Đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng – Nguyên nhân & cách chữa

Đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng có thể là triệu chứng báo hiệu bạn đang mắc các bệnh lý, vấn đề liên quan đến cột sống hoặc nội tạng. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể xảy ra khi tim và phổi của bạn gặp vấn đề hoặc bị chấn thương. Việc xác định những nguyên nhân gây đau vô cùng quan trọng. Bởi điều này sẽ giúp bạn tìm ra hướng chữa trị thích hợp, tránh gây nguy hiểm.

Đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng - Nguyên nhân & cách chữa
Tìm hiểu tình trạng đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng, nguyên nhân và cách chữa trị

Đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng xảy ra do đâu?

Xương bả vai là phần xương xuất hiện với hình tam giác ở phần lưng trên. Khi bạn mở rộng cánh tay và khuỷu tay về phía lưng, phần xương này sẽ nhô ra và giúp cho việc xác định trở nên dễ dàng hơn. Xương bả vai đóng vai trò trong việc hỗ trợ những chuyển động của vai, giúp vai dễ dàng vận động và mang nhiều chức năng khác.

Xương bả vai bên trái sau lưng bị đau chứng tỏ bạn đang mắc phải những vấn đề, bệnh lý sau:

Chấn thương

Nếu bạn trải qua một tai nạn nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến lưng và vai, vận động quá mức hoặc luyện tập thể dục thể thao không đúng cách, vùng vai và xương bả vai của bạn có thể bị chấn thương. Tình trạng chấn thương xảy ra ở xương khớp thường gây nên một cơn đau nhói ngay tại xương bả vai bên trái.

Đau do chấn thương thường không quá nghiêm trọng, biện pháp chăm sóc và điều trị cũng tương đối đơn giản. Tuy nhiên, khi bị đau, người bệnh thường gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày và chịu nhiều cảm giác khó chịu.

Để đảm bảo an toàn, ngay sau khi bị chấn thương, người bệnh nên đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra, xác định mức độ nghiêm trọng của các tổn thương. Đồng thời tìm ra hướng chăm sóc và điều trị thích hợp.

Chấn thương
Nếu bạn trải qua một tai nạn nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến lưng và vai, vận động quá mức hoặc luyện tập thể dục thể thao không đúng cách, vùng vai và xương bả vai của bạn có thể bị chấn thương

Tư thế sai

Những thay đổi về cấu trúc của xương sống sẽ xảy ra khi bạn ngồi lâu hoặc đứng lâu với một tư thế sai. Điều này nếu lặp lại trong nhiều ngày có thể khiến vùng xương bả vai bên trái sau lưng của bạn gặp vấn đề và hình thành các cơn đau nhức khó chịu. Ngồi lệch sang một bên, cong lưng, nghiêng đầu trong thời gian làm việc được đánh giá là những nguyên nhân chính tạo ra các cơn đau.

Việc thường xuyên cúi đầu để sử dụng máy tính bảng, điện thoại di động có thể khiến cơ bắp ở cổ và vai bị suy yếu. Điều này vô tình tạo áp lực lên dây chằng, cơ bắp và đĩa đệm cột sống. Sự mất cân bằng xảy ra trong một khoảng thời gian có thể kích hoạt những cơn đau nhức ở lưng.

Ngoài ra, tình trạng đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng còn xảy ra khi bạn ngủ sai tