Đau bụng kinh buồn nôn có nguy hiểm không và khắc phục thế nào?

Đau bụng kinh là dấu hiệu thường gặp ở chị em phụ nữ vào mỗi kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, một số chị em lại gặp phải tình trạng buồn nôn trong giai đoạn này. Vậy đau bụng kinh buồn nôn có nguy hiểm không? Cách khắc phục như thế nào? Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Nguyên Giám đốc Phòng khám Đông y Việt Nam sẽ chia sẻ cụ thể với chị em trong bài viết.

Bác sĩ Đỗ Thanh Hà là một trong những bác sĩ chữa đau bụng kinh và các vấn đề kinh nguyệt an toàn, hiệu quả bằng YHCT
Bác sĩ Đỗ Thanh Hà là một trong những bác sĩ chữa đau bụng kinh và các vấn đề kinh nguyệt an toàn, hiệu quả bằng YHCT

Báo chí viết về thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà:

  • VTC: Bí quyết đẩy lùi viêm phụ khoa hiệu quả của bác sĩ Đỗ Thanh Hà
  • Eva: BS Thanh Hà trị viêm phụ khoa, mang đến “phép màu” cho cặp vợ chồng trẻ
  • 24h: Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – người trao hạnh phúc

Đau bụng kinh buồn nôn nguyên nhân do đâu?

Theo bác sĩ Đỗ Thanh Hà, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh dữ dội, trong số đó phải kể đến những yếu tố sau:

  • Tử cung co bóp mạnh: Khi hành kinh, tử cung sẽ co bóp mạnh để đẩy chất thải xuống âm đạo để đi ra bên ngoài. Chính điều này dẫn đến tình trạng đau vùng bụng dưới.
  • Hormone thay đổi đột ngột: Trong thời kỳ nguyệt san, nồng độ nội tiết  estrogen và progesterone có thể tăng giảm bất thường. Hormon thay đổi một cách đột ngột sẽ khiến cơ thể chị em vừa đau bụng vừa xuất hiện các triệu chứng khác như buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt, đau vùng tử cung.
  • Di truyền: Đau bụng kinh cũng có tính di truyền từ người mẹ sang con gái.
  • Stress, căng thẳng: Việc cơ thể luôn trong tình trạng căng thẳng, stress sẽ làm cho nồng độ hormone giảm mạnh, đồng thời tăng hoạt động co bóp của cơ trơn tử cung. Kết quả là chị em phải chịu những cơn đau bụng kinh kèm buồn nôn.
  • Mắc phải các bệnh phụ khoa: Nếu đau bụng kinh một cách dữ dội, kèm theo đó là triệu chứng buồn nôn, ói, người ớn lạnh, ngứa vùng kín… thì có thể chị em đang mắc phải các bệnh phụ khoa như u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, tắc vòi trứng, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm nhiễm âm đạo,…
  • Do viêm dạ dày: Thông thường, khi bị viêm dạ dày bệnh lý này sẽ có triệu chứng đau ở vùng thượng vị, ợ nóng, buồn nôn… khi ăn uống không điều độ, thức khuya. Thế nhưng, khi hormone thay đổi bất thường trong những ngày có kinh cũng có thể kích thích dạ dày tăng tiết acid, và dẫn đến đau bụng và buồn nôn.
  • Các nguyên nhân khác: Chị em uống nhiều rượu, thức khuya và ăn uống không điều độ trong thời gian gần kỳ kinh.
Uống nhiều rượu cũng khiến chị em gặp phải tình trạng này
Uống nhiều rượu cũng khiến chị em gặp phải tình trạng này

Đau bụng kinh kèm theo hiện tượng buồn nôn thường xảy ra ở những đối tượng như: Người thân bị đau bụng kinh, nữ giới chưa sinh con, nữ giới dưới 30 tuổi, dậy thì sớm, người có thể trạng yếu, nghiện rượu và hút thuốc lá, bị băng huyết hoặc rong kinh.

Biểu hiện của tình trạng đau bụng kinh buồn nôn

Bác sĩ Đỗ Thanh Hà cho biết, do có hiện tượng buồn nôn nên đau bụng kinh rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa hay tiết niệu. Theo đó, chị em cần lưu ý những triệu chứng của đau bụng kinh và buồn nôn để sớm có cách khắc phục hiệu quả nhất. Cụ thể:

  • Cơn đau bụng xảy ra ở vùng bụng dưới.
  • Đau bụng thường bắt đầu khi máu kinh xuất hiện và kéo dài khoảng 3 ngày hành kinh.
  • Đau bụng có thể đi kèm với triệu chứng đau đùi, đau lưng.
  • Nhức đầu, chóng mặt.
  • Có hiện tượng tiêu chảy.
  • Dạ dày trở nên khó chịu.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Mệt mỏi, khó ngủ.
  • Thiếu tập trung.

Còn những trường hợp đau do mắc phải bệnh lý phụ khoa thì người bệnh sẽ gặp những triệu chứng như:

  • Đau vùng bụng dưới kéo dài, mức độ nghiêm trọng hơn.
  • Đau kèm theo hiện tượng vã mồ hôi.
  • Người rã rời và ngất xỉu
  • Chóng mặt
  • Ngứa vùng kín
  • Máu kinh có màu khác thường, kèm theo mùi hôi khó chịu.
  • Buồn nôn và nôn liên tục
  • Người sốt, ớn lạnh.
Nếu nguyên nhân do bệnh lý thì người bệnh sẽ gặp hiện tượng ngứa vùng kín
Nếu nguyên nhân do bệnh lý thì người bệnh sẽ gặp hiện tượng ngứa vùng kín

Đau bụng kinh buồn nôn có nguy hiểm không?

Hiện tượng đau bụng kinh đi kèm buồn nôn là tình trạng phổ biến ở hầu hết ở nữ giới. Theo bác sĩ Hà, đau bụng kinh buồn nôn nguyên nhân do yếu tố sinh lý thì không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Thông thường nó sẽ biến mất khi hết kỳ kinh.

Tuy nhiên, nếu nguyên nhân từ các bệnh lý phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung… thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Bởi các bệnh lý này nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Vỡ buồng trứng, ung thư cổ tử cung, hiếm muộn, vô sinh…

Cách khắc phục hiện tượng đau bụng kinh buồn nôn

Đau bụng kinh kèm theo buồn nôn dù ở mức độ nặng hay nhẹ đều ảnh hưởng nhất định tới sinh hoạt, và sức khỏe của nữ giới. Chính vì vậy, dưới đây là một số những cách giảm đau đơn giản cho chị em áp dụng để cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng hơn.

1. Uống trà gừng

Gừng có tính ấm nên được coi là một vị thuốc hữu hiệu để giúp chị em phụ nữ giảm đau bụng kinh trong thời gian có kinh. Vì thế, uống trà gừng sẽ hạn chế được cơn đau, sự khó chịu ở tử cung. Không những thế, tinh chất từ gừng còn hỗ trợ giảm đi cảm giác buồn nôn và mệt mỏi nhanh chóng.

Để tạo thêm hương vị thơm ngon, dễ uống thì khi uống trà gừng chị em có thể cho thêm 1-2 thìa mật ong. Hãy uống từng ngụm nước nhỏ để các dưỡng chất từ trà sẽ thẩm thấu vào cơ thể tốt hơn.

Nếu không có trà gừng thì chị em có thể ngậm vài lát gừng tươi cũng giúp giảm đau và hiện tượng buồn nôn hiệu quả.

Uống trà gừng giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả
Uống trà gừng giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả

2. Massage vùng bụng dưới nhẹ nhàng

Massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới sẽ giúp giảm mức độ co thắt của tử cung, đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu tốt hơn. Nhờ đó mà giảm thiểu cơn đau bụng kinh, tránh cảm giác buồn nôn hiệu quả.

Khi massage hãy dùng lực nhẹ nhàng xoay vòng tròn để không bị đau nhức bụng dưới. Để tăng hiệu quả giảm đau chị em có thể massage cùng với dầu nóng hoặc cao.

3. Chườm ấm vùng bụng dưới

Đây được xem là phương pháp khắc phục đau bụng kinh phổ biến và đơn giản nhất. Nhiệt độ ấm từ túi chườm sẽ giúp làm giãn cơ trơn tử cung, tránh tình trạng co thắt quá mức.

Mặt khác, chườm ấm còn giúp tăng khả năng tuần hoàn máu, hạn chế hiện tượng huyết ứ, gây cục máu đông.

Để giảm đau bụng kinh với cách chườm ấm thì chị em dùng nước nhiệt độ khoảng 60-70 độ C, không dùng nước quá nóng. Sau đó chườm trực tiếp lên vùng bụng bị đau khoảng 15-20 phút. Nên chườm khi mới xuất hiện triệu chứng hay chườm khi bắt đầu ra máu kinh để ngăn ngừa cơn đau tốt nhất.

Ngoài những mẹo trên thì chị em có thể áp dụng những cách khác như:

  • Tập thể dục nhẹ nhàng với các bài tập như đi bộ, tập yoga…
  • Tránh uống rượu, hút thuốc lá, đồ uống chứa caffeine vì sẽ khiến triệu chứng nghiêm trọng hơn.
  • Giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, không thức khuya.
  • Không làm việc quá sức, bổ sung các thực phẩm chứa vitamin, axit béo omega 3, magie…
Tập yoga cũng là một cách giúp chị em giảm đau bụng kinh buồn nôn
Tập yoga cũng là một cách giúp chị em giảm đau bụng kinh buồn nôn

Bác sĩ Hà cũng lưu ý rằng, chị em tuyệt đối không được lấy đơn thuốc của người khác để áp dụng cho mình. Dù cùng chung chứng đau bụng kinh buồn nôn nhưng triệu chứng mỗi người sẽ khác nhau. Áp dụng tự ý, không theo chỉ định của bác sĩ sẽ gây ra những hậu quả khó lường.

Xem ngay:

Ngày Cập nhật 07/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *