Đau dây thần kinh hông – Cách điều trị và phòng ngừa
Đau dây thần kinh là một bệnh lý thường xuất hiện với nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc điểm điển hình của bệnh là cơn đau sẽ thường xuyên xuất hiện và đau lan dọc ngay trên đường đi của dây thần kinh hông. Dây thần kinh này có đường đi bắt đầu từ thắt lưng (L5) chạy dọc qua phần mông, tiếp tục theo hai mặt sau của đùi để di chuyển xuống cẳng chân rồi xuyên qua ngón cái, xuyên qua ngón út.
Nguyên nhân gây đau dây thần kinh hông
Trên thực tế tồn tại rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dây thần kinh hông. Cụ thể như:
Thoái vị đĩa đệm
Thoái vị đĩa đệm là một trong những nguyên nhân chính hình thành nên tình trạng đau dây thần kinh hông. Đối với những người trẻ tuổi, cơ thể thường xuất hiện tình trạng đau dây thần kinh hông kèm những dị dạng. Cụ thể như: Gai đôi, cùng hóa đốt thắt lưng, thắt lưng trên đốt cùng. Đối với những người lớn tuổi, tình trạng đau dây thần kinh hông thường xuất hiện khi cơ thể có sự thay đổi những cấu trúc tạo dây chằng và thay đổi hình dạng của đệm.
Trượt đốt sống
Một trong những nguyên nhân khiến cho dây thần kinh hông bị đau là tình trạng trượt cột sống. Bệnh có thể hình thành và phát triển sau một khoảng thời gian dài bạn sử dụng xe môtô hoặc xe ôtô trên những đoạn đường gồ ghề, mấp mô hoặc trên những quảng đường dài khó đi.
Thoát vị đốt sống thắt lưng cùng
Bệnh thoát vị đốt sống thắt lưng cùng khi xuất hiện lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng đau dây thần kinh hông. Bệnh được xác định thông qua những tư thế có trong phim chụp X-quang loãng xương và cột sống.
Lao cột sống vùng thắt lưng cùng
Những người có dây thần kinh hông hay xuất hiện cơn đau do lao cột sống thắt lưng cùng sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, sốt, gầy sút cân. Khi chụp X-quang cột sống sẽ xuất hiện hình ảnh mất canxi, hẹp đĩa liên đốt ở những đốt sống kề bên. Đồng thời ở cột sống xuất hiện túi mủ áp – xe.
Biểu hiện của tình trạng đau dây thần kinh hông
Dây thần kinh hông được hình thành bởi rễ thắt lưng 5 (L5) cùng với rễ cùng 1 (S1) của tủy sống. Trong đoạn tủy này tồn tại sự chênh lệch của bốn đốt khoanh đoạn đốt sống và khoanh đoạn tủy.
Trong cơ thể người, dây thần kinh hông là dài nhất trong số các dây thần kinh. Trên dây thần kinh này tồn tại rất nhiều vị trí quan trọng và được cho là có liên quan đến những bệnh tích tương ứng. Cụ thể:
- Đoạn trong tủy – rễ có khả năng ảnh hưởng và có liên quan đến các bệnh viêm nhiễm như dịch não tủy
- Đoạn ở bên trong lỗ tiếp hợp có liên quan đến bệnh thoái hóa đốt sống
- Bệnh ở thắt lưng cùng, bệnh trong đám rối có liên quan đến các bệnh ở tiểu khung
- Đoạn ở vùng mông
- Đoạn ở khoeo chân được phân chia thành dây thần kinh khoeo trong và dây thần kinh khoeo ngoài.
Cơn đau thường xuyên xuất hiện khi bạn đang cố gắng làm một việc gì đó một cách gắng sức như nâng đỡ một vật nặng, cồng kềnh. Khi cơn đau xuất hiện, vùng thắt lưng của người bệnh sẽ có cảm giác đau nhói. Cơn đau có thể tăng lên ở những ngày sau đó hay thậm chí là những giờ sau đó. Khi phát triển, cơn đau có thể lan rộng xuống vùng mông. Sau đó, theo đường đi của dây thần kinh hông, cơn đau sẽ lan xuống chân.
Tính chất ở mỗi lần đau sẽ có sự khác nhau. Đôi khi cơn đau sẽ xuất hiện một cách âm ỉ. Tuy nhiên sẽ có những khi cơn đau xuất hiện một cách dữ dội tương tự như có dao đâm. Ngay cả khi hắt hơi, ho hoặc khi cúi gập người, người bệnh cũng có cảm giác đau nhói. Ban đêm là thời điểm mà cơn đau có thể xuất hiện hoặc trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên khi người bệnh nằm nghỉ ngơi trên sàn hoặc trên giường có nền cứng, đầu gối co nhẹ thì người bệnh sẽ có cảm giác dễ chịu hơn do cơn đau thuyên giảm.
Ngoài triệu chứng đau nhức, người bệnh có thể nhận thấy tình trạng tê cóng, có cảm giác như ai đó đang dùng kim châm hoặc có kiến bò dọc theo phần bờ ngoài của bàn chân, di chuyển chéo qua phần mu bàn chân đến vị trí của ngón út hoặc ngón cái. Khi người bệnh dùng tay sờ nhẹ vào vùng thắt lưng sẽ nhận thấy cơ lưng phản ứng cứng. Bên cạnh đó, cột sống cũng bị vẹo hoặc mất đường cong sinh lý bất thường.
Để có thể chống đỡ với triệu chứng đau nhức khó chịu, bệnh nhân bị đau dây thần kinh hông có thể thực hiện tư thế vẹo người hoặc ngay lưng.
Các thể đau dây thần kinh hông
Tình trạng dây thần kinh hông bị đau có thể sẽ chỉ xuất hiện ở một bên chân. Tuy nhiên ở một vài trường hợp khác, cơn đau có thể xuất hiện ở cả hai bên chân phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như thoát vị đĩa đệm, lao cột sống, ung thư… Đau dây thần kinh hông có thể xuất hiện với cơn đau mạn tính hoặc đau cấp tính.
Thể đau cấp tính
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh đau dây thần kinh hông ở thể đau cấp tính, người bệnh sẽ nhận thấy cơn đau xuất hiện một cách dữ dội trong vài ngày, vài tuần, một tháng hoặc có khi lâu hơn. Khi sử dụng thuốc giảm đau bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn do có tác dụng. Chính vì thế, nếu việc sử dụng thuốc giảm đau không mang đến tác dụng, người bệnh cần đến bệnh viện để được hội chẩn. Đồng thời áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp hơn.
Thể đau mãn tính
Khi tình trạng đau dây thần kinh hông không được điều trị dứt điểm ngay từ đầu, cơn đau có thể phát triển và trở thành cơn đau mãn tính. Trong thời gian này, người bệnh sẽ cảm thấy vùng mông và vùng thắt lưng thường xuyên xuất hiện cơn đau âm ỉ. Ngoài ra, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh có khả năng phát triển mạnh mẽ dẫn đến tình trạng teo cơ hoặc liệt nhẹ.
Phương pháp điều trị đau dây thần kinh hông
Thông thường để điều trị tình trạng đau dây thần kinh hông, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa trên nguyên nhân để chữa bệnh. Phương pháp điều trị nội khoa sẽ áp dụng cho những trường hợp bệnh không xuất hiện nguyên nhân gây chèn ép hoặc có xuất hiện nguyên nhân gây chèn ép nhưng không có chỉ định phẫu thuật. Phương pháp điều trị nội khoa sẽ bao gồm: Sử dụng các loại thuốc Tây y, nằm nghỉ ngơi, có thể kết hợp với vật lý trị liệu, châm cứu và một số phương pháp Đông y khác.
Khi áp dụng phương pháp điều trị nội khoa, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng các loại thuốc kháng viêm và giảm đau. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng kết hợp thuốc cùng với lý liệu pháp. Cụ thể như xoa bóp, điện nóng, ion hóa canxi. Đối với những trường hợp bệnh nặng như thoái vị đĩa đệm nặng, nếu những phương pháp điều trị nội khoa không thể mang đến hiệu quả chữa bệnh như mong muốn, người bệnh sẽ phải phẫu thuật.
Cách phòng ngừa đau dây thần kinh hông
Đối với những bệnh nhân bị dị dạng cột sống, cùng hóa đốt sống lưng, gai đôi, thắt lưng hóa đốt cùng… cần xây dựng cho mình một chế độ lao động thích hợp. Người bệnh cần tránh mang vác những vật cồng kềnh không đúng cách hoặc mang vác vật nặng.
Đối với những người có nghề nghiệp cần nhiều công sức và cần nhiều thao tác ở vùng thắt lưng cùng thì cần phải có định kỳ kiểm tra sức khỏe, biện pháp bảo hộ lao động, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, có chế độ dinh dưỡng khoa học.
Khi bạn nhận thấy dây thần kinh hông xuất hiện cơn đau, đặc biệt là sau khi mang vác vật cồng kềnh lệch tư thế hoặc mang vác vật nặng, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra và chẩn đoán bệnh lý. Người bệnh tuyệt đối không được tự tiện nắn, kéo hoặc áp dụng một vài động tác thô bạo khác.
Khi bị đau dây thần kinh hông, người bệnh cần được thăm khám chẩn đoán bệnh lý bởi những thầy thuốc, bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Đồng thời tuân thủ đúng những chỉ dẫn điều trị của bác sĩ.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!