Tổng hợp các cách hỗ trợ chữa viêm da cơ địa hiệu quả và an toàn
Chữa viêm da cơ địa bằng cách nào đảm bảo hiệu quả và an toàn là băn khoăn của nhiều người bệnh. Bởi lẽ, viêm da cơ địa vốn là bệnh mãn tính, dễ tái phát và khó điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có được kinh nghiệm chữa viêm da cơ địa bằng các liệu pháp hiệu quả và an toàn nhất.
Viêm da cơ địa là bệnh viêm da mãn tính, tái phát từng đợt hoặc khi gặp điều kiện thuận lợi. Các triệu chứng bệnh đặc trưng của bệnh là tình trạng đỏ da, nổi mẩn, ngứa, khô da, nứt nẻ, dày da và bong tróc. Viêm da cơ địa ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, tâm lý người bệnh. Nhiều trường hợp viêm da cơ địa biến chứng nhiễm khuẩn, bội nhiễm, phù nề để lại sẹo xấu.
Hiện nay chưa có cách chữa trị bệnh dứt điểm. Mục tiêu trong điều trị là loại bỏ triệu chứng bệnh, duy trì hiệu quả điều trị trong thời gian dài. Đồng thời hạn chế thấp nhất khả năng tái phát. Đa số người bệnh viêm da cơ địa đều gặp phải vấn đề nan giải là bệnh tái đi tái lại sau điều trị. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do điều trị sai cách.
Dưới đây là một số cách điều trị viêm da cơ địa được áp dụng phổ biến hiện nay:
Chữa viêm da cơ địa bằng thuốc dân gian
Trong dân gian có nhiều bài thuốc từ thảo dược có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng ngoài da. Vì vậy, giải pháp đầu tiên mà nhiều người lựa chọn khi nhận thấy dấu hiệu viêm da cơ địa chữa trị tại nhà. Một số mẹo trị viêm da cơ địa dân gian thường được áp dụng như:
Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt
Lá lốt rất phổ biến và quen thuộc đối với người Việt. Lá lốt có chứa tinh dầu và các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa. Vì thế, lá lốt được dân gian sử dụng rộng rãi để làm dịu cơn ngứa và giảm triệu chứng viêm da, nổi mụn. Cách dùng lá lốt trị viêm da cơ địa như sau:
- Uống nước lá lốt: Lấy 1 nắm lá lốt, rửa sạch, thái nhỏ. Đem lá lốt sau nóng trên lửa nhỏ rồi đem sắc với nước trong 15-20 phút. Gạn lấy nước và uống hàng ngày.
- Đắp lá lốt ngoài da: Lấy 1 nắm lá lốt, rửa sạch, xay nhuyễn và cho thêm chút muối sạch. Rửa sạch vùng da bị bệnh đắp hỗn hợp lá lốt lên da trong 30 phút. Sau đó vệ sinh da lại 1 lần nữa và thực hiện 2-3 lần/ tuấn.
- Lá tắm chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt: Dùng 1 nắm lá trầu không, rửa thật sạch, đun sôi với 1 – 2 lít nước và 1 chút muối. Dùng nước đó để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị bệnh 2-3 lần/ tuần.
Cây sài đất trị viêm da cơ địa
Sài đất chữa nhiều tinh dầu và hoạt chất giúp kháng khuẩn, tiêu viêm. Thảo mộc này được sử dụng nhiều trong điều trị các vấn đề về da. Điều trị viêm da cơ địa bằng cây sài đất được áp dụng như sau:
– Cách 1: Lấy 1 nắm sài đất (100g) rửa sạch và ngâm với nước muối loãng. Sau đó vớt ra để ráo và giã nhuyễn với chút muối. Pha hỗn hợp lá sài đất với một cốc nước và lọc lấy nước uống 2 lần/ ngày. Phần bã có thể dùng để đắp lên da để giảm ngứa.
– Cách 2: Lấy 1 nắm lá sài đất, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Sau đó, đun sôi lá sài đất với khoảng 1-2 lít nước trong 15-20 phút. Dùng nước đó để tắm, rửa vùng da bị bệnh khi còn ấm.
Cây vòi voi chữa bệnh viêm cơ địa
Theo y học cổ truyền, cây vòi voi có tính mát, vị đắng nhẹ, có tác dụng chống viêm, giảm đau, giải độc. Dân gian sử dụng cây vòi voi phổ biến để giảm ngứa, giảm triệu chứng bệnh ngoài da. Cách sử dụng cây vòi voi chữa viêm da cơ địa như sau:
– Cách 1: Lấy 2-3 cây vòi voi, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng. Sau đó đem thái nhỏ và giã nát. Vệ sinh vùng da bị bệnh sạch sẽ và đắp hỗn hợp vòi voi giã được lên trong 20-30 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện 2 lần/ tuần.
– Cách 2: Dùng 1 nắm lá cây vòi voi tươi hoặc 20-30g vòi voi khô, rửa sạch. Sau đó, đun sôi vòi voi với 3 bát nước đến khi còn lại 1 bát thì dùng nước này để uống mỗi ngày.
Trị bệnh viêm da cơ địa bằng tỏi
Tỏi được biết đến như 1 vị kháng sinh trong Đông y có nhiều công dụng trong điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt là với các bệnh ngoài da, tỏi có thể giúp cải thiện các triệu chứng ngứa, viêm nhiễm. Cách dùng tỏi để trị viêm da cơ địa như sau:
Chuẩn bị 200g tỏi đen, 1 lít rượu trắng. Loại bỏ vỏ và rửa sạch tỏi. Cho tỏi và rượu vào bình đậy nắp kín, ngâm trong 1 tuần. Sau đó, vệ sinh vùng da bị bệnh sạch sẽ rồi bôi rượu tỏi lên da. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bổ sung thêm tỏi trong bữa ăn hàng ngày.
Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không
Lá trầu không có chữa 1 lượng lớn tinh dầu và nhiều hoạt chất giúp sát khuẩn, giảm ngứa ngoài da rất tốt. Cách dùng lá trầu không chữa viêm da cơ địa như sau:
Lấy 1 nắm lá trầu không, rửa sạch, vò nát và đun sôi với nước. Đợi nước nguội bớt thì dùng nước này để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị bệnh. Để giảm ngứa nhanh có thể cho thêm vào nước 1 chút muối sạch.
Điều trị viêm da cơ địa bằng lá khế
Lá khế có thể phù hợp để chữa viêm da cơ địa ở trẻ em và người lớn. Dùng 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch và đun sôi với 1-2 lít nước. Sau khi nước nguội bớt thì dùng để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị bệnh. Ngoài ra, còn có thể dùng lá khế giã nhuyễn để đắp lên vùng bị viêm da cơ địa cũng đem lại hiệu quả tốt.
*Lưu ý: Cách chữa viêm da cơ địa tại nhà có ưu điểm là dễ kiếm nguyên liệu, lành tính, tiết kiệm, giúp giảm nhẹ triệu chứng. Tuy nhiên, cách chữa viêm da cơ địa bằng dân gian ít có tác dụng điều trị, bệnh dễ tái phát. Trường hợp áp dụng sai cách, không đảm bảo vệ sinh có thể tiềm ẩn nguy cơ bội nhiễm nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh nên tham khảo kỹ trước khi áp dụng. Nếu thấy tình trạng nghiêm trọng hơn hoặc không hiệu quả hãy ngưng áp dụng.
Cách chữa viêm da cơ địa bằng thuốc Tây
Tại các cơ sở y tế, căn cứ vào tình trạng, mức độ nặng nhẹ của bệnh viêm da cơ địa mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc Tây dạng bôi ngoài da kiểm soát triệu chứng tại chỗ và thuốc uống toàn thân bao gồm:
– Sử dụng chất dưỡng ẩm cho da để chống khô da, giảm tình trạng nổi ban đỏ, ngứa, nứt nẻ, đau rát, dày da. Nên sử dụng sau khi tắm để đạt hiệu quả tốt.
– Băng ẩm giúp làm giảm tình trạng mất nước, hạn chế phản ứng gãi ngứa. Trường hợp có dấu hiệu viêm nhiễm có thể sử dụng băng ẩm có chứa chất dưỡng ẩm và corticoid pha loãng.
– Dung dịch nước anolyte chữa viêm da cơ địa được sử dụng để sát khuẩn ngoài da trường hợp nhẹ.
– Bôi thuốc corticoid: Có 7 nhóm thuốc corticoid khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ mà bác sĩ chỉ định loại phù hợp. Thông thường chữa viêm da cơ địa nhẹ sử dụng nhóm VI-VII, trung bình dùng nhóm III-V, nặng dùng nhóm II-V. Trường hợp nghiêm trọng mới sử dụng đến corticoid đường uống. Nhóm thuốc này có thể gây tác dụng phụ như giãn mạch, teo da, đỏ da, rạn da, dậm lông, nổi mụn trứng cá. Bệnh nhân thường được khuyến cáo không nên dùng trong thời gian dài.
– Thuốc ức chế Calcineurin: Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm ngứa ngoài da xếp sau nhóm thuốc corticoid. Việc sử dụng nhóm thuốc này cần có sự chỉ định của bác sĩ, vì có thể gây cảm giác bỏng rát khi bôi.
