Chữa rong kinh bằng gừng: Mẹo dân gian đơn giản mà hiệu quả

Rong kinh là một vấn đề thường gặp. Bởi vậy, rất nhiều người quan tâm đến cách chữa rong kinh đơn giản, tiết kiệm mà hiệu quả. Trong những phương pháp điều trị rong kinh tại nhà, chữa rong kinh bằng gừng luôn được chị em áp dụng thường xuyên. Phương pháp này thực hiện ra sao, có thực sự hiệu quả?

Gừng không chỉ là gia vị mà còn mang nhiều dược tính và được sử dụng nhiều trong việc chữa, phòng tránh các bệnh như cảm cúm, viêm họng, hen suyễn, tụt huyết áp,… và đặc biệt là chữa trị rong kinh. Theo các tài liệu Đông y Trung Hoa, gừng xuất hiện trong những bài thuốc điều trị các vấn đề kinh nguyệt. Vậy điều gì làm nên những tác dụng thần kỳ này?

Chữa rong kinh bằng gừng là cách làm quen thuộc với nhiều người
Chữa rong kinh bằng gừng là cách làm quen thuộc với nhiều người

Gừng tươi hỗ trợ chữa rong kinh như thế nào?

Gừng là một thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của mỗi gia đình chúng ta, có thể tác dụng lên tỳ, vị, đại tràng, kinh phế và thận. Gừng có vị cay, tính ấm nên có công dụng chống lạnh, ôn trung, làm ấm, hồi dương, thông mạch. Theo Y học cổ truyền, gừng rất tốt để bổ phế, thông mạch và chữa được nhiều loại bệnh, được nền y học Trung Hoa gọi là “thần dược trường sinh”. Vị cay của gừng được phát hiện là có liên quan đến hai loại hợp chất là capsaicin và piperine, giúp chống oxy hóa ( với hai chất có trong gừng là gingerols và shogaol), kháng viêm, diệt khuẩn, phòng ngừa bệnh tật, kể cả tế bào ung thư. 

Khi sử dụng gừng, nó sẽ tác động vào 3 kinh phế, tỳ, vị, giúp tán hàn, ôn trung, trừ đàm, hành thủy, giải độc nên máu trong tử cung sẽ được lưu thông tốt hơn, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu khắp cơ thể, vừa giúp mọi độc tố theo máu kinh thoát ra ngoài, kinh không lắt nhắt. Gừng tươi còn giúp các cơ tử cung co thắt bình thường, mạch máu được giãn nở do có tính ấm, từ đó giảm bớt triệu chứng đau bụng kinh đi kèm rong kinh

Gừng giúp tử cung co thắt nhẹ nhàng hơn, giãn nở, giúp mạch máu lưu thông
Gừng giúp tử cung co thắt nhẹ nhàng hơn, giãn nở, giúp mạch máu lưu thông

Trong dân gian cũng lưu truyền rất nhiều bài thuốc sử dụng gừng để điều trị hiệu qua vấn đề kinh nguyệt, rong kinh. Thực tế, đây là một cách chữa lý tưởng cho những người bị rong kinh cơ năng vì vừa an toàn, hiệu quả, lại không tốn kém chi phí, dễ mua, dễ làm.

Cách chữa rong kinh bằng gừng

Cách uống nước gừng để điều hòa chu kì nguyệt san

Cắt lát gừng mỏng 3 – 4cm, đập dập, sau đó thả vào nồi và đun sôi với 100ml nước. Sau khi hỗn hợp sôi, cho một chút muối tinh vào rồi trộn chung với mật ong giúp tăng cường khả năng phục hồi cơ thể, kháng viêm, diệt khuẩn.

Bạn nên uống nước gừng mật ong trước khi đi ngủ vào ban đêm, sử dụng liên tục khoảng 3 đêm, sau đó ngưng trong 1 tuần kế tiếp, rồi lặp lại quy trình uống 3 đêm. Áp dụng 3 lần trong tháng cách tuần như vậy sẽ giúp kinh nguyệt ghé thăm bạn đều đặn theo chu kỳ 28-30 ngày mà không gặp tình trạng rong kinh kéo dài.

Sử dụng nước gừng là cách chữa rong kinh bằng gừng đơn giản nhất
Sử dụng nước gừng là cách chữa rong kinh bằng gừng đơn giản nhất

Đắp gừng tươi

Đắp gừng là cách được sử dụng khi bạn mắc rong kinh kèm đau bụng kinh. Bạn sử dụng gừng đã được thái mỏng hoặc giã nát lấy bã để đắp lên vùng bị đau, cường độ của cơn đau sẽ giảm dần, tuần hoàn, lưu thông máu tốt hơn, khiến chúng ta nhanh chóng thấy dễ chịu và thoải mái. Phương pháp này tận dụng tính ấm của gừng để trục hàn, giữ nhiệt, vùng bụng dưới từ đó không bị lạnh, tử cung co bóp dễ dàng, không bị siết hay gặp áp lực nên sẽ cải thiện được rong kinh, kiểm soát lượng máu ra không còn ồ ạt.

Tắm với nước gừng tươi hay tinh dầu gừng

Từ xưa, các bà, các mẹ đã có thói quen sử dụng gừng tươi giã nát để pha vào nước tắm mỗi khi sức khỏe yếu, cơ thể mệt mỏi hay mắc chứng cảm, trúng gió. Phương pháp này đến nay vẫn được áp dụng. Tắm bằng nước gừng khiến cho các mạch máu được giãn nở, cơ thể, tinh thần được thư giãn, thoải mái; không chỉ chữa bệnh mà còn cải thiện các triệu chứng đau đớn, buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, lạnh chân tay do rong kinh trong ngày “đèn đỏ”. Thậm chí, massage vùng bụng dưới với tinh dầu gừng cũng là một cách hiệu quả để giúp tử cung giãn nở, co bóp, đào thải máu kinh tốt hơn nên sẽ không còn tình trạng kinh ra lắt nhắt, rong kinh nhiều ngày không dứt.

Tắm nước gừng vừa là cách chữa rong kinh, vừa là một biện pháp thư giãn
Tắm nước gừng vừa là cách chữa rong kinh, vừa là một biện pháp thư giãn

Ngậm gừng tươi

Đây là phương pháp đơn giản và tiện lợi nhất cho những chị em bận rộn, không có nhiều thời gian. Bạn thái mỏng vài lát gừng, ngậm trong miệng, để vị cay, ấm của gừng tan ra và lan từ miệng xuống khoang bụng. Cách làm này vừa giúp thân nhiệt tăng lên, giữ ấm cơ thể, vừa tốt cho tiêu hóa bởi các hợp chất và beta-carotene có trong gừng, giảm đau hiệu quả lại  giúp cơ thể được thư giãn, hóa ứ, thanh lọc tốt hơn.

Chế biến các món ăn từ gừng

Nếu thường xuyên bị rong kinh hành hạ, chị em nên áp dụng các công thức chế biến thực phẩm có dùng gừng làm gia vị. Chẳng hạn như: gà rang gừng, canh cá nấu gừng, trứng vịt lộn ăn kèm gừng, thịt rang gừng, canh rau cải nấu gừng,….

Bạn cũng có thể chế biến một số món ăn với gừng để cải thiện rong kinh
Bạn cũng có thể chế biến một số món ăn với gừng để cải thiện rong kinh

Một số lưu ý khi sử dụng gừng chữa rong kinh

Gừng tuy được coi là một loại thực phẩm an toàn nhưng trong một số trường hợp, nó vẫn có thể gây nguy hiểm và khiến sức khỏe con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số người sau khi chữa rong kinh bằng gừng có thể bị đầy hơi, ợ nóng, tiêu chảy, dạ dày khó chịu, kích ứng da, mẩn ngứa. Vì vậy, bạn cần chắc chắn mình không thuộc đối tượng bị dị ứng, kích ứng với gừng rồi mới sử dụng.

Ngoài ra, thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Nguyên Giám đốc Phòng khám Đông y Việt Nam khuyến cáo những người thuộc các trường hợp dưới đây tuyệt đối không nên dùng gừng để chữa rong kinh: 

  • Người bị say nắng: trường hợp bị say nắng, thân nhiệt lên cao thì tuyệt đối không được dùng gừng sẽ khiến huyết áp tăng vọt, gây đột quỵ, rất nguy hiểm.
  • Không dùng gừng cho người sốt cao, huyết áp cao: Gừng sẽ kích thích khiến huyết áp tăng vọt, có thể gây vỡ động mạch và dẫn đến tai biến mạch máu não, nguy hiểm tính mạng. Khi bị sốt, cảm nắng chúng ta cũng không dùng gừng, sẽ khiến thân nhiệt cao hơn.
  • Người bị bệnh dạ dày: gừng khiến các niêm mạc dạ dày bị kích thích, bào mòn và dẫn đến viêm loét, bao phủ thành ruột và đại tràng, phát triển tế bào ung thư, các khối u.
  • Người bị bệnh gan: gừng kích thích những tế bào gan, khiến chúng bị hoại tử. Vì vậy, người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan nên tránh ăn gừng.
  • Người bị sỏi mật: gừng khiến các viên sỏi kết tủa trong mật.
  • Phụ nữ có thai: trong nửa cuối thai kỳ, bạn không nên sử dụng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp, vỡ mạch máu.
  • Không nên sử dụng gừng trong thời kỳ cho con bú bởi nó có thể thông qua sữa mẹ, gây chứng mất ngủ ở bé.
  • Người bị bệnh trĩ: gừng gây ảnh hưởng nghiêm trọng, vỡ mạch máu, khiến tình trạng bệnh thêm nặng. 
Trong một số trường hợp, bạn không thể sử dụng gừng, đặc biệt với những người cao huyết áp, thân nhiệt tăng
Trong một số trường hợp, bạn không thể sử dụng gừng, đặc biệt với những người cao huyết áp, thân nhiệt tăng

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về việc sử dụng gừng để điều trị rong kinh. Tuy nhiên, khi rong kinh kéo dài, xuất huyết nghiêm trọng hay kèm theo khí hư với màu sắc lạ, mùi hôi khó chịu, vón cục, đặc dính, đau bụng dưới, ngất xỉu, tụt huyết áp…, chị em cần đi khám và điều trị ngay để đảm bảo sức khỏe, chức năng sinh sản sau này.

Ngày Cập nhật 06/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *