Có nên đi bộ khi bị tràn dịch khớp gối?
Có nên đi bộ khi bị tràn dịch khớp gối hay không, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ bệnh lý, phương pháp cũng như tần suất tập luyện. Quan trọng hơn cả là người bệnh cần nắm bắt rõ tình trạng sức khỏe của bản thân để vạch ra chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi, tập luyện phù hợp để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.
Dịch khớp gối là một chất lỏng nằm trong bao hoạt dịch nối giữa các khớp. Chất dịch này có tác dụng nuôi dưỡng sụn khớp, hạn chế những ma sát xảy ra khi chúng ta vận động. Nếu khớp gối phải chịu áp lực lớn do trọng lượng, hoặc do chấn thương ở khớp gối mà lượng dịch này sẽ được sản sinh bất thường.
Đặc điểm nhận biết tràn dịch khớp gối là vùng xung quanh khớp gối sưng to, có dấu hiệu viêm và đau nhức dữ dội. Không chỉ gây đau nhức, khả năng vận động của người bệnh cũng bị ảnh hưởng. Vì thế việc tập luyện thể dục, thể thao đới với người bệnh tràn dịch khớp gối cần được cân nhắc kỹ trước khi thực hiện để tránh xảy ra những tổn thương nghiêm trọng hơn.
Người bệnh tràn dịch khớp gối có được chơi thể thao?
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng tràn dịch quyết định khả năng chơi thể thao của người bệnh. Điều này không thể nhận biết qua mắt thường, để chẩn đoán dễ dàng thì bệnh nhân phải thông qua quá trình khám lâm sàng.
Đối với những trường hợp bị tràn dịch khớp gối nhẹ, bệnh nhân được điều trị kịp thời và đúng cách thì người bệnh hoàn toàn có thể kết hợp vận động song song để tăng cường sức khỏe. Ngược lại khi bệnh đã phát triển thành những biến chứng nguy hiểm như thoái hóa khớp gối, xơ cứng khớp gối, dính khớp… thì việc vận động sẽ bị hạn chế để kiểm soát các tình huống xấu xảy ra.
Bệnh nhân không được lơ là chủ quan trong điều trị tràn dịch khớp gối. Dù ở mức độ bệnh nhẹ hay nặng thì triệu chứng sẽ không tự hết nếu không được điều trị. Người bệnh tuyệt đối không vận động nặng, chơi những môn thể thao đòi hỏi sức lực như cử tạ hay bóng đá, bóng rổ… Vì các áp lực đè nặng lên chi dưới sẽ khiến lượng dịch tiết ra nhiều hơn, nếu không may chấn thương sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng, tàn phế,…
Theo khuyến cáo của các chuyên gia xương khớp, ở giai đoạn cấp (đau nhiều, sưng), bệnh nhân tràn dịch khớp gối cần nghỉ ngơi cho đến khi hết sưng. Khi triệu chứng có dấu hiệu không tiến triển xấu hơn có thể tập lý liệu pháp. Khi cơn đau ít phát tác thì người bệnh có thể tham gia các môn tập nhẹ nhàng. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ dẫn tập luyện phù hợp.
Có nên đi bộ khi bị tràn dịch khớp gối?
Khi bị tràn dịch khớp gối, dễ nhận thấy người bệnh ngại đi lại do phần gối nặng nề và đau nhức. Mặc dù các lời khuyên khuyến khích người bệnh nên chú ý nghỉ ngơi, nhưng khi không hoạt động lâu dài bệnh có nguy cơ phát triển thành biến chứng thoái hóa khớp, xơ cứng khớp. Người bệnh cần có những vận động nhẹ vừa sức để tăng độ linh hoạt cho khớp gối, giúp dây chằng, sụn, cơ giữ được độ dẻo dai.
Để có thể tăng sức bền của cơ khớp mà không làm tăng lượng dịch khớp, đi bộ là phương pháp tập luyện hoàn hảo. Ở những trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa khớp, kèm theo triệu chứng tràn dịch khớp cần những bài tập luyện vật lý trị liệu để tác động lên khớp gối. Trong đó đi bộ cũng được các chuyên gia xương khớp đánh giá là một bài tập luyện phù hợp với đối tượng bệnh nhân này.
Nguyên tắc vận động đối với người mắc các vấn đề về khớp gối nói chung, và tràn dịch khớp gối nói riêng là giảm nhẹ các áp lực. Mục đích tập luyện là kích thích sự con giãn ở cơ và dây chằng chứ không phải tạo áp lực đè nặng lên chúng. Do đó, những bài tập như đi bộ hay bơi lội được khuyến khích giúp tái tạo các mô sụnvà tế bào cấu tạo sụn khớp được tái tạo.
Cần lưu ý những dấu hiệu tập luyện cho thấy sụn bị quá tải để dừng lại kịp lúc. Nếu người bệnh thấy mỏi gối khi vận động, hoặc cơn đau bùng phát dữ dội thì nên nghỉ ngơi. Một số liệu pháp đi bộ dành cho người bị tràn dịch khớp gối được khuyến khích là đi bộ dưới nước, đi bộ chậm trên cỏ, đi bộ trên mặt phẳng,… đều được đánh giá an toàn và phù hợp với người đang mắc bệnh ký này.
Cách đi bộ khi bị tràn dịch khớp gối đúng cách
Người bệnh tràn dịch khớp gối khi đi bộ tập luyện cần cân nhắc một số nguyên tắc quan trọng để giảm thiểu những tổn thương có thể xảy ra. Các chuyên gia xương khớp đã đưa ra các lưu ý quan trọng sau để giúp người bệnh có thể tập luyện an toàn trong thời gian điều trị:
- Khởi động trước: Việc khởi động rất quan trọng khi người bệnh đi bộ, trước khi đi bộ người bệnh nên khởi động để làm nóng khớp gối. Bắt đầu bằng những động tác duỗi, gập hoặc xoa bóp khớp gối kỹ càng và thực hiện lại lần nữa sau khi luyện tập kết thúc.
- Khoảng cách giữa các bước đi: Nên bước vừa phải, làm sao để cơ thể không bị lung lay khi di chuyển. Tránh những sải bước dài hay bước đi quá chậm sẽ gây ra tổn thương và đau đớn. Mỗi bước chân cân bằng với nhau, tùy chiều cao và trọng lượng của mỗi người.
- Thời gian đi bộ: Người bị tràn dịch khớp đi bộ trong khoảng thời gian từ 30 – 60 phút, thời gian này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe mỗi người. Nên dành khoảng 15 – 20 phút để nghỉ ngơi trong mỗi lần đi bộ, nếu mệt lại nghỉ để khớp không bị vận động quá sức.
- Chú ý biểu hiện: Khi đi bộ, người bệnh nhận thất bất kỳ dấu hiệu khác thường nào như đầu gối sưng và cứng, hay cơn đau diễn ra mạnh mẽ hơn thì nên dừng luyện tập. Sau đó dùng túi đá lạnh để chườm giảm đau để phòng tránh sưng viêm.
Phương pháp tập luyện này chỉ phù hợp với những người bệnh tràn dịch khớp gối mức độ nhẹ đến trung bình. Đối với người bị đau khớp gối nặng thì không nên đi bộ. Do lúc này khớp gối sưng viêm nghiêm trọng, việc dồn hết xuống đôi chân sẽ gây ra tình trạng quá tải, nguy cơ viêm nhiễm càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài đi bộ khi bị tràn dịch khớp gối, người bệnh có thể thực hiện các môn thể thao khác như bơi lội hay tập yoga, chú ý những tư thế và động tác không gây quá nhiều áp lực lên khớp gối. Việc tập luyện điều độ, vừa sức kết hợp với tuân thủ hướng dẫn điều trị từ bác sĩ sẽ giúp người bệnh tăng cường dẻo dai và có sức đề kháng phòng bệnh tái phát.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!