Bài thuốc chữa viêm da cơ địa từ cây ngải dại khỏi viêm hết ngứa
Chữa viêm da cơ địa bằng các thảo dược có sẵn trong tự nhiên là một trong những biện pháp được nhiều người bệnh quan tâm như: lá lốt, lá trầu không, lá khế,… trong đó có thể không nhắc đến cây ngải dại. Theo Y học cổ truyền, trong cây ngải dại chứa một số thành phần có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, giảm ngứa hiệu quả, rất thích hợp để điều trị bệnh viêm da cơ địa nói riêng và bệnh da liễu nói chung.
Cây ngải dại chữa viêm da cơ địa có tốt như lời đồn không?
Viêm da cơ địa là bệnh da liễu thường gặp ở mọi lứa tuổi, bệnh có thể xuất hiện trong khoảng thời gian dài nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Ở những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng da. Nếu người bệnh lo sợ gặp phải những tác dụng phụ có thể gặp phải khi điều trị bằng các loại thuốc sinh, thì các bài thuốc dân gian chính là biện pháp hữu nghiệm nhất.
Các bài thuốc dân gian thường có nguồn gốc từ các thảo dược có sẵn trong tự nhiên, lành tính và hầu như không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng. Mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người cao tuổi đều có thể sử dụng. Các thảo dược đó có thể là: lá trầu không, lá tía tô, lá khế,… trong đó có cả lá cây ngải dại.
Theo sự ghi nhận của giới dược lý hiện đại, cây ngải dại là một loại cây thân thảo mọc hoang với danh pháp khoa học là Artemisia Indica Willd. Loại cây này thường xuất hiện ở những vùng đất hoang, vùng đất khô cằn, phổ biến hơn ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Trong cây ngải dại có chứa khá nhiều các thành phần hoạt chất có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, giảm ngứa ngáy, tiêu viêm, ngăn ngừa các bệnh lý về da do vi khuẩn gây ra.
Trong Y học cổ truyền, cây ngải dại có vị đắng, mùi hắc, tính mát, với công dụng chính là giải độc, thanh nhiệt, đào thải các độc tố tích tụ lâu ngày trong gan và thận. Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn có tác dụng chữa lành những vết thương ngoài da do một số bệnh lý gây nên như: bệnh viêm da cơ địa, chàm, viêm da dị ứng, nổi mề đay mẩn ngứa, mụn nhọt, côn trùng đốt,…
Ngoài ra, thành phần dược chất của cây ngại dại còn được chiết xuất thành một số thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế các tế bào gốc, tế bào ung thư (ung thư phổi, ung thư gan, ung thư bạch cầu, ung thư đại tràng,…). Thành phần tinh dầu còn giúp cân bằng độ ẩm cho da, giúp làm mềm da và phòng ngừa các bệnh lý về da.
Hiện nay, có khá nhiều người bệnh thường nhầm lẫn loại cây này với cây ngải cứu. Về bản chất, hai loại cây này có hình dạng khá giống nhau nếu không được xem xét kỹ lưỡng. Cây ngải dại thường có thân và lá to hơn cây ngải cứu, có mùi hắc hơn so với cây ngải cứu. Mặt khác, công dụng của hai loại cây này có thể có vài điểm khác biệt. Do đó, người bệnh cần hết sức lưu ý khi sử dụng.
Bài thuốc chữa viêm da cơ địa từ cây ngải dại hết ngứa tiêu viêm
Như các loại thảo dược khác, bài thuốc từ cây ngải dại được thực hiện khá đơn giản và nhanh chóng, không mất quá nhiều thời gian để bào chế. Người bệnh có thể tiến hành thực hiện ngay tại nhà theo sự hướng dẫn dưới đây:
1. Bài thuốc uống từ cây ngải dại chữa viêm da cơ địa
Để điều trị bệnh lý triệt để, người bệnh nên điều trị từ bên trong cơ thể để hạn chế tối đa tình trạng bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Đồng nghĩa với việc đào thải các độc tố tích tụ trong máu. Đây cũng chính là công dụng của bài thuốc từ cây ngải dại.
Với bài thuốc uống chữa viêm da cơ địa từ cây ngải dại, bạn cần chuẩn bị 200 gram lá ngải dại cùng với 2 thìa muối biển. Khi các nguyên liệu đã được chuẩn bị đầy đủ, bạn có thể bắt tay vào thực hiện theo công thức sau:
- Đem toàn bộ lá ngải dại rửa sạch nhiều lần với nước sạch hoặc nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo;
- Cho tất cả lá ngải dại vào trong nồi cùng với 500 – 600 ml nước lọc và tiến hành sắc cho đến khi lượng nước cô đặc còn lại khoảng 200 – 250 ml nước;
- Chắt lọc lấy phần nước rồi chia thành 2 phần nhỏ để sử dụng trong ngày. Mỗi lần sử dụng 1 phần nhỏ;
- Kiên trì sử dụng khoảng 5 -7 ngày, bệnh tình sẽ có dấu hiệu thuyên giảm.
2. Bài thuốc đắp chữa viêm da cơ địa từ cây ngải dại
Đắp trực tiếp thảo dược ngải dại lên vùng da bị tổn thương giúp phát huy tối đa công dụng của thảo dược, nhằm tiêu diệt toàn bộ các vi khuẩn, nấm gây hại đến làn da. Từ đó, giúp cải thiện làn da, mang lại một làn da đều màu.
