5 cách hỗ trợ chữa viêm da cơ địa bằng lá khế cực hay nên áp dụng ngay

Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế là mẹo dân gian được nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Tuy nhiên, hiệu quả của lá khế đến đâu, có an toàn không vẫn là câu hỏi lớn. Bài viết dưới đây gửi đến người bệnh và bạn đọc quan tâm 5 cách sử dụng lá khế chữa viêm da cơ địa lành tính và dễ áp dụng.

Tác dụng của lá khế trong chữa viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một dạng viêm da với biểu hiện đặc trưng là đỏ da, nổi mẩn, ngứa, khô da, nứt da và dày da. Để hạn chế các triệu chứng ngoài da, dân gian thường sử dụng các loại thảo mộc, trong đó có lá khế.

Lá khế rất phổ biến ở Việt Nam. Các bộ phận của lá khế đều được dân gian tận dụng là mẹo giảm ngứa ngoài da. Các công trình nghiên cứu khoa học hiện đại tìm thấy trong lá khế có nhiều hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm. Đồng thời, lá khế có chứa nhiều dưỡng chất, vitamin có lợi cho da.

Lá khế có tác dụng giảm tình trạng viêm da cơ địa
Lá khế có tác dụng giảm tình trạng viêm da cơ địa

Trong Đông y, lá khế được biết đến là vị thuốc Nam quý, có mặt trong nhiều bài thuốc trị bệnh về da. Theo Đông y, lá khế có tính mát, vị hơi chát, có tác dụng giải độc, trừ phong nhiệt, lợi tiểu, sát khuẩn, tiêu viêm tốt. Đông y sử dụng lá khế trong điều trị mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, ngứa, viêm nhiễm.

Viêm da cơ địa khởi phát do cơ thể cảm phải phong, thấp, nhiệt, chức năng tạng phủ và hệ miễn dịch suy yếu. Đặc biệt là phong tích tụ lâu ngày trong cơ thể dẫn đến huyết nhiệt, huyết táo, rối loạn vinh vệ. Vì vậy, dược tính và tác dụng của lá khế phù hợp để cải thiện tình trạng viêm da cơ địa.

Hướng dẫn chữa viêm da cơ địa bằng lá khế

Do tính truyền miệng nên có rất nhiều cách sử dụng lá khế trị viêm da cơ địa. Nhưng về cơ bản lá khế được áp dụng để giảm tạm thời các triệu chứng ngứa, khô rát ngoài da. Dưới đây là 5 cách chữa viêm da cơ địa được áp dụng phổ biến nhất.

1. Viêm da cơ địa tắm lá khế giảm ngứa

Cách này có thể giúp người bệnh làm sạch vùng da bị bệnh và giảm nhẹ tình trạng ngứa tại thời điểm áp dụng. Các bước thực hiện như sau:

  • Lấy 1 nắm lá khế khoảng 200g (hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào phạm vi vùng da bị bệnh)
  • Rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, vò nát
  • Đun sôi lá khế với 1-2 lít nước trong 10-15 phút
  • Để nước nguội rồi ngâm rửa vùng da bị bệnh hoặc tắm
  • Vệ sinh lại bằng nước sạch rồi lau khô bằng khăn mềm
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần, liên tục 2-4 tuần
Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế
Chữa viêm da cơ địa bằng cách tắm nước lá khế

2. Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế sao nóng

Dùng lá khế sao nóng chườm lên da giúp người bệnh xoa dịu cảm giác ngứa, khó chịu. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nên chú ý tránh để vùng da bị bệnh bỏng rát do lá quá nóng. Cách thực hiện như sau:

  • Hái 1 nắm lá khế, rửa thật sạch
  • Cho lá khế lên chảo sao nóng
  • Cho lá khế đã sao nóng vào 1 miếng vải mỏng và sạch, chườm nhẹ nhàng lên cùng da bị bệnh.

3. Đắp lá khế chữa viêm da cơ địa 

Đắp hỗn hợp lá khế đã được xay nát lên vùng da bị bệnh cũng giúp giảm nhẹ các triệu chứng viêm da cơ địa. Các áp dụng:

  • Dùng 1 nắm lá khế, rửa thật sạch, ngâm với muối loãng, vớt ra để ráo
  • Giã hoặc xay nát lá khế và cho thêm và cho thêm 1 chút muối sạch
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh và đắp hỗn hợp lên da khoảng 20 phút
  • Rửa lại bằng nước sạch, thâm khô bằng khăn mềm. Thực hiện mỗi ngày 1 lần.
Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế
Chữa viêm da cơ địa bằng cách đắp hỗn hợp lá khế

