Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn: Nguyên Nhân, Trriệu Chứng, Cách Trị
Đau dây thần kinh liên sườn khiến người bệnh phải hứng chịu những cơn đau âm ỉ kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt, công việc và sức khỏe. Bệnh hình thành do thói quen sinh hoạt không đúng cách của mỗi người hoặc cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như u tủy, zona thần kinh, nhiễm độc,… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như các cách điều trị đau dây thần kinh liên sườn giúp mang lại hiệu quả tốt.
Đau dây thần kinh liên sườn là gì? Có nguy hiểm không?
Dây thần kinh liên sườn gồm có 12 cặp có xuất phát từ tủy ngực nằm ở đốt sống D1 – D2, sau đó chúng sẽ tách ra khỏi rễ chung kết hợp với mạch máu để tạo thành các bó mạch nằm ngay bên dưới xương sườn. Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở người trưởng thành, cơn đau nhức sẽ xuất hiện khi các rễ dây thần kinh liên sườn bị tổn thương do viêm nhiễm hoặc bị chèn éo quá mức gây đau nhức. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà y học chia đau dây thần kinh liên sườn thành hai loại khác nhau là tiên phát và thứ phát.
Khi bị đau dây thần kinh liên sườn, người bệnh sẽ phải hứng chịu các cơn đau kéo dài cả ngày lẫn đêm. Ban đầu, cơn đau sẽ xuất hiện ở một bên cơ thể bắt đầu từ xương ức sau đó lan dọc theo mạn sườn kéo dài đến cột sống. Nếu người bệnh vận động, thay đổi tư thế hoặc hít thở sâu cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Chuyên gia cho biết, đây là bệnh lý khá nguy hiểm thường xuất hiện khi người bệnh có mắc một số bệnh lý liên quan đến tủy sống, cột sống, thành ngực hoặc xương sườn. Đau dây thần kinh liên sườn rất dễ tái phát và gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe người bệnh:
- Các cơn đau nhức kéo dài dai dẳng do bệnh gây ra sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng đời sống và năng suất làm việc hàng ngày của người bệnh. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến người bệnh bị mất ngủ, suy nhược thần kinh và tác động tiêu cực đến tâm lý.
- Ở những trường hợp nghiêm trọng hơn, khi bệnh xuất hiện sẽ gây ra một số triệu chứng đi kèm khác như suy giảm thị lực, tổn thương nền sọ, liệt cơ, zona thần kinh,….
Nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn
Đau dây thần kinh liên sườn có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở những trường hợp đau dây thần kinh liên sườn tiên phát thường sẽ không xác định rõ nguyên nhân, tuy nhiên bệnh có thể hình thành khi cơ thể bị nhiễm gió lạnh, thói quen vận động sai tư thế, vươn tay quá tầm, đôi khi cũng có thể xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh.
Ở những trường hợp bệnh xảy ra xác định được nguyên nhân cụ thể thì được gọi là thể bệnh thứ phát, lúc này đau dây thần kinh liên sườn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau như:
- Mắc các bệnh ở cột sống như thoái hóa cột sống, ung thư cột sống, chấn thương cột sống,…
- Mắc bệnh lý ở tủy sống như u ngoại tủy, u rễ thần kinh,…
- Mắc bệnh lý về thần kinh như viêm đa dây thần kinh, viêm đa rễ thần kinh,…
- Mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn như lao, zona thần kinh, thấp khớp,…
- Mắc bệnh lý toàn thân như tiểu đường, nhiễm độc,…
Đây là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, vì vậy bạn cần phải hiểu rõ nguyên nhân của bệnh để có các biện pháp phòng tránh hợp lý.
Triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh liên sườn
Triệu chứng phổ biến của đau dây thần kinh liên sườn là xuất hiện các cơn đau dọc theo dây thần kinh liên sườn kéo dài âm ỉ cả ngày lẫn đêm. Ban đầu cơn đau sẽ xuất hiện ở một bên cơ thể bắt đầu từ phía trước ngực sau đó nhanh chóng lan rộng theo mạn sườn đến phía sau cạnh cột sống. Tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh vận động, ho, hắt hơi hoặc thở sâu. Cơn đau có thể xuất hiện ở vùng lưng và ngực khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về tim hoặc bệnh lý về phổi.
