Cổ Đau Không Quay Được Do Đâu? Làm Sao Khỏi?
Hiện tượng cổ đau không xoay được là một trong những triệu chứng thường gặp, đặc biệt là khi ngủ dậy hoặc ngồi làm việc quá lâu tại một chỗ. Tuy nhiên, tình trạng này thường bị khá nhiều người mắc phải bỏ qua và tưởng chừng nó chỉ là tình trạng tức thời, dễ tiêu biến mà không nhất phải có tác động của y khoa. Tình trạng cổ đau không xoay được nếu không được tiến hành điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số triệu chứng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của cột sống cổ.
Hiện tượng đau cổ không xoay được có nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?
Hiện tượng cổ đau hay cổ cứng dẫn đến triệu chứng không xoay được là tình trạng khá phổ biến hiện nay mà hầu như mọi đối tượng đều từng gặp phải dù ít nhất một lần. Tuy nhiên, khi gặp phải tình trạng này bạn cũng không nên quá lo lắng, bởi cổ đau không quay được không hẳn là một dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng nào. Đó cũng có thể là tình trạng dây thần kinh bị chèn ép quá lâu dẫn đến căng cơ, cứng cơ. Nhưng bạn cũng không nên loại trừ các trường hợp ngoại lệ. Nếu tình trạng căng cơ, cổ đau không xoay được cứ tiếp diễn trong khoảng thời gian dài mà không có sự can thiệp của y khoa cũng có thể dẫn đến các bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm.
Tình trạng đau cứng cổ không xoay được xảy ra khá phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những đối tượng đã về già, các đối tượng có thói quen làm việc xấu hoặc bị chấn thương do tai nạn giao thông hay tai nạn khi tham gia thể thao.
Những nguyên nhân gây nên tình trạng đau cứng cổ không xoay được có thể là:
# Do căng cơ
Tình trạng căng cơ thường xuất hiện khi thức dậy ở mỗi buổi sáng hoặc do làm việc khiêng vác nặng đã làm cho các dây thần kinh ở cổ bị chèn ép quá lâu và dẫn đến căng cơ, cơ suy yếu dần. Ngoài ra, giữ cổ ở một vị trí quá lâu ở một tư thế khi ngồi làm việc với máy tính hoặc cúi đầu nhìn vào màn hình điện thoại trong khoảng thời gian quá lâu cũng dẫn đến tình trạng đau cổ không xoay được.
# Do chấn thương
Chấn thương do tai nạn giao thông hay tai nạn khi chơi thể dục thể thao đã khiến cho các gân cơ ở vùng cổ bị tổn thương. Trong khoảng thời gian nghỉ dưỡng đã khiến cho xương cổ bị cứng, có thể gây đau và dẫn đến tình trạng cứng cổ.
# Do mắc phải bệnh lý cột sống cổ
Đôi khi tình trạng cổ cứng, đau nhức không thể xoay được hình thành bởi cột sống cổ bị tổn thương. Khi đó, xương cổ dần trở nên cứng đơ, khi lắc đầu, cúi thấp xuống gây đau và không thể xoay cổ hoặc gặp khó khăn không ít trong việc xoay cổ. Trong đó có thể kể đến các bệnh lý sau:
- Thoát vị đĩa đệm cổ: Phần đĩa đệm ở cổ vị tổn thương và phần chất nhầy bên trong bị rò rỉ ra ngoài, từ đó gây chèn ép lên các mô ở vùng cổ và hình thành đau nhức;
- Thoái hóa cột sống cổ: Đau cổ không xoay được có thể là một dấu hiệu phổ biến do bị thoái hóa cột sống cổ. Khi đó, các xương khớp đang trong trạng thái đang bị bào mòn dần, các sụn khớp và đĩa đệm bị yếu dần. Điều này đã tạo nên sức ép lên các khớp, dây chằng, cơ bắp, dây thần kinh, lâu ngày dẫn đến tình trạng đau cổ, cứng khớp khiến cho việc xoay đầu dần trở nên khó khăn;
- Viêm xương khớp ở cổ: Việc xương khớp cổ bị tổn thương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng thoái hóa phát triển. Khi đó, xương khớp dần trở nên lỏng lẻo, chất nhầy bên trong đĩa đệm bị rò rỉ ra bên ngoài và hình thành nên tình trạng viêm. Điều này khiến cho vùng xương ở cổ bị cứng đơ và gây khó khăn trong việc xoay đầu;
- Hẹp ống sống cổ: Các triệu chứng thường gặp phải khi bị hẹp ống sống cổ như: cứng cổ, đau nhức vùng vai gáy, tê bì tay chân dọc từ cánh tay đến bàn tay và cả ngón tay gây không ít trong việc di chuyển đi lại, lâu ngày người bệnh sẽ mất dần cảm giác. Bệnh hẹp ống sống cổ có thể hình thành do cơ thể đang mắc phải các bệnh lý về cột sống, khi đo các đốt sống cổ bị phình ra và khiến cho các dây thần kinh bị chèn ép.
Bên cạnh đó, tình trạng cổ đau không xoay được có thể hình thành do bị nhiễm trùng nhưng trường hợp này hiếm gặp hơn so với các đối tượng khác. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá chủ quan khi gặp phải tình trạng này. Khi cơ thể xuất hiện cơn sốt, đầu bị đau, buồn nôn, hay sợ ánh sáng hay tiếng động kèm với tình trạng đau cứng cổ, bạn nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có những phác đồ điều trị phù hợp.
Những phương pháp điều trị tình trạng cổ đau không xoay được
Phần lớn, tình trạng cổ đau không xoay được là hiện tượng không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan với sức khỏe của chính mình. Nếu tình trạng cổ đau không xoay được kéo dài trong khoảng thời gian quá lâu và không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị giúp cải thiện tình trạng đau cổ không xoay được, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng để cải thiện bệnh lý:
# Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chứng đau cổ không xoay được. Thông thường, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra một số chỉ định sử dụng thuốc tùy vào bệnh tình sức khỏe cũng như các triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải như:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
- Thuốc chống viêm
- Thuốc giảm đau
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc giãn cơ
Để việc sử dụng thuốc đạt được kết quả cao, người bệnh nên kết hợp cùng với một số bài tập vật lý trị liệu, liệu pháp kéo xen kẽ với căng cơ, kích thích thần kinh điện xuyên qua da,…
Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có những chỉ định từ bác sĩ chuyên môn. Việc sử dụng không đúng cách, không đúng thuốc có thể gây ra những triệu chứng phụ làm ảnh hưởng đến chức năng xương cổ cũng như sức khỏe của cơ thể. Do đó, tốt nhất người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định và sử dụng thuốc theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ chuyên môn.
# Kết hợp chườm nóng, chườm lạnh xen kẽ
Việc chườm nóng hay chườm lạnh xen kẽ sẽ có tác dụng làm dịu các cơn đau nhức, cứng cổ. Đây là một trong những liệu pháp giảm đau tức thời, làm giảm tình trạng chèn ép dây thần kinh vùng cột sống cổ, từ đó thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Người bệnh có thể kết hợp xen kẽ giữa việc chườm nóng và chườm lạnh cùng lúc hoặc ngâm mình cùng với nước ấm để cải thiện tình trạng cổ đau không xoay được.
# Có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt lành mạnh
Chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt hằng ngày đối với các đối tượng bị đau cổ không xoay được luôn được chú trọng nhiều. Bởi đây là một trong những phương pháp giúp bệnh lý được khôi phục một cách nhanh chóng và hiệu quả. Cụ thể hơn:
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi thay vì cứ mãi cắm đầu vào điện thoại;
- Hạn chế mang vác quá nặng, thay vào đó là những cách làm việc thông minh để tránh làm tổn thương lên xương khớp;
- Đối với các đối tượng có bản chất không việc phải ngồi nhiều một chỗ thì thi thoảng nên dành một ít phút để vươn vai, đi lại kết hợp với việc massage cổ nhẹ nhàng để giảm sự chèn ép lên các dây thần kinh;
- Tập ngồi làm việc đúng tư thế, luôn thẳng lưng, tránh gù lưng, cong lưng;
- Tăng cường vận động cơ thể bằng các bài tập dành riêng cho các đối tượng bị đau vùng cổ như bài tập kéo dài nhẹ nhàng, bài tập aerobic, thể dục nhịp điệu, yoga,…
# Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Ngoài việc chú trọng đến chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, người bệnh cũng cần có một chế độ ăn uống khoa học để bệnh lý được cải thiện một cách nhanh chóng. Bằng cách, bổ sung cho cơ thể nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chất khoáng, vitamin có trong các loại củ quả tươi, sữa, các loại thịt, cá, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin D và canxi. Hạn chế sử dụng các thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng. Nếu người bệnh có thói quen sử dụng thuốc lá, chất kích thích, đồ uống có cồn thì cần hạn chế tối đa, bởi những chất này sẽ gây ra nhiều mặt bất lợi trong quá trình cải thiện bệnh lý.
Trên đây là những thông tin về tình trạng cổ đau không xoay được và những biện pháp cải thiện tình trạng này. Hy vọng nội dung bài viết sẽ giúp bạn đọc biết rõ nguyên nhân gây nên chứng đau cổ không thể xoay được từ đó có những phương pháp điều trị phù hợp. Đồng thời, người bệnh nên tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt để phòng ngừa những bệnh lý nguy hiểm khác có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có thể bạn đọc quan tâm:
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!