4. Chà xát lá khế lên da giảm viêm da cơ địa

Cách này có thể giúp cắt cơn ngứa thay cho việc bạn gãi vùng da bị bệnh. Lưu ý việc chà xát lá khế có thể gây tổn thương da nên người bệnh cần thực hiện nhẹ nhàng. Các thực hiện như sau:

  • Lấy 1 nắm lá khế, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để diệt khuẩn
  • Vò nát lá khế cho đến khi mềm ra
  • Vệ sinh vùng da bị bệnh và cùng lá khế đã vò chà xát nhẹ nhàng lên da
  • Sau 15-20 thì rửa lại da bằng nước sạch.

5. Cách chữa viêm da cơ địa bằng uống nước lá khế

Để cải thiện bệnh từ bên trong, người bệnh có thể kết hợp các bộ phận của cây khế như lá khế, vỏ cây, rễ và hoa khế. Cách thực hiện như sau:

  • Lấy 1 lượng lá, vỏ, rễ và hoa khế vừa đủ, rửa thật sạch, ngâm với nước muối loãng.
  • Cho dược liệu vào nồi và sắc thật kỹ với lửa nhỏ
  • Gạn lấy nước uống 2 lần/ ngày
  • Kiên trì thực hiện trong trên 4 tuần để cải thiện tình trạng bệnh.
Sắc cả hoa, lá, rễ vỏ cây khế làm nước uống chữa bệnh
Sắc cả hoa, lá, rễ vỏ cây khế làm nước uống chữa bệnh

Những lưu ý khi sử dụng lá khế chữa viêm da cơ địa

Theo đánh giá của chuyên gia, lá khế chỉ giúp giảm nhẹ tình trạng ngứa, rát do viêm da cơ địa. Lá khế thường có tác dụng tại chỗ, tức thời tại thời điểm áp dụng. Đồng thời, vì là nguyên liệu thảo dược nên lá khế khá lành tính, không gây tác dụng phụ. Tuy vậy, hiệu quả của mẹo dân gian này chưa được kiểm chứng chính xác.

Về cơ bản, lá khế không có tác dụng điều trị viêm da cơ địa triệt để. Tính truyền miệng, không có công thức rõ ràng có thể khiến người bệnh gặp rủi ro khi áp dụng. Trong đó, tình trạng nhiễm khuẩn, tái phát bệnh rất thường gặp. Thông thường bệnh tái phát lần sau nặng hơn lần trước và khó điều trị hơn.

Đặc biệt, đối với viêm da cơ địa ở trẻ em, việc sử dụng lá khế cần hết sức thận trọng. Lá khế có thể gây hại cho da trẻ nếu lạm dụng quá nhiều. Vì vậy, các bậc phụ huynh chỉ nên sử dụng lá khế làm lá tắm ngoài da cho trẻ. Số lượng lá khế cần dùng ở trẻ em bằng 1 nửa so với người lớn.

Kinh nghiệm chữa viêm da cơ địa bằng lá khế, nhiều người bệnh cho biết triệu chứng bệnh chỉ được kiểm soát tại thời điểm áp dụng. Sau khi ngưng áp dụng thì viêm da cơ địa lại tái phát, thậm chí nghiêm trọng hơn trước. Nhiều trường hợp phải vội vã đi thăm khám ngay vì bị nhiễm khuẩn sau khi dùng lá khế.

Hình ảnh biến chứng của bệnh khi chữa trị sai cách
Hình ảnh biến chứng của bệnh khi chữa trị sai cách

Do đó, khi áp dụng các trị viêm da cơ địa bằng lá khế, người bệnh nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Sử dụng lá khế không lẫn hóa chất, bụi bẩn, đảm bảo vệ sinh trong các bước thực hiện.
  • Vệ sinh vùng da bị bệnh trước khi áp dụng để tránh tính trạng nhiễm khuẩn.
  • Hạn chế chà xát quá mạnh lên vùng da bị bệnh để tránh tổn thương da.
  • Kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, chăm sóc da phù hợp.
  • Khi nhận thấy các triệu chứng nghiêm trọng hơn, hoặc không thuyên giảm nên ngừng áp dụng.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ ngay nếu vùng da bị bệnh có dấu hiệu phỏng rộp, sưng viêm, mưng mủ.
  • Nên thăm khám và điều trị bệnh tại đơn vị uy tín ngay khi nhận thấy các triệu chứng bệnh. Chỉ áp dụng cách điều trị được bác sĩ tư vấn và chỉ định.

Ngày Cập nhật 06/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *