng bởi tính hiệu quả cao, an toàn lại dễ dàng thực hiện.

Nguyên liệu: Tỏi 1 củ, vải mỏng sạch

Cách làm: Củ tỏi không bóc vỏ đem nướng trên lửa than cho đến khi chín. Bóc bỏ phần vỏ lụa, lấy nhân và đập dập. Cho tỏi vào miếng vải sạch và đắp lên vùng hậu môn

Với cách điều trị này, bạn nên thực hiện thường xuyên sẽ giúp giảm đau và ngứa rát ở hậu môn. Đặc biệt, hơi nóng giúp mang các dưỡng chất từ tỏi có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp búi trĩ không phình to. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, bạn nên cẩn thận không nên chườm quá nóng để tránh kích thích niêm mạc hậu môn và gây bỏng da.

3. Dùng tỏi, tiêu đen và bạch chỉ chữa trĩ

Bạch chỉ chứa lượng lớn tinh dầu và nhiều thành phần hóa học như neobyak angelicol, imperatorin, anhydro byakangelicin,… Những hoạt chất này có tác dụng tiêu viêm, giảm đau và giảm sưng, rất hữu ích đối với người mắc bệnh trĩ. Trong khi đó, hạt tiêu đen có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống viêm, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và làm lành tổn thương ở niêm mạc hậu môn. Vì vậy, kết hợp 3 nguyên liệu này lại với nhau giúp tăng tính hiệu quả cho bài thuốc.

Chữa trị bằng tiêu đen và tỏi
Kết hợp giữa tỏi, tiêu đen và bạch chỉ giúp hỗ trợ điều trị trĩ

Chuẩn bị: Tỏi: 3 – 4 tép, Hạt tiêu đen: 1 muỗng cà phê, Bạch chỉ: 4 gram

Cách thực hiện: Tỏi, hạt tiêu và bạch chỉ đem sao vàng. Sau đó cho vào miếng vải sạch và chờ nguội bớt. Sau khi vệ sinh hậu môn sạch dùng hỗn hợp này đắp lên cho đến khi nguội bớt thì lấy xuống

Đắp hỗn hợp bạch chỉ, tỏi và tiêu đen ngày 2 lần. Để đạt được kết quả điều trị tốt, bạn nên đắp liên tục trong 1 tuần. Ngoài ra để búi trĩ co lại và bệnh nhanh chóng khỏi, các bạn cũng có thể kết hợp giữa đắp và xông hơi bạch chỉ. Tuy nhiên, không áp dụng cách điều trị này trong trường hợp búi trĩ bị vỡ gây chảy máu.

4. Tỏi nướng và hoàng liên trị trĩ

Ngoài tỏi, bột hoàng liên cũng có tác dụng chữa trĩ. Theo Đông y, hoàng liên có tính lạnh và vị đắng, có tác dụng giải độc, trị tiêu hóa không tốt và thanh tâm nhiệt,… Ngoài ra, dược liệu này còn thường dùng chủ trị các bệnh lý như máu mủ lâu ngày, lở loét,… Nhờ những tác dụng này, hoàng liên được ứng dụng trong các bài thuốc chữa bệnh trĩ hiện nay.

Nguyên liệu: Bột hoàng liên 12 gram, Tỏi 1 củ

Cách làm đơn giản sau: Tỏi đem nướng rồi bóc bỏ vỏ lụa và nghiền thành bột. Trộn đều tỏi với bột hoàng liên và vo thành từng viên nhỏ.

Mỗi ngày ăn khoảng 5 viên. Có thể ăn uống trước và sau bữa ăn đều được. Bên cạnh cách làm này, bạn cũng có thể kết hợp bài thuốc đắp, dùng bột hoàng liên đắp lên búi trĩ, giúp tăng công dụng chữa bệnh.

Chữa trĩ bằng hoàng liên và tỏi
Bài thuốc chữa trĩ bằng bột hoàng liên và tỏi

5. Chữa trĩ bằng thoa nước tỏi 

Chữa trĩ bằng bôi nước cốt tỏi rất dễ thực hiện, bạn có thể áp dụng theo các bước sau:

  • Sử dụng 3 – 4 tép tỏi đem bóc vỏ và băm nhuyễn
  • Tiếp đó, cho tỏi băm vào nồi và thêm 1 cốc nước rồi đun sôi trong 10 phút
  • Dùng rây lọc lấy nước tỏi
  • Sau khi nước nguội, dùng bông thấm nước và đắp lên hậu môn
  • Để yên khoảng 30 phút cho dịch chiết từ tỏi thấm sâu vào bên trong giúp hỗ trợ điều trị bệnh 
  • Sau đó lấy bông ra và rửa lại vùng hậu môn bằng nước sạch

Với cách chữa trĩ bằng tỏi này, các bạn nên thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để giúp tăng cường khả năng bình phục bệnh.

Lời khuyên dành cho người bệnh khi dùng tỏi chữa bệnh

Đánh giá về hiệu quả điều trị bệnh trĩ của tỏi, chuyên gia tiêu hóa, lương y Nhân Tâm, có 15 năm kinh nghiệm trong ngành YHCT nhận xét:

“Tỏi chỉ có tác dụng giảm đau và sưng ở trường hợp mắc bệnh nhẹ. Do đó, người bị trĩ đã chuyển sang giai đoạn nặng (trĩ độ 3 và 4) không nên áp dụng cách này vì không mang lại kết quả trị liệu.

Ngoài ra, người gặp các vấn đề về tiêu hóa như đau dạ dày, ợ chua hoặc ợ nóng do chứng trào ngược,… không nên dùng tỏi chữa bệnh. Người bị dị ứng, viêm gân, các vấn đề về mắt hoặc bị tiêu chảy do vi khuẩn cũng không nên sử dụng nguyên liệu này trị trĩ

Tỏi có thể tương tác làm giảm tác dụng của một số loại thuốc. Do đó, khi đang dùng thuốc như thuốc chống tập kết tiểu cầu hoặc thuốc chống đông máu,… nên tránh dùng với tỏi.

Các cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi không chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh mà còn mang lại nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, trong trường hợp búi trĩ to dần về kích thước và bắt đầu xuất hiện biến chứng, các bạn nên đến Thuốc dân tộc thăm khám và sử dụng liệu trình Thăng trĩ Dưỡng huyết thang.

⇒ Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 05/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *