Có nên mổ trĩ nội? Lời khuyên từ bác sĩ?
Khá nhiều người tin rằng phẫu thuật là phương pháp chữa bệnh trĩ triệt để nhất, đặc biệt là trĩ nội. Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường hợp phẫu thuật xong vẫn tái phát bệnh. Dưới đây là lời khuyên của bác sĩ về việc có nên mổ trĩ nội hay không và các phương điều trị mà không mổ.
Các cấp độ trĩ nội và biểu hiện
Một số trường hợp bị trĩ nội không cần phẫu thuật vẫn có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, một số trường hợp phải nhanh chóng phẫu thuật. Muốn biết trĩ nội có nên mổ trĩ nội hay không bạn cần tìm hiểu sơ qua về các cấp độ bệnh này.
Bệnh trĩ chia thành trĩ nội và trĩ ngoại. Một số trường hợp mắc cả hai loại thì gọi là trĩ hỗn hợp. Trĩ nội hình thành khi các đám rối tĩnh mạch trên đường lược bị phình giãn quá mức. Chúng tạo thành các búi trĩ.
Bau đầu búi trĩ thường gây chảy máu nhưng không đau rát và khó nhận biết. Bởi các dấu hiệu của nó nhìn chung không rõ ràng. Tình trạng chảy máu có thể không xuất hiện ở một số người. Thêm vào đó, nó hay bị nhầm lẫn với các bệnh khác ở đường tiêu hóa. Đặc biệt là polyp hoặc viêm loét đại tràng.
Trĩ nội chia thành 4 cấp độ, tương ứng với mức độ bệnh từ nhẹ đến nặng.
Cấp độ 1
Bao bọc quanh búi trĩ là lớp niêm mạc ở ống hậu môn nên dễ bị chảy máu. Lượng máu ít, có thể xuất hiện kèm phân hoặc dính một ít trên giấy vệ sinh. Thỉnh thoảng còn kèm một ít dịch nhầy.
Tuy nhiên, đa số các trường hợp bị trĩ nội cấp độ 1 thường không gây đau rát khi đại tiện. Búi trĩ còn nhỏ và nằm hoàn toàn trong ống hậu môn. Do đó, người bệnh cũng không thể quan sát nó bằng cách thông thường.
Cấp độ 2
Búi trĩ vẫn còn nằm trong ống hậu môn. Tuy nhiên, khi đại tiện chúng sẽ thập thò ra ngoài. Sau đó tự co lại. Lúc này tình trạng xuất huyết sẽ hơn cấp độ 1. Đồng thời, người bệnh bắt đầu có cảm giác đau rát, vướng víu nhiều ở hậu môn khi đại tiện.
Cấp độ 3
Người bệnh gần như không bị chảy máu khi đại tiện nữa. Tuy nhiên, tình trạng đau rát vẫn còn. Đến giai đoạn này, búi trĩ gần như mất khả năng tự co lại. Do đó, khi đại tiện, đi lại nhiều hay lao động nặng, chúng sẽ thò ra ngoài ống hậu môn. Người bệnh phải dùng tay đẩy vào. Thời gian diễn biến bệnh ở cấp độ 3 rất nhanh. Tuy nhiên nhiều người lại chủ quan vì búi trĩ không còn chảy máu.
Cấp độ 4
Các đám rối tĩnh mạch bị phình giãn quá mức và mất hoàn toàn khả năng tự co lại. Chúng sẽ nằm thường xuyên ngoài ống hậu môn và không thể dùng tay đẩy vào. Bệnh trĩ nội cấp 4 gây chảy máu và đau rát dữ dội. Búi trĩ bị sưng viêm nghiêm trọng. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Có nên mổ trĩ nội?
Theo nhận định của Bác sĩ Nguyễn Quốc Vinh (từng công tác ở khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa Saint Paul – Hà Nội), bệnh trĩ nội có mổ hay không tùy vào nhiều yếu tố. Trong đó quan trọng nhất là cấp độ bệnh.
Các biện pháp điều trị nội khoa thường áp dụng cho trĩ nội độ 1 và 2. Điều trị ngoại khoa bao gồm các thủ thuật can thiệp và phẫu thuật. Các thủ thuật can thiệp thường dùng cho bệnh trĩ nội dạng nhẹ (độ 1 và 2). Trong khi đó, với những bệnh nhân bị trĩ nội từ độ 3 trở lên hoặc đã chuyển sang biến chứng thường cần đến phẫu thuật. Một số biến chứng thường gặp là huyết khối, tắc hậu môn hoặc hoại tử búi trĩ.
Còn phẫu thuật thì thường dùng cho trường hợp bị trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Bác sĩ Vinh và rất nhiều bác sĩ, chuyên gia y tế đều thống nhất rằng mổ trĩ nội không phải giải pháp cuối cùng hoặc tối ưu nhất. Đây thực chất chỉ là một mắt xích trong phác đồ điều trị cụ thể nào đó. Thực tế, có rất nhiều trường hợp khỏi trĩ hoàn toàn chỉ bằng điều trị nội khoa hoặc dùng thêm thủ thuật. Trong khi đó, một vài trường hợp phẫu thuật trĩ xong lại dễ mắc nhiều biến chứng và có nguy cơ tái phát bệnh cao.
Các phương pháp điều trị trĩ nội không mổ
Thay vì băn khoăn trường hợp của mình có nên mổ trĩ nội không, bạn cần kiểm tra tình trạng bệnh ở cơ sở y tế. Nếu không nhất thiết phải mổ, bạn nên tìm hiểu về các phương pháp chữa trĩ nội không phẫu thuật.
Dưới đây là các phương pháp điều trị trĩ nội tại nhà, các loại thuốc và một số phương pháp thủ thuật can thiệp khác theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Giám đốc phụ trách chuyên môn của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc).
1. Các phương pháp chữa trĩ nội hiệu quả tại nhà
Để giảm các cơn đau rát ở hậu môn, bạn nên tắm nước ấm. Tắm bằng vòi hoa sen hay ngâm mình trong bồn đều được. Nếu dùng bồn tắm, bạn nên pha thêm một ít giấm táo để kháng viêm cho búi trĩ. Trường hợp bị ngứa nhiều ở hậu môn, bạn có thể thoa một ít dầu dừa hoặc gel nha đam. Chờ trong khoảng 5 -10 phút thì rửa sạch.
Điều quan trọng khi chữa trĩ nội tại nhà là thực hành lối sống khoa học, tránh những hoạt động gia tăng thêm áp lực cho hậu môn. Đừng nên ngồi quá lâu một chỗ hoặc rặn quá sức khi đi vệ sinh. Ngoài ra, khi mắc bệnh trĩ không có nghĩa là bạn không được luyện tập thể dục thể thao. Thay vào đó, các hoạt động vừa sức sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện bệnh tình.
Bên cạnh chế độ sinh hoạt, bạn cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý. Trong lựa chọn thực phẩm, nên ưu tiên những loại giàu chất xơ. Cụ thể là các loại rau màu xanh đậm, táo, khoai lang, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt. Song song đó, bạn cũng nên uống nhiều nước để chống táo bón.
2. Các loại thuốc trị trĩ nội không phẫu thuật
Thuốc tân dược
Theo nhận định của Bác sĩ Lan, các loại thuốc tân dược chữa bệnh trĩ nội chủ yếu kiểm soát các triệu chứng. Có 3 dạng thuốc phổ biến: uống, bôi hoặc đặt hậu môn. Phân loại dựa vào công dụng, các loại thuốc này gồm 3 nhóm.
- Nhóm giảm đau và kháng viêm: Thường dùng là Aspirin, Acetaminophen hoặc Ibuprofen.
- Điều trị tại chỗ gồm thuốc đặt và bôi hậu môn. Các loại thuốc đặt thường dùng là Avenoc và Proctolog. Còn thuốc bôi thường dùng loại Titanoreine, Zinc oxide và Cotripro.
- Nhóm làm mềm phân: Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc khác nhau. Điểm chung của nhóm thuốc làm mềm phân là giữ nước và giảm đau khi đại tiện.
Thuốc Đông y
Tập trung vào các vị thuốc có công dụng phòng và trị táo bón; kháng viêm và giảm đau; làm teo búi trĩ. Thuốc Đông y có nguồn gốc từ thảo dược nên được đánh giá cao về độ an toàn. Tuy nhiên nó cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng. Các loại thảo dược thường dùng là rau diếp cá, quả sung, lá bỏng, lá vông nem, lá hoa hòe… Mỗi loại có cách sử dụng khác nhau. Bạn nên tham khảo kỹ các cách chữa trĩ nội tại nhà bằng thảo dược thiên nhiên trước khi thực hiện.
Nếu không có thời gian để thực hiện các phương pháp trên, bạn có thể sử dụng các bài thuốc Đông y chữa trĩ nội tại nhà. Phổ biến hiện nay là bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết của Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc này được chia thành 2 chế phẩm: uống và ngâm. Nhờ vậy, tác dụng chữa bệnh được sẽ tăng gấp nhiều lần.
3. Các thủ thuật can thiệp bệnh trĩ không phẫu thuật
Phương pháp quang đông hồng ngoại: Ưu điểm là ít đau và không làm chảy máu. Tuy nhiên chi phí của phương pháp này lại khá cao.
Thắt vòng cao su: Nhằm ngăn lượng máu nuôi búi trĩ. Trong khoảng 1 tuần chúng sẽ tự teo lại và rụng đi. Phương pháp này nhìn chung khá an toàn nhưng vẫn có nguy cơ nhiễm trùng và xuất huyết.
Tiêm xơ búi trĩ: Búi trĩ sau khi tiêm chất làm xơ sẽ từ từ teo lại và rụng. Phương pháp này đặc biệt thích hợp cho người suy giảm miễn dịch hoặc mắc bệnh đông máu.
Ngoài ra còn có phương pháp đốt laser búi trĩ. Tuy nhiên cách này ít được áp dụng vì nguy cơ hoại tử búi trĩ và áp xe hậu môn cao. Đồng thời, hiệu quả chữa khỏi hoàn toàn khá thấp.
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!