5 cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không hiệu quả cao
Với ưu điểm an toàn, lành tính, tiết kiệm mà mang lại hiệu quả lâu dài, các bài thuốc chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không đang được người bệnh sử dụng rộng rãi. Vậy bạn còn ngần ngại gì mà không thử tham khảo 5 cách chữa bệnh dưới đây, sử dụng lá trầu không không tốn một đồng.
Trầu không là cây thân leo quen thuộc, gắn liền với văn hóa, tập quán của người Việt Nam. Lá trầu cũng được biết đến như một loại thảo dược nhờ khả năng kháng khuẩn, chống viêm, thường được ứng dụng trong trị viêm nhiễm phụ khoa. Ít ai biết rằng, lá trầu không còn có một tác dụng khác chính là chữa viêm phế quản mãn tính.
Trầu không là vị thuốc hay, chữa viêm phế quản hiệu quả
Theo Đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay và mùi thơm hắc. Công dụng chủ yếu là tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Nó có tác dụng hành khí, tán hàn khu phong, tiêu thũng chỉ thống, tiêu đàm, chống ngứa. Lá trầu không quy vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Do đó chúng thường được dùng để tiêu viêm, kháng khuẩn, trị viêm ở phổi, cuống phổi, chỉ khái, tiêu đờm trong các bệnh viêm phổi, viêm phế quản cấp và mãn tính…

Trong những nghiên cứu gần đây, lá trầu có chứa 0,8 – 2,4% tinh dầu thơm, bao gồm 2 phenol là betel – phenol, đồng phân của eugenol và chavicol. Ngoài ra, lá còn chứa nhiều hợp chất phenolic. Đây đều là những hoạt chất có tính kháng sinh cực mạnh với các loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, tụ cầu, song cầu, E.coli và các loại virus. Vì vậy lá trầu có tác dụng kháng sinh tự nhiên, giúp chữa lành tổn thương, viêm nhiễm tại phế quản.
Những bài thuốc chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không
Bạn có thể chữa viêm phế quản bằng lá trầu không theo nhiều cách khác nhau, dùng nguyên chất hoặc kết hợp với các dược liệu khác để tăng cường dược tính, nâng cao hiệu quả điều trị. Sau đây là 5 cách phổ biến nhất:
Dùng lá trầu không nguyên chất
Rửa sạch 4 – 8 lá trầu không tươi, đem giã hoặc xay nhuyễn, lọc qua tấm vải mỏng loại bỏ bã, lấy nước uống ngày 2 lần sau ăn.
Ngoài ra, vào mỗi buổi tối, người bệnh có thể dùng lá trầu không đã được hơ nóng dán vào ngực trước khi đi ngủ. Làm như vậy cho đến khi bệnh viêm phế quản khỏi hẳn.

Nước lá trầu không nguyên chất có mùi nồng, hăng, tính cay nóng nên rất khó uống. Nếu khó áp dụng phương pháp này, bệnh nhân có thể kết hợp với các vị thuốc khác để dễ dùng hơn.
Chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không và mật ong
Mật ong có vị ngọt thanh, giúp trung hòa vị cay nồng của nước cốt lá trầu không. Hơn thế, mật ong có khả năng chống viêm, sát khuẩn rất tốt, tác dụng làm giảm ho, long đờm, làm dịu cổ họng. Mật ong kết hợp lá trầu không tạo thành một bài thuốc chữa viêm phế quản mãn tính hiệu quả.
Chuẩn bị: 10 lá trầu không, 4 muỗng cà phê mật ong và 250ml nước sôi.
Cách thực hiện:
- Lá trầu rửa sạch để ráo, thái nhỏ cho vào bát (tô) nhỏ, giã nhuyễn hoặc xay nhỏ.
- Đổ nước sôi vào bát, ngâm khoảng 20 phút.
- Dùng tay sạch vò và vắt kiệt lá trầu để hoạt chất trong lá trầu ra hết nước.
- Gạn nước trầu qua lớp vải mỏng, lấy nước, bỏ bã.
- Thêm mật ong vào khuấy đều là xong.
Cách dùng: Uống mỗi ngày 2 lần, sau bữa ăn. Thực hiện liên tục trong 8 – 10 ngày, người bệnh có thể cảm nhận thấy bệnh tình tiến triển tốt hơn nhiều.

Lưu ý: Người có tiền sử đau dạ dày không nên sử dụng mật ong kết hợp lá trầu để chữa viêm phế quản.
Sự kết hợp của lá trầu không và gừng tươi
Gừng là vị thuốc có tính ấm, kháng viêm tốt và cũng quy kinh phế như trầu không. Do vậy khi kết hợp hai vị thuốc này với nhau có thể làm tăng tác dụng chữa lành tổn thương viêm tại phế quản, cuống phổi và phổi.

Cách làm như sau:
Trầu 10 lá rửa sạch, thải nhỏ, đem giã hoặc xay nhuyễn, ngâm với nước sôi. Sau 20 phút, dùng vải mỏng vắt kiệt lấy nước cốt, gạn lấy nước và loại bỏ bã trầu. Trước khi uống thêm vài lát gừng tươi đã thái mỏng là được.
Mỗi ngày uống hỗn hợp này 2 lần, sau bữa ăn chính khoảng 15 phút. Uống liên tục trong 5 – 6 sẽ có kết quả.
Chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không và củ nén
Theo y học cổ truyền, củ nén có vị cay, tính nóng, mùi hăng. Củ nén có tác dụng giảm ho, tiêu đờm, sát khuẩn, trị ho, giải cảm, giải độc tốt. Củ nén kết hợp với lá trầu không sẽ làm tăng hiệu quả chống viêm, giảm triệu chứng ho, đờm, khó thở của bệnh viêm phế quản mãn tính.
Cách thực hiện phương pháp này rất đơn giản.
- Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị 10 lá trầu không tươi, rửa sạch, để ráo nước và 10 củ nén đã bóc vỏ ngoài.
- Đem giã nhuyễn hoặc xay nát hai vị thuốc này, cho vào nước sôi, ngâm khoảng 20 phút. Lọc lấy nước dùng để uống hằng ngày.
- Mỗi ngày uống nước trầu không kết hợp củ nén 2 lần, sau bữa ăn 15 phút. Phải uống liên tục trong ít nhất 3 – 4 ngày cho tác dụng rõ rệt.
Lá trầu không, nụ đinh hương, nhục đậu khấu
Nụ đinh hương có vị cay, tính ấm, quy kinh phế, tỳ, vị, thận. Đây là một vị thuốc thảo dược có chứa hàm lượng tinh dầu vào loại cao nhất. Trong tinh dầu có 80% eugenol, một hoạt chất được ứng dụng nhiều trong chữa các bệnh viêm đường hô hấp do tính kháng khuẩn cực mạnh.

Bên cạnh đó, axit Myristic trong nhục đậu khấu cũng có khả năng ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh trên đường hô hấp.
Sự kết hợp của nụ đinh hương, nhục đậu khấu và lá trầu không sẽ mang lại khả năng kháng khuẩn chống viêm niêm mạc phế quản rất tốt, làm tan đờm, kháng viêm, trị ho dai dẳng, giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng hơn.
Cách làm rất đơn giản: Cho 5 lá trầu không đã rửa sạch, một ít nhục đậu khấu và nụ đinh hương vào ấm, đổ nước vào đun sôi. Chắt lấy nước uống 3 lần mỗi ngày.
Nhìn chung, các bài thuốc từ lá trầu không có tác dụng nhất định khi chữa viêm phế quản mãn tính. Tuy nhiên hiệu quả của các cách chữa vẫn chưa được kiểm chứng lâm sàng để ứng dụng rộng rãi. Vì vậy nếu dùng khoảng 5 ngày không thấy có chuyển biến tích cực hoặc các dấu hiệu ho, sốt, đờm, khó thở của bệnh viêm phế quản mãn tính không được cải thiện thì cần ngừng lại và tìm kiếm các phương pháp y tế khác hiệu quả hơn.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp người bệnh hiểu rõ về tác dụng chữa bệnh viêm phế quản của lá trầu. Với những gợi ý này, mong rằng bạn đọc sẽ có thêm những cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không để áp dụng tại nhà. Tuy nhiên trước khi sử dụng người bệnh hay tìm hiểu kỹ càng và tham khảo ý kiến của chuyên gia để đảm bảo an toàn.
ArrayBài được quan tâm nhất:
Ngày Cập nhật 07/06/2024