– Thuốc sát khuẩn, kháng viêm: Viêm da cơ địa có biểu hiện nhiễm khuẩn, người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc có tác dụng diệt khuẩn, khử khuẩn. Nhóm thuốc này có thể gây nguy cơ viêm da tiếp xúc, kháng thuốc nên cần thận trọng khi sử dụng.
– Thuốc kháng Histamin: Nhóm thuốc này có tác dụng chống dị ứng, giảm ngứa khi bôi ngoài da với liều lượng phù hợp.
*Lưu ý: Các loại thuốc bôi viêm da cơ địa hoặc điều trị toàn thân nếu lạm dụng đều tiềm ẩn tác dụng phụ. Lạm dụng thuốc tây là nguyên nhân dẫn đến khởi phát hoặc tái phát viêm da cơ địa. Chính vì vậy, người bệnh nên thăm khám để được bác sĩ chỉ định dùng thuốc. Đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc chữa viêm da cơ địa ở trẻ em.
Điều trị viêm da cơ địa bằng quang trị liệu
Thành quả của y học hiện đại cho ra đời phương pháp quan trị liệu. Phương pháp này sử dụng tia UVA, UVB… chiếu trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Quang trị liệu giúp thuyên giảm nhanh các triệu chứng bệnh ngay sau khi điều trị. Tuy nhiên, bệnh vẫn có khả năng tái phát sau đó.
Đặc biệt cẩn trọng với những rủi ro như tăng nguy cơ ung thư da, hại mắt khi áp dụng. Chi phí điều trị bằng phương pháp này cũng cao hơn nhiều lần. Thông thường biện pháp này được chỉ định khi bệnh nặng, dùng thuốc không hiệu quả.
Các điều trị viêm da cơ địa bằng Đông y
Trong Đông y, viêm da cơ địa được gọi là Can tiễn, Ngưu bì tiễn. Đây là dạng tổn thương gây khô, nứt nẻ và dày da. Nguyên nhân do phong, thấp, nhiệt và phong là nguyên nhân thường gặp nhất. Phong hóa nhiệt khi xâm nhập cơ thể, kết hợp với các tác nhân bên ngoài gây bệnh. Nguyên tắc điều trị viêm da cơ địa theo Đông y là loại bỏ căn nguyên, dứt triệu chứng, phục hồi da, ngắn tái phát theo từng căn nguyên.
- Nếu ngứa nhiều do phong thì sử dụng phép chữa khu phong với các vị: Kinh giới, phòng phong, Bạc hà, Uy linh tiên, Ké đầu ngựa…
- Thể nhiệt hoặc hỏa gây nóng rát, sưng nề, đau cần dùng thuốc thanh nhiệt như Huyền Sâm, Sinh địa… Nếu có viêm nhiễm sử dụng thêm thuốc giải độc như Kim ngân, Bồ công anh, Sài đất…
- Trường hợp nổi sẩn cục do huyết ứ dùng thuốc hoạt huyết như: Xuyên khung, Xích thược, Đan sâm…
- Thể thấp nhiệt gây tổn thương, mụn nước, viêm nhiễm cần thanh trừ thấp nhiệt. Đồng thời dùng kháng sinh Đông y để trị viêm như: Hoàng bá, Hoàng liên, Khổ sâm…
*Lưu ý: Thuốc Đông y có ưu điểm là trị bệnh từ gốc, hiệu quả cao và lâu dài khi ngăn viêm da cơ địa tái đi tái lại. Đồng thời vì sử dụng thảo dược nên an toàn và lành tính. Tuy nhiên, hiệu quả đến chậm và đòi hỏi người bệnh cần kiên trì. Việc sử dụng thuốc Đông y tại các đơn vị không uy tín có thể tiềm ẩn nhiều nguy hại. Do đó, người bệnh nên lựa chọn đơn vị y học cổ truyền uy tín để được kê đơn, bốc thuốc.
Kinh nghiệm chữa viêm da cơ địa của người bệnh
Viêm da cơ địa là bệnh mãn tính, khó chữa. Tuy nhiên, thực tế có nhiều người đã kiểm soát thành công căn bệnh này. Dưới đây là kinh nghiệm điều trị viêm da cơ địa thực tế của một số bệnh nhân mà ban biên tập có dịp tìm hiểu.
Trên chương trình truyền hình về sức khỏe Sống khỏe mỗi ngày VTV2 có chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh viêm da cơ địa của chị Nguyễn Thị Thỏa (Nguyễn Xiển – Hà Nội). Theo chia sẻ, chị Thỏa bị viêm da cơ địa khoảng 7 năm. Bệnh tái đi tái lại nhiều lần khi thời tiết thay đổi, tiếp xúc hóa chất tẩy rửa. Viêm da cơ địa nghiêm trọng hơn sau khi chị sinh con thứ 2 khiến bàn tay khô ráp, nứt nẻ, đau rát, thậm chí chảy máu, mất hết vân tay.
Để điều trị bệnh, chị Thỏa đã áp dụng rất nhiều các cách khác nhau. Ban đầu chị sử dụng các loại kem bôi làm mềm da nhưng chỉ hạn chế được tình trạng khô da. Sau đó, chị Thỏa thăm khám ở bệnh viện da liễu và sử dụng đơn thuốc Tây điều trị tại chỗ. Sử dụng thuốc Tây, chị Thỏa nhận thấy bệnh thuyên giảm nhanh nhưng tái phát sau khi ngưng dùng thuốc.
Cuối cùng chị tìm đến liệu pháp y học cổ truyền, sử dụng bài thuốc thảo dược Đông y của 1 đơn vị hàng đầu về YHCT. Sau 2 tháng dùng thuốc và tuân thủ chỉ định của bác sĩ, chị Thỏa nhận thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt. Da mềm và phục hồi nhanh, vân tay rõ trở lại. Đặc biệt, chị không gặp tác dụng phụ khi sử dụng bài thuốc thảo dược.
Một trường hợp khác, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long – Quảng Ninh). Ông Tình bị viêm da cơ địa, á sừng lâu năm khiến bàn tay, bàn chân bị khô, nứt nẻ, bong tróc, đau rát. Cũng giống chị Thỏa, ông Tình đi thăm khám và chữa trị bằng nhiều loại thuốc Tây nhưng không hiệu quả. Bệnh của ông thường xuyên tái phát khiến ông gặp bất tiện trong cuộc sống.
Sau nhiều năm chữa trị Tây y không khỏi, ông Tình chuyển sang chữa bằng YHCT với bài thuốc thảo dược Đông y. Bài thuốc gồm thuốc bôi, thuốc uống và thuốc ngâm rửa. Sau 1 tháng sử dụng, ông Tình đã nhận thấy bệnh thuyên giảm trên 80%. Tiếp tục sử dụng thuốc theo tư vấn của bác sĩ, đến nay ông đã ổn định được bệnh và hạn chế tái phát.
Viêm da cơ địa kiêng ăn gì và những lưu ý trong điều trị
Để không ảnh hưởng đến kết quả điều trị, hạn chế tái phát người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp. Theo đó, người bệnh cần chú ý kiêng kỵ một số vấn đề sau:
Viêm da cơ địa nên kiêng:
– Kiêng ăn các loại hải sản đồ tanh như: Tôm, cua, ốc, ếch… Không tiêu thụ các thực phẩm, đồ ăn và gia bị cay nóng như: Măng, ớt, tiêu, đồ lên men… Hạn chế ăn thức ăn nhanh, thịt đỏ và đồ ăn lạ miệng.
– Kiêng rượu bia, thuốc lá, nước có ga, có cồn, các loại chất kích thích.
– Hạn chế gãi ngứa hoặc cọ xát đến da tránh làm tổn thương vùng da bị bệnh.
– Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa, môi trường bụi bẩn. Nếu tiếp xúc cần dùng đồ bảo hộ.
– Hạn chế sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm, mỹ phẩm, nước hoa…
– Hạn chế tiếp xúc với nước quá nóng hoặc quá lạnh, tránh sự thay đổi đột ngột nhiệt độ.
Những điều người bệnh viêm da cơ địa nên làm:
Để chữa viêm da cơ địa hiệu quả, người bệnh nên thực hiện 1 số lời khuyên sau:
– Nên bổ sung thực phẩm lành chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất từ rau xanh, trái cây. Bổ sung nhiều nước, nước ép rau quả, thực phẩm giàu omega-3.
– Bổ sung các loại ngũ cốc tốt cho hệ tiêu hóa, tăng miễn dịch và khả năng tái tạo da
– Vệ sinh da sạch sẽ, dưỡng ẩm cho da bằng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược.
– Lựa chọn đơn vị uy tín để thăm khám và chữa trị ngay khi nhận thấy các triệu chứng bệnh. Tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị.
Trên đây là thông tin tham khảo cách chữa viêm da cơ địa áp dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng người bệnh và bạn đọc quan tâm sẽ có kinh nghiệm, giải pháp điều trị phù hợp.
Ngày Cập nhật 11/01/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!