Ngoài ra, đây cũng có thể là hậu quả của nhiều bệnh lý khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh mà đau dây thần kinh liên sườn sẽ có các biểu hiện lâm sàn khác nhau:
- Nếu bệnh xảy ra do thoái hóa cột sống thì cơn đau sẽ xuất hiện âm ỉ ngay cả khi vận động và nghỉ ngơi. Nếu dùng tay ấn vào sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau tức là đau lan theo đường đi của dây thần kinh liên sườn.
- Những trường hợp bệnh phát triển do zona thần kinh sẽ gây ra các cơn đau rát ở vùng bị tổn thương, tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều tháng và rất dễ tái phát
- Bệnh xảy ra do bệnh lao cột sống hoặc ung thư cột sống thì cơn đau chỉ khu trú ở vùng cột sống bị tổn thương và gây đau nhói cho cả hai bên sườn, cơn đau khiến cho người bệnh cảm giác như đang bó chặt ngực hoặc bụng.
- Mắc bệnh lý về tủy sống sẽ hình thành nên các cơn đau dây liên sườn ở một bên, tập trung ở một vị trí rất dễ để nhận biết.
- Đau dây thần kinh do chấn thương cột sống sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau râm ran ở xương sườn, đau nhiều ở cột sống và lan rộng ra phía mạn sườn.
- Ngoài ra, bệnh còn có thể gây ra một số triệu chứng toàn thân như sốt về chiều, cơ thể luôn mệt mỏi, ăn kém dẫn đến gầy sút cân,…
Đau dây thần kinh liên sườn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, khi thấy bản thân gặp phải các triệu chứng ở trên thì bạn nên đến bệnh viện uy tín tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh để được tư vấn phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
Đau dây thần kinh liên sườn có tự khỏi không?
Đau dây thần kinh liên sườn gây ra các cơn đau nhức kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, công việc và sức khỏe của người bệnh. Bệnh được chia thành hai loại cơ bản dựa trên nguyên nhân gây ra bệnh là tiên phát và thứ phát.
- Ở những trường hợp đau dây thần kinh tiên phát thường hình thành do dây thần kinh bị tổn thương do các tác động bên ngoài như thời tiết, vận động sai tư thế,… thì không quá nghiêm trọng. Lúc này người bệnh chỉ cần có các biện pháp chăm sóc phù hợp và thay đổi thói quen sống thì bệnh sẽ dần thuyên giảm.
- Còn những trường hợp đau dây thần kinh thứ phát thường hình thành do cơ thể mắc các bệnh lý như thoái hóa cột sống, lao cột sống, u cột sống,… Đây là các bệnh lý rất nguy hiểm, khi gặp phải tình trạng này thì bệnh sẽ không thể tự khỏi nếu không tiến hành điều trị. Lúc này, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan trong việc chữa trị, nếu để bệnh diễn ra kéo dài sẽ chuyển biến sang giai đoạn nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, khả năng vận động và thậm chí là tình mạng của người bệnh.
Phương pháp điều trị đau dây thần kinh liên sườn
Khi nghi ngờ bản thân bị bệnh bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân để được phác đồ điều trị phù hợp. Lúc này bác sĩ sẽ thăm khám các triệu chứng lâm sàn và chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như:
- Chụp X-Quang
- Chụp cộng hưởng từ MRI
- Xét nghiệm máu và nước tiểu
Dựa vào kết quả thăm khám bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Ở những trường hợp đau dây thần kinh liên sườn thứ phát do bệnh lý gây ra sẽ được phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể nhằm cải thiện nguyên căn gây ra bệnh. Còn những trường hợp tiên phát thì việc điều trị sẽ nhằm mục đích giải quyết triệu chứng của bệnh.
Điều trị bằng thuốc Tây y
Ở những trường hợp đau dây thần kinh liên sườn không tìm ra nguyên nhân gây bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị nhằm đẩy lùi tình trạng đau nhức do bệnh gây ra. Một số loại thuốc thường được sử dụng là:
- Thuốc giảm đau thông thường có chứa Acetaminophen, morpphin, efferalgan codein
- Thuốc chống viêm không chứa steroid như Diclophenac, Piroxicam, Meloxicam, Celecoxib
- Thuốc giảm đau thần kinh thuộc nhóm gabapentin hoặc thuốc tăng cường dẫn truyền thần kinh như Nivalin
- Thuốc giãn cơ vân được sử dụng cho trường hợp đau nhiều như myonal, mydocalm. Tuy nhiên, loại thuốc này không nên sử dụng cho người bị bệnh nhược cơ
- Các loại vitamin nhóm B giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa tế bào chất ở tế bào thần kinh và bao myelin như B1, B6, B12.
Tùy thuộc vào mức độ bệnh trạng và tình trạng sức khỏe của mỗi người bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc điều trị với liều lượng khác nhau. Khi sử dụng thuốc Tây để chữa bệnh, bạn cần phải tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, không được tự ý thay đổi liều lượng dẫn đến quá liều gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hiệu quả mang lại.
Điều trị bằng thuốc Đông y
Sử dụng các bài thuốc Đông y điều trị đau dây thần kinh liên sườn sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu bên trong cơ thể, từ đó cơn đau nhức sẽ được đẩy lùi một cách nhanh chóng. Đây là phương pháp chữa bệnh rất lành tính nên an toàn với sức khỏe, đồng thời thành phần hoạt chất bên trong dược liệu còn có tác dụng cải thiện sức khỏe rất tốt.
Tuy nhiên, khi tiến hành lựa chọn điều trị bệnh bằng Đông y người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là hai bài thuốc Đông y thường được sử dụng để điều trị bệnh bạn có thể tham khảo:
– Bài thuốc chữa bệnh do nhiễm lạnh
- Nguyên liệu: 12 gram đan sâm, 8 gram chi xác, 8 gram uất kim, 8 gram xuyên khung, 8 gram khương hoạt, 8 gram quế chi, 8 gram phòng phong, 8 gram bạch chi, 6 gram thanh bì
- Cách thực hiện: Các dược liệu trên đem rửa sạch, cho vào ấm sắc với lượng nước vừa phải. Sử dụng nước sắc thu được chia thành 3 phần để uống trong ngày
– Bài thuốc chữa bệnh do thần kinh bị kích thích
- Nguyên liệu: 8 gram sài hô, 8 gram bạch linh, 8 gram thanh bì, 8 gram bạch thược, 8 gram uất kim, 8 gram bạch truật, 8 gram đan sâm, 6 gram đan sâm, 6 gram bạc hà, 6 gram cam thảo, 4 gram sinh khương
- Cách thực hiện: Tất cả gộp lại thành một thang thuốc, sử dụng để sắc lấy nước uống mỗi ngày
Ngoài cách sử dụng thuốc uống, người bệnh cũng có thể thực hiện kết hợp với các biện pháp xoa bóp bấm huyệt hoặc châm cứu trong y học cổ truyền để điều trị bệnh. Phương pháp này sẽ tác động trực tiếp lên các huyệt vị trên cơ thể giúp chúng hoạt động tốt hơn, từ đó cơn đau sẽ được đẩy lùi hiệu quả.
Điều trị bằng cây thuốc Nam
Sử dụng các cây thuốc Nam quanh nhà để chữa bệnh là phương pháp rất đơn giản, tiết kiệm chi phí nên được nhiều người ưu tiên áp dụng tại nhà. Thành phần dược tính bên trong dược liệu sẽ được cơ thể hấp thụ giúp đẩy lùi cơn đau nhức một cách từ từ. Dưới đây là một số cách chữa đau dây thần kinh liên sườn bằng cây thuốc Nam tại nhà bạn có thể tham khảo:
– Cây lá lốt
- Lấy khoảng 200 gram lá lốt đem rửa sạch bụi bẩn bám quanh rồi vớt ra để ráo.
- Cho lá lốt vào nối sắc với khoảng 1 lít nước trong khoảng 20 phút.
- Lượng nước thu được đem chia thành nhiều phần sử dụng để uống trong ngày.
- Kiên trì áp dụng cách này trong khoảng 1 tháng để có thể mang lại hiệu quả chữa bệnh.
– Cây hương nhu
- Lấy khoảng một nắm hương nhu đem rửa sạch bụi bẩn, ngâm với nước muối loãng để diệt khuẩn.
- Sau đó cho cây hương nhu vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt pha với khoảng 500ml nước.
- Chia lượng nước này thành 3 phần bằng nhau sử dụng để uống trong ngày.
– Cây rau má
- Lấy 100 gram rau má đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo.
- Cho rau má vào cối xay nhuyễn với 1 lít nước, dùng ray lọc lấy nước và để riêng bã.
- Sử dụng nước rau má để uống trong ngày, bã rau má đem sao vàng rồi dùng để đắp lên vùng thần kinh bị đau nhức.
Biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh tại nhà
Bên cạnh việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, người bệnh cũng nên hình thành cho bản thân thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học. Điều này sẽ có tác động rất tích cực đến quá trình điều trị và phòng tránh bệnh tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số điều người bệnh cần lưu ý trong đời sống hàng ngày:
- Nên làm việc đúng tư thế, không nên mang vác vật nặng hoặc làm việc quá sức gây ảnh hưởng xấu đến cột sống. Có các biện pháp bảo vệ cơ thể vào mùa lạnh vì gió lạnh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh thường gặp.
- Mắc bệnh lao cũng là nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn, vì vậy bạn nên hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh lao hoặc có các biện pháp phòng hộ tốt. Đối với trẻ sơ sinh nên được tiêm phòng vắc-xin ngừa lao đầy đủ.
- Nếu mắc các bệnh lý như zona thần kinh, lao, thoái hóa cột sống, u cột sống,… người bệnh nên tiến hành thăm khám và điều trị triệt để, tránh để bệnh chuyển biến nặng làm tổn thương đến dây thần kinh liên sườn và gây đau.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp tăng cường sức khỏe xương khớp và sức đề kháng của cơ thể. Một số loại thực phẩm tốt cho người bị đau dây thần kinh liên sườn là rau xanh, trái cây tươi, sữa và chế phẩm từ sữa, tôm, cua, thực phẩm giàu acid béo omega-3 như bơ, cá béo, các loại hạt,…
- Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị và khiến bệnh chuyển biến nặng hơn như đồ uống có cồn, chất kích thích, đồ ăn cay nóng nhiều gia vị, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn mặn nhiều muối,…
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao nâng cao thể lực, giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa các bệnh lý về xương khớp. Tuy nhiên bạn chỉ nên tập luyện với cường độ vừa phải, không nên tập luyện quá sức dễ dẫn đến chấn thương. Chú ý phòng tránh tai nạn lao động trong đời sống sinh hoạt và tai nạn giao thông dẫn đến chấn thương cột sống.
- Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra sức khỏe của bản thân, sớm phát hiện các bệnh lý có nguy cơ gây ra bệnh. Điều này sẽ giúp bạn có các phác đồ điều trị phù hợp ngay từ khi bệnh mới tiến triển, tránh để lâu khiến bệnh chuyển biến nặng gây khó khăn cho việc chữa trị.
Trên đây là các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh đau dây thần kinh liên sườn chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện ra bệnh và có các biện pháp điều trị đúng cách giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh để tránh gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày. Bên cạnh đó, người bệnh nên xây dựng cho bản thân lối sống khoa học để ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 20/12/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!