Chữa Viêm Niệu Đạo Bằng Đông Y – 8 Bài thuốc Hay
Chữa viêm niệu đạo bằng bài thuốc Đông y là phương pháp điều trị được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Tuy bài thuốc mang lại công dụng khá chậm nhưng được giới chuyên gia đánh giá cao về mặt an toàn, ít gây ra tác dụng phụ nên thích hợp cho việc điều trị lâu dài. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin.
Quan niệm của Đông y về bệnh viêm niệu đạo
Niệu đạo là cơ quan thuộc hệ thống đường tiết niệu, là một ống dài nối từ bàng quang ra lỗ tiểu để cho nước thoát ra ngoài. Riêng với nam giới, cơ quan này còn đảm nhiệm chức năng dẫn tinh ra ngoài trong mỗi lần xuất tinh. Vì nhiệm vụ chính là dẫn nước tiểu nên không thể tránh khỏi sự xâm nhập của một số vi khuẩn gây hại gây viêm nhiễm nếu việc vệ sinh cá nhân không chú ý, từ đó sinh ra bệnh viêm niệu đạo.
Theo quan niệm của giới Đông y cổ truyền, viêm niệu đạo thực chất là căn bệnh viêm ống dẫn nước tiểu. Căn bệnh này thuộc chứng nhiệt lâm. Khi mắc bệnh, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng lâm sàng như: khó tiểu, tiểu rát, tiểu buốt, mót đái, nước tiểu ngả màu đục, mạch hoạt sác, hồng sác,… Nhiều trường hợp khác có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng đau vùng hạ vị, lưỡi đỏ rêu vàng, làn da kém sắc,… Khi bác sĩ hoặc lương y bắt mạch xác định huyết ứ thường mạch không thông. Điều này có thể dẫn đến tình trạng máu lưu thông kém cơ thể bị suy nhược.
Giới nghiên cứu còn cho biết, để khắc phục các triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo thì người bệnh cần sử dụng thuốc có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, thông lâm và tăng sức đề kháng. Đồng thời, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, lối sinh hoạt lành mạnh và chế độ vệ sinh đúng cách.
Tổng hợp các bài thuốc Đông y chữa viêm niệu đạo
Một trong những nguyên tắc hàng đầu trong việc chữa viêm niệu đạo bằng bài thuốc Đông y nói riêng và các bệnh lý khác nói chung là đánh thẳng nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng lâm sàng cụ thể. Thông thường, thuốc Đông y trị viêm niệu đạo được chia thành hai dạng chính là thuốc uống, thuốc rửa hoặc kết hợp cả hai. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo:
Chữa viêm niệu đạo bằng bài thuốc Đông y ở dạng thuốc uống
Phần lớn, các bài thuốc Đông y chữa bệnh viêm tiết niệu ngoài công dụng khắc phục các triệu chứng của bệnh mà còn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể, dễ chịu và phòng chống đau buốt. Đặc biệt, bài thuốc uống còn giúp ngăn chặn bệnh tình tái phát trở lại sau khi khỏi bệnh hoàn toàn. Dưới đây là một số bài thuốc uống trị viêm niệu đạo điển hình:
– Bài thuốc số 1:
Nguyên liệu:
- Hoàng kỳ: 24g
- Đảng sâm và thục địa: mỗi vị 18g
- Thỏ ty tử: 12g
- Trạch tra và bồ công anh: mỗi vị 10g
Thực hiện: Cho hết các vị thuốc trên vào trong ấm đất cùng với lượng nước vừa đủ. Tiến hành đun cho đến khi lượng nước còn phân nửa thì tắt bếp. Lọc lấy phần nước để uống trị bệnh viêm niệu đạo. Dùng mỗi ngày 1 thang thuốc.
– Bài thuốc số 2:
Nguyên liệu:
- Rau sam, cỏ lưỡi rắn hoa trắng: mỗi vị 30g
- Thạch xương bồ, thổ phục linh, khổ sâm, xuyên ngưu tất, bạch tiên bì, cù mạch và tỳ giải: mỗi vị 15g
- Hoàng liên: 10g
- Cam thảo và mộc thông: mỗi vị 6g
Thực hiện: Mang một thang thuốc trên sắc cùng với 1 lít nước lọc. Bắc lên bếp và tiến hành đun sôi cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn phân nửa thì tắt bếp và gạn lấy phần nước. Chia nhỏ phần nước sắc được thành 2 phần nhỏ để uống hết trong ngày. Người bệnh nên uống thuốc khi còn ấm và không uống thuốc để qua đêm.
– Bài thuốc số 3:
Nguyên liệu:
- Sơn dược và ý nhân: mỗi vị 24g
- Phục linh, cỏ lưỡi rắn hoa trắng, khoai tây ngọt: mỗi vị 18g
- Cây mã đề và củ mạch: mỗi vị 15g
- Xích tiểu đậu: 10g
- Mộc thông: 4g
Thực hiện: Mang các vị thuốc trên cho vào nồi. Thêm lượng nước vừa đủ rồi bắc lên bếp để đun sôi. Gạn lấy phần nước, chia thành 2 – 3 phần nhỏ để uống hết trong ngày. Người bệnh nên hâm nóng thuốc trước khi dùng.
– Bài thuốc số 4:
Nguyên liệu:
- Cây sậy (dùng thân rễ tươi): 50g
- Hoa cúc dại và đạm trúc điệp: mỗi vị 10g
Thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu đã được chuẩn bị vào trong nồi cùng với 500ml nước. Tiến hành đun sôi rồi gạn lấy phần nước cô đặc để uống khi còn ấm. Kiên trì dùng mỗi ngày một thang thuốc trên.
– Bài thuốc số 5:
Nguyên liệu:
- Thông thảo và cây diếp cá: mỗi vị 30g
Thực hiện: Sau dược liệu đã được làm sạch, cho hết vào trong ấm, thêm chừng 400ml nước rồi bắc lên bếp tiến hành đun sôi. Khi các dưỡng chất có trong dược liệu tan hết trong nước thì tắt bếp và gạn lấy phần nước. Dùng phần nước sắc được thay cho nước trà.
– Bài thuốc số 6:
Nguyên liệu:
- Cam thảo tươi và thân hoặc hạt cây rau dền: mỗi vị 10g
Thực hiện: Rửa sạch hai nguyên liệu trên rồi cho vào nồi cùng với 300ml nước. Tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc còn lại phân nửa thì tắt bếp. Lọc bỏ phần bã, chỉ lấy phần nước cốt để uống. Nên dùng hết trong ngày, không dùng thuốc để qua đêm.
– Bài thuốc số 7:
Nguyên liệu:
- Râu ngô và xích tiểu đậu: mỗi vị 50g
Thực hiện: Cho hết nguyên liệu đã được chuẩn bị vào trong ấm. Tiếp tục cho thêm 400ml nước rồi bắc lên bếp và tiến hành đun sôi. Khi nước cô đặc lại còn khoảng 200ml thì tắt bếp. Sau cùng là gạn lấy phần nước để dùng. Người bệnh có thể chia nhỏ thành nhiều phần để uống hết trong ngày.
Bài thuốc Đông y ngâm rửa vùng kín chữa bệnh viêm niệu đạo
Bên cạnh việc sử dụng bài thuốc uống, người bệnh viêm niệu đạo nên kết hợp cùng với bài thuốc ngâm rửa để gia tăng công dụng. Người bệnh nên sử dụng để vệ sinh bộ phận sinh dục vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 30 – 45 phút.
Nguyên liệu:
- Nhân sâm đắng và thổ phục linh: mỗi vị 30g
- Hoàng bá và địa phu tử: mỗi vị 20g
Thực hiện: Mang hết các vị thuốc trên rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sau đó, cho hết vào trong nồi cùng với 1 lít nước rồi bắc lên bếp tiến hành đun sôi cho đến khi dưỡng chất tan hết trong nước. Tắt bếp, đổ nước ra chậu và rửa bộ phận sinh dục khi nước đã nguội hẳn.
Chữa viêm niệu đạo bằng Đông y có tốt không?
Với sự phát triển của nền y học, người bệnh có thể có nhiều cách trị viêm niệu đạo khác nhau như dùng thuốc Tây y, thuốc kháng sinh, thuốc đặt âm đạo,… Tuy nhiên, chữa viêm niệu đạo bằng bài thuốc Đông y vẫn là phương pháp được ưu tiên nhiều nhất. Lý do chính là phương pháp này có những ưu điểm khắc phục được những nhược điểm của thuốc đặc trị Tây y. Ngoài ra còn có thể kể đến một số lý do khác để trả lời câu hỏi vì sao người bệnh lựa chọn cách trị này;
- Một thang thuốc Đông y điều trị viêm niệu đạo là sự tập của nhiều vị thuốc khác nhau. Chủ yếu là các nguyên liệu thiên nhiên lành tính, ít độc hại, được thu hái và bào chế hoàn toàn một cách thủ công. Thuốc Đông y không pha chất phụ gia hay chất bảo quản có hại cho sức khỏe;
- Vì tập hợp từ nhiều vị thuốc khác nhau nên bài thuốc không chỉ có tác dụng điều trị bệnh viêm niệu đạo mà còn mang lại nhiều công dụng khác như: lợi tiểu, mát gan, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm,…;
- Bản chất là một phương pháp điều trị bệnh an toàn, lành tính, ít gây ra tác dụng phụ nên rất thích hợp cho việc điều trị lâu dài.
Song song, chữa bệnh viêm niệu đạo theo phương pháp Đông y vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Điển hình là tác dụng chữa bệnh của bài thuốc Đông y chỉ phát huy từ từ và không được nhanh chóng bằng thuốc Tây y. Do đó, khi lựa chọn phác đồ điều trị này, người bệnh cần có sự kiên trì nhất định, có thể kéo dài trên 2 – 3 tháng nhưng đánh đối lại là ngăn chặn bệnh tình phát trở lại. Đối với các đối tượng mong muốn khỏi bệnh nhanh chóng thì phương pháp này hoàn toàn không phù hợp.
Lưu ý khi chữa viêm niệu đạo bằng phương pháp Đông y
Trong suốt quá trình điều trị bệnh viêm niệu đạo bằng bài thuốc Đông y, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau để bài thuốc phát huy tối đa công dụng cũng như phòng tránh một số rủi ro có khả năng xảy ra:
- Mỗi trường hợp cụ thể sẽ có những bài thuốc điều trị phù hợp. Do đó, người bệnh nên tự ý bóc thuốc để dùng khi chưa biết chính xác tình trạng sức khỏe đang mắc phải. Tốt nhất nên chủ động thăm khám để từ đó có phác đồ điều trị phù hợp;
- Nên kiên trì dùng thuốc đúng cách và đúng liệu trình. Đồng thời, nên dùng thuốc cho đến khi bệnh tình đã thực sự thuyên giảm hoàn toàn;
- Để gia tăng công dụng cũng như tránh cảm giác khó uống, người bệnh nên uống thuốc còn ấm và tuyệt đối không uống thuốc đã để qua đêm hoặc có dấu hiệu hư hỏng;
- Không nên tùy kiện điều trị song song giữa thuốc Đông y và thuốc Tây y cùng lúc. Việc sử dụng đồng thời có thể dẫn đến tình trạng tương tác thuốc và làm gia tăng tác dụng phụ. Điều này có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh;
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường bổ sung cho cơ thể nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết. Đồng thời, tránh ra một số tác nhân gây hại cho sức khỏe như: thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, rượu, bia, thuốc lá hay chất kích thích khác;
- Chú ý nhiều hơn đến chế độ vệ sinh cá nhân và vệ sinh vùng kín. Luôn giữ cho vùng kín được khô thoáng và sạch sẽ;
- Cần lưu ý đến đời sống tình dục để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
Bệnh viêm niệu đạo là căn bệnh không có khả năng tự khỏi. Do đó, khi phát hiện bệnh, người bệnh cần nhanh chóng tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Bởi vì lúc này, việc điều trị dễ dàng và giúp bạn tiết kiệm được khoản chi phí. Bên cạnh đó, chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các triệu chứng bất thường có thể xảy ra.
Ngày Cập nhật 06/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!