Cách chữa bệnh gai cột sống bằng ngải cứu tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị bệnh gai cột sống thì người bệnh không nên bỏ qua bài thuốc từ cây ngải cứu. Đây là bài thuốc dân gian được ông bà ta lưu truyền lại cho đến ngày hôm nay và được người đời áp dụng rộng rãi. Điều trị bệnh gai cột sống bằng cây ngải cứu không chỉ an toàn mà còn đem lại kết quả điều trị như mong đợi.
Công dụng của cây ngải cứu trong việc trị bệnh gai cột sống
Gai cột sống là một trong những bệnh xương khớp thường gặp ở người già và có dấu hiệu trẻ hóa bởi con số người trẻ mắc bệnh cũng không hề thấp. Nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này là do cột sống bị chấn thương, chế độ ăn uống thiếu khoa học, sinh hoạt không lành mạnh. Bệnh gai cột sống thường khó phát hiện khi chưa được tiến hành kiểm tra xương khớp, chụp X – quang, vì thế, các đối tượng phát hiện bản thân mình đang mắc phải căn bệnh này thường khá muộn. Do đó, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám khi cột sống có bất kỳ triệu chứng nào để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chức năng xương khớp.
Đối với các trường hợp bệnh tình ở mức độ nhẹ, thay vì sử dụng thuốc Tây y để cải thiện bệnh lý thì người bệnh cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian với các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, trong đó không thể không nhắc đến bệnh gai cột sống. Đây là phương pháp được lưu truyền trong phạm vi dân gian và được nhiều người bệnh áp dụng rộng rãi.
Cây ngải cứu là loại cây thân thảo, sống lâu năm. Lá ngải cứu mọc kép có hình lông chim. Loại cây này thường phát triển tốt ở môi trường ẩm ướt, dễ sống mà không cần chăm sóc quá nhiều. Ngoài công dụng làm thực phẩm, cây ngải cứu còn được sử dụng để bào chế thành thuốc cải thiện bệnh lý.
Theo sự ghi nhận của Y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm nồng, tính ấm, có tác dụng chống viêm, lưu thông khí huyết, giảm đau, thanh nhiệt, lợi tiểu, nhuận tràng. Song song, theo nền y học hiện đại, thành phần hoạt chất Flavonoid có trong lá ngải cứu chiếm phần lớn. Đây được biết là thành phần hoạt chất có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, tiêu viêm. Đồng thời, cây ngải cứu còn chứa thêm nhiều thành phần hoạt chất khác có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa và trao đổi chất trong cơ thể như: các loại acid amin, adenin, cholin,…
Với những thành phần hoạt chất và tính vị trên, cây ngải cứu rất thích hợp để sử dụng điều trị các bệnh về xương khớp, trong đó có cả bệnh gai cột sống.
Ngoài công dụng chữa bệnh gai cột sống, cây ngải cứu còn được dân gian sử dụng khá nhiều trong nhiều bệnh lý khác như: bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau lưng, đau đầu, cảm cúm, đau họng, giúp ăn ngon, nhuận tràng, giảm mỡ bụng và nhiều công dụng khác.
Hướng dẫn sử dụng cây ngải cứu chữa bệnh gai cột sống
Các bài thuốc trị bệnh gai cột sống từ cây ngải cứu được thực hiện khá đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian để thực hiện. Do đó, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà theo công thức được chúng tôi chia sẻ dưới đây:
1. Bài thuốc đắp từ cây ngải cứu và muối biển lên vùng bị đau do gai cột sống gây ra
Bài thuốc đắp từ cây ngải cứu và muối biển sẽ giúp người bệnh cải thiện được tình trạng đau nhức lưng do bệnh gai cột sống gây ra. Điều này có thể giúp người bệnh ngủ ngon hơn đặc biệt là những buổi tối.
Để thực hiện bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị một nắm cây ngải cứu tươi cùng với 3 thìa muối biển nguyên chất. Khi mọi nguyên liệu đã được sẵn sàng, bạn có thể áp dụng ngay các bước sau:
- Ngải cứu cần được rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo;
- Bắt lên bếp một cái chảo, khi chảo nóng, cho ngải cứu và muối biển vào trong chảo và tiến hành đảo đều cho nóng;
- Cho toàn bộ hỗn hợp ngải cứu và muối biển nóng vào trong một miếng vải sạch và buộc lại cho chặt;
- Chườm túi vải lên vị trí bị đau nhức cho đến khi túi vải nguội dần;
Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần và liên tục trong vòng 1 tháng.
2. Bài thuốc đắp trị gai cột sống từ cây ngải cứu và giấm gạo
Ngoài việc sử dụng muối biển để kết hợp cùng với cây ngải cứu thì bạn cũng có thể sử dụng giấm gạo để thay thế. Hiệu quả giảm đau nhức lưng của phương pháp này không hề thua kém phương pháp trên đồng thời giảm sự chèn ép các dây thần kinh ở lưng.
Bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây:
- Chuẩn bị một nắm ngải cứu và 150 ml giấm gạo;
- Đem toàn bộ cây ngải cứu đã được chuẩn bị rửa qua nhiều lần với nước sạch, sau đó vớt ra để ráo;
- Giấm gạo cần được đem đun nóng cùng với giấm gạo;
- Cho toàn bộ hỗn hợp ngải cứu và giấm gạo vào trong miếng vải sạch, buộc chặt;
- Chườm dọc cột sống trong khoảng 15 – 20 phút hoặc cho đến khi miếng vải nguội dần;
- Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần để cải thiện chứng đau lưng.
3. Dùng ngải cứu và mật ong chữa bệnh gai cột sống
Mật ong cũng được giới chuyên môn đánh giá là loại thực phẩm có nhiều giá trị về mặt dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong mật ong có chứa khá nhiều chất chống oxy hóa, giúp làm giảm tình trạng sưng viêm, xoa dịu các cơn đau nhức và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Với bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị 300 – 350 gram cây ngải cứu cùng với một vài thìa mật ong nguyên chất và tiến hành thực hiện theo các bước sau:
- Đem toàn bộ cây ngải cứu vừa được chuẩn bị rửa qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất, tốt hơn nên ngâm cùng với nước muối pha loãng, sau đó vớt ra để ráo;
- Cho vào cối để giã cho nát, sau đó chắt lọc lấy phần nước cốt;
- Tiếp tục cho vài thìa mật ong vào và khuấy đều;
- Người bệnh sử dụng hỗn hợp vừa được làm xong hết trong ngày, có thể chia thành nhiều phần nhỏ để tránh tình trạng khó uống bỏ phí.
Một thời gian đầu sử dụng bài thuốc uống từ ngải cứu sẽ cảm thấy khó uống do chưa quen. Do đó, người bệnh có thể uống từ từ hoặc chia thành nhiều lần uống trong ngày. Sau một thời gian, người bệnh sẽ sử dụng quen.
4. Bài thuốc từ cây ngải cứu, bưởi và chanh trị bệnh gai cột sống
Chanh và bưởi được biết đến là loại quả có hàm lượng vitamin C dồi dào cùng với đó là các tinh chất dầu có tác dụng kháng viêm, tăng cường sức đề kháng, giúp cho xương khớp được chắc khỏe. Sự kết hợp giữa cây ngải cứu, bưởi và chanh là sự kết hợp hoàn hảo trong việc cải thiện bệnh gai cột sống mà người bệnh không nên bỏ qua.
Để thực hiện bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị 200 gram cây ngải cứu, 1 kg chanh phơi khô bỏ hạt, 2 quả bưởi, 1 lít rượu gạo trắng và 200 gram đường phèn. Khi tất cả các nguyên liệu đã được chuẩn bị đầy đủ, bạn có thể bắt tay ngay vào thực hiện theo các bước sau:
- Đem ngải cứu, bưởi, chanh rửa qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn sau đó đem đi sao vàng và phơi nắng trong khoảng 1 ngày;
- Cho toàn bộ nguyên liệu vào trong bình thủy tinh có nắp đậy;
- Tiếp tục cho phần rượu trắng ngon và đường phèn;
- Đậy kín nắp bình và đem bảo quản nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời;
- Sau 30 ngày ngâm là có thể sử dụng với mỗi lần sử dụng khoảng 1 chén nhỏ tương ứng với 30ml.
5. Món ăn từ cây ngải cứu hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống
Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc đắp, thuốc uống từ cây ngải cứu thì người bệnh cũng có thể sử dụng thêm một số món ăn từ cây ngải cứu để hỗ trợ cải thiện bệnh gai cột sống. Một số món điển hình như: canh ngải cứu nấu chung với thịt nạc, gà ác hầm cây ngải cứu, trứng chiên ngải cứu,… Những món ăn trên, bạn có thể luân phiên thay đổi trong thực đơn của bạn để tránh sự nhàm chán.
Với 5 cách sử dụng cây ngải cứu trị bệnh gai cột sống được chúng tôi chia sẻ trên, bạn có thể lựa chọn cho mình một cách trị để cải thiện ngay tại nhà hoặc có thể kết hợp một cách khác cùng một lúc như thuốc uống kết hợp cùng với thuốc đắp. Tuy nhiên, không phải tất cả các đối tượng mắc bệnh gai cột sống đều có thể áp dụng phương pháp này để cải thiện sức khỏe. Những đối tượng dưới đây cần hết sức lưu ý khi áp dụng, bao gồm:
- Phụ nữ đang mang thai không nên ăn quá nhiều ngải cứu. Việc sử dụng quá nhiều có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Do đó, mỗi tuần, chị em phụ nữ đang có bầu chỉ nên sử dụng 1 – 2 lần;
- Phụ nữ mang thai ở cá nguyệt đầu không nên sử dụng cây ngải cứu;
- Trong cây ngải cứu có chứa một số tinh dầu làm ảnh hưởng đến chức năng gan. Vì thế, các đối tượng bị suy giảm chức năng gan không nên sử dụng lá cây ngải cứu;
- Đối tượng bị rối loạn đường ruột cấp tính không nên sử dụng cây ngải cứu để trị bệnh gai cột sống;
- Các đối tượng khỏe mạnh, không bệnh tật không nên sử dụng nước trà hay nước sắc từ ngải cứu.
Một số lưu ý khi chữa bệnh gai cột sống bằng cây ngải cứu tại nhà
Đa phần cách chữa bệnh gai cột sống bằng cây ngải cứu chỉ được lưu truyền trong phạm vi dân gian và hiện nay chưa có chứng minh khoa học cụ thể nào, do đó, người bệnh không nên quá phụ thuộc vào phương pháp này. Bên cạnh đó, khi áp dụng mẹo vặt này, người bệnh cũng nên lưu ý đến một số vấn đề khác để phòng ngừa cũng như tăng hiệu quả của bài thuốc:
- Các đối tượng quá mẫn cảm hay dị ứng với một số thành phần có trong cây ngải cứu cần hết sức lưu ý khi sử dụng;
- Ngải cứu là vị thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên, thường có tác dụng khá chậm so với các loại thuốc đặc trị bệnh khác. Chính vì vậy, để đạt được kết quả điều trị như mong muốn, người bệnh nên kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày và không được điều trị lở dở;
- Trong quá trình sử dụng bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh gai cột sống, nếu người bệnh gặp phải những triệu chứng bất thường nào, khi đó, bạn cần tạm ngưng việc sử dụng thuốc một thời gian và chỉ trở lại sử dụng khi cơ thể đã ổn định;
- Đối với các trường hợp bệnh gai cột sống ở mức độ trung bình hay nặng thì phương pháp chữa bệnh bằng cây ngải cứu chỉ là phương pháp hỗ trợ, thậm chí là không mang lại kết quả điều trị như mong đợi. Vì thế, người bệnh nên tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh để có những phương án điều trị phù hợp.
Bên cạnh những điểm cần lưu ý trên, người bệnh cũng cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Điều này có thể giúp cho bệnh tình được khôi phục một cách nhanh chóng. Cụ thể hơn;
- Tăng cường bổ sung cho cơ thể nhiều dưỡng chất, vitamin có trong rau xanh, củ quả tươi, các loại ngũ cốc, thịt cá,…;
- Hạn chế sử dụng các loại thức ăn cay nóng, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ;
- Từ bỏ việc sử dụng các đồ uống có cồn như: rượu, bia,… hay các chất kích thích khác như: thuốc lá, cà phê, trà đặc,… Bởi các chất kích thích này chỉ khiến cho các triệu chứng của bệnh gai cột sống càng trở nặng hơn;
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh căng thẳng quá mức hay lao động quá nặng;
- Dành thời gian để luyện tập thể dục thể thao. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn các bài tập vừa sức để tránh làm ảnh hưởng đến chức năng của cột sống.
Tóm lại, chữa bệnh gai cột sống bằng cây ngải cứu là một phương pháp không chỉ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh gai cột sống gây ra mà ít gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Sau một thời gian áp dụng phương pháp này, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế tiến hành thăm khám để biết chính xác thuốc có phát huy công dụng hay không và phòng các tình huống rủi ro có thể xảy ra.
Có thể bạn đọc quan tâm: Cách chữa gai cột sống bằng lá lốt theo kinh nghiệm dân gian
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!