Quy trình thực hiện bài thuốc đắp từ cây ngải dại chữa viêm da cơ địa được thực hiện khá dễ dàng, người bệnh có thể tham khảo theo các bước sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá ngải dại tươi cùng với một ít muối biển;
- Đem toàn bộ lá ngải dại đã được chuẩn bị rửa sạch nhiều lần với lạnh rồi vớt ra để ráo;
- Cho tất cả vào trong cối để giã cho nát, thêm 2 thìa muối biển vào và tiếp tục giã;
- Đắp hỗn hợp trực tiếp lên vết thương bị viêm và giữ yên khoảng 15 – 20 phút để tinh dầu thấm sâu vào lớp biểu bì;
- Rửa lại bằng nước sạch và dùng khăn bông để lâu khô nước.
Để phát huy hết công dụng bài thuốc đắp từ cây ngải dại, người bệnh cần thực hiện liên tục trong vài tuần và thực hiện mỗi ngày khoảng 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
3. Bài thuốc ngâm rửa chữa viêm da cơ địa từ cây ngải dại
Bên cạnh việc dùng thuốc uống và thuốc đắp chữa viêm da cơ địa, người bệnh cũng có thể kết hợp cùng với bài thuốc ngâm rửa vùng da bị viêm nhiễm mỗi ngày 2 lần. Ngoài công dụng cải thiện tình trạng ngứa ngáy do bệnh viêm da cơ địa gây nên, bài thuốc ngâm rửa còn giúp phòng ngừa bệnh tình lây lan sang những vùng da khỏe mạnh khác hoặc ngăn chặn sự phát triển của bệnh lý.
Người bệnh có thể thực hiện bài thuốc ngâm rửa theo sự hướng dẫn dưới đây:
- Chuẩn bị 50 – 100 gram lá cây ngải dại cùng với một ít muối hạt to;
- Lá cây ngải dại cần được rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất. Sau đó vò cho nát rồi đem nấu cùng với 1 – 2 lít nước lọc;
- Tiếp tục thêm nửa bát muối hạt to và tiếp tục đun thêm 5 phút;
- Tắt bếp và đổ nước vào trong thâu nhỏ, đợi nước nguội dần rồi nước này để ngâm rửa vùng da bị tổn thương;
- Người bệnh có thể dùng phần bã để chà xát nhẹ nhàng trực tiếp lên vùng da bị tổn thương;
- Thực hiện cho đến khi phần nước đã nguội hoàn toàn.
Các bài thuốc từ cây ngải dại chỉ phát huy nhanh công dụng đối với các đối tượng mắc bệnh viêm da cơ địa ở mức độ nhẹ hoặc giai đoạn khởi phát. Đối với những bệnh lý ở mức độ trung bình và nặng, phương pháp này chỉ là biện pháp hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa gây ra. Chính vì vậy, người bệnh nên tiến hành thăm khám để biết chính xác mức độ bệnh lý đang mắc phải cũng như nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này. Từ đó có những biện pháp cải thiện phù hợp.
Những lưu ý khi chữa viêm da cơ địa bằng bài thuốc từ cây ngải dại
Trong quá trình sử dụng cây ngải dại chữa viêm da cơ địa, ngoài việc tuân thủ liều lượng và quy trình thực hiện, người bệnh cũng cần lưu ý đến một số vấn đề khác để tránh gặp phải một số triệu chứng bất thường có thể xảy ra. Cụ thể như sau:
- Chữa viêm da cơ địa bằng cây ngải dại chỉ là phương pháp truyền miệng và chưa được giới dược lý hiện đại công nhận và đưa ra báo cáo chính thức. Chính vì vậy, người bệnh cần cân nhắc khi áp dụng liệu pháp này;
- Với bản chất là bài thuốc dân gian, chữa viêm da cơ địa bằng cây ngải dại thường có tác dụng khá chậm, có thể mất đến vài tuần thậm chí vài tháng bệnh tình mới có dấu hiệu thuyên giảm. Do đó, người bệnh nên sử dụng bài thuốc kiên trì và không được điều trị bỏ dở giữa chừng;
- Các đối tượng bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong thảo dược ngải dại cần hết sức thận trọng khi sử dụng;
- Trong quá trình sử dụng, bạn nên tránh chà xát mạnh thảo dược lên vùng da bị tổn thương. Nếu chà xát quá mạnh có thể khiến cho vết thương càng trở nên nghiêm trọng hơn;
- Trước khi tiến hành bào chế thảo dược ngải dải thành các bài thuốc uống, thuốc đắp, người bệnh cần rửa sạch thảo dược bằng nước sạch để loại bỏ lớp đất cát và bụi bẩn, tốt hơn nếu rửa cùng với nước muối pha loãng.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về cây ngải dại cũng như công dụng của loại cây này trong việc chữa bệnh viêm da cơ địa. Hy vọng những thông tin vừa được chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn đọc biết thêm một phương pháp chữa bệnh viêm da cơ địa khác. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Đồng thời tiến hành thăm khám tại các cơ sở y tế để biết chính xác mức độ bệnh lý đang mắc phải.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm:
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!