4 Cách chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian tại nhà
Chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian tại nhà thường sử dụng các nguyên liệu tự nhiên quen thuộc để giảm triệu chứng bệnh. Nhiều người lựa chọn tự chữa tại nhà bằng mẹo dân gian vì tin rằng chúng an toàn, lành tính và hiệu quả. Vậy thực sự những bài thuốc dân gian chữa viêm phế quản có tốt và an toàn như vậy không? Hãy cùng tìm hiểu 4 loại nguyên liệu được sử dụng phổ biến và lắng nghe những chia sẻ của chuyên gia về phương pháp chữa viêm phế quản dân gian sau đây để có câu trả lời.
Chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian, 4 nguyên liệu phổ biến nhất
Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm tại phế quản (tức các đường thở lớn và trung bình) của phổi. Biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm này là một số dấu hiệu đặc trưng như ho, ho có đờm, thở khò khè, khó thở, đau tức ở ngực…
Bác sĩ Lê Phương, người dành nhiều công sức sưu tầm các bài thuốc dân gian chữa viêm phế quản cho biết: “Có nhiều cách điều trị bệnh, tuy nhiên chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian thường là lựa chọn số 1 của nhiều người bệnh. Trong dân gian cũng có nhiều bài thuốc chữa viêm phế quản được lưu truyền rộng rãi. Đặc biệt là những mẹo điều trị từ các loại dược liệu dễ kiếm như lá trầu, diếp cá, hành tây, mật ong.”
Theo chia sẻ từ bác sĩ Lê Phương, những cách chữa phổ biến nhất từ 4 loại thảo dược trên có thể kể đến là:
Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không
Theo Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Trầu không quy kinh phế (phổi), tỳ, vị, có tác dụng hành khí, khu phong, tán hàn, tiêu thũng chỉ thống, hóa đàm, chống ngứa.
Theo nghiên cứu hiện đại, trong trầu không chứa nhiều hoạt chất phenolic, đặc biệt là betel – phenol, một đồng phân của eugenol và chavicol. Chúng có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, E.coli,…đồng thời có tác dụng diệt virus rất tốt.
Công dụng chính của trầu không trong bệnh viêm phế quản là tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn, diệt virus, làm giảm viêm, loãng đờm, tiêu đờm…

Trầu không có tính sát khuẩn, kháng viêm, tiêu đờm mạnh nên khi dùng đơn độc hoặc kết hợp với các dược liệu bổ trợ khác sẽ làm tăng tác dụng, giúp cải thiện các triệu chứng ho, đờm, khò khè của bệnh viêm phế quản.
Người bệnh có thể sử dụng lá trầu không theo nhiều cách khác nhau, có thể là dùng đơn độc hoặc kết hợp các vị thuốc khác. Sau đây là 5 cách dùng trầu không chữa viêm phế quản thông dụng nhất:
- Lá trầu không tươi: Giã nhỏ hoặc xay nhuyễn 4-8 lá trầu không đã rửa sạch, lọc lấy nước uống 2 lần mỗi ngày sau ăn.
- Trầu không + nụ đinh hương + nhục đậu khấu: Đun sôi 5 lá trầu không, nụ đinh hương và nhục đậu khấu với khoảng 300ml nước, uống 3 lần mỗi ngày sau ăn.
- Trầu không và mật ong: Lá trầu không sau khi đã rửa sạch, giã nhuyễn rồi đổ thêm khoảng 250ml nước sôi vào để khoảng 20 phút. Sau đó lọc bỏ bã, lấy nước cốt, trộn thêm 3- 4 thìa mật ong, uống 2 lần mỗi ngày sau ăn.
- Trầu không và gừng: Tương tự như cách dùng với mật ong, dùng dịch nước trầu không sau khi đã giã nhuyễn và ngâm với nước sôi 20 phút để uống mỗi ngày. Trước khi uống, thêm vài lát gừng mỏng vào là được.
Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá
Trong rau diếp cá chứa các hoạt chất flavonoid, alkaloid và nhiều tinh dầu khác có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt, đặc biệt là khả năng tiêu diệt và ức chế các loại vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản như tụ cầu, phế cầu, liên cầu, bạch hầu…
Còn trong Đông y, rau diếp cá có tính hàn, vị chua, mùi hơi tanh, quy kinh phế, can, có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, tiêu đàm hiệu quả.
Bên cạnh đó, rau diếp cá còn cung cấp vitamin, dưỡng chất thiết yếu giúp cơ thể chống oxy hóa, hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, kích thích tiêu hóa, giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn. Sử dụng rau diếp cá trong các bài thuốc dân gian không chỉ đang phát huy hiệu quả chữa viêm phế quản mà còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp khác như viêm họng, viêm phổi, cảm cúm…

Người bệnh có thể sử dụng một số cách chữa sau:
- Uống nước rau diếp cá: Giã nhuyễn một nắm rau diếp cá với một ít muối ăn. Thêm 1 cốc nước ấm vào, khuấy đều rồi lọc lấy phần nước để uống. Uống đều đặn, thường xuyên 1 – 2 lần mỗi ngày.
- Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá và mật ong: Rau diếp cá rửa sạch, giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt và pha với một vài thìa mật ong. Khuấy đều hỗn hợp lên là có thể uống được.
- Kết hợp với nước vo gạo: Hòa 1 bát nước vo gạo với nước cốt diếp cá thu được sau khi giã nhuyễn. Đun sôi nhỏ lửa hỗn hợp này trong 15 phút là dùng được. Mỗi ngày uống 2 -3 lần.
- Rau diếp cá và cam thảo: Phơi khô khoảng 50g rau diếp và 30g cam thảo, cho vào nồi, thêm nước và sắc nhỏ lửa. Uống 1 -2 lần mỗi ngày triệu chứng sẽ giảm rõ rệt sau 5- 7 ngày.
Chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian từ mật ong
Mật ong là một loại kháng sinh tự nhiên bởi nó chứa nhiều antioxidant có tính kháng khuẩn mạnh. Bên cạnh đó các thành phần Albumin và Panthotenic trong mật ong giúp làm dịu và nhanh chóng tái tạo các tổn thương niêm mạc phế quản bị viêm. Mật ong còn là một giải pháp bổ sung chất dinh dưỡng và hồi phục sức khỏe hữu hiệu do chứa nhiều vitamin, enzym và năng lượng có lợi cho cơ thể.
Mật ong từ lâu đã nổi tiếng trong các bài thuốc chữa các chứng ho, đờm, viêm họng, viêm phế quản và các bệnh đường hô hấp khác.
Một vài bài thuốc có thể hữu ích cho người viêm phế quản:

- Mật ong và trứng gà: Chuẩn bị mật ong 35g, trứng gà 1 quả. Đun sôi mật ong trên lửa nhỏ. Thêm một chút nước rồi đập trứng vào nấu chín. Dùng hỗn hợp này mỗi ngày một lần.
- Mật ong, cam thảo và giấm ăn: Mật ong 30g, cam thảo 6g, giấm ăn 10g. Hãm cam thảo như trà, thêm mật ong và giấm ăn vào uống thay trà mỗi ngày.
- Chữa viêm phế quản bằng mật ong, gừng tươi và vừng đen: Mật ong 120g, gừng tươi 120g, vừng đen 250g. Sao vàng, sấy khô, tán bột vừng đen. Trộn với nước cốt gừng, mật ong và đường phèn đã đập vụn đem hấp chín. Có thể đựng trong lọ kín dùng dần. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 20g.
Chữa viêm phế quản bằng hành tây
Nhiều chuyên gia cho rằng hành tây có khả năng long đờm, giảm ứ đọng đờm trong phổi. Ngoài ra, trong hành tây còn chứa một số chất kháng viêm, giảm đau, giúp giảm các triệu chứng viêm đau.

Cách chữa viêm phế quản bằng hành tây tương đối đơn giản: Cắt đôi hành tây cho vào một tô lớn, thêm nửa chén mật ong đặt trong nồi hơi chưng cách thủy khoảng 2 giờ. Lọc lấy nước ép, uống 1 – 2 muỗng mỗi giờ. Thường xuyên áp dụng phương pháp này để phát huy tối đa hoạt tính của hành tây.
Không thể phủ nhận tác dụng chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian mà ông cha ta đã đúc kết để lại. Tuy nhiên, đây chưa hẳn là phương pháp điều trị tốt nhất cho những bệnh nhân viêm phế quản, đặc biệt là trường hợp mãn tính. Vậy nên, để đảm bảo an toàn, hiệu quả, tốt nhất, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế chuyên khoa khám ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường.
Bài được quan tâm nhất:
Array5 Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá và lưu ý quan trọng
Ngày Cập nhật 06/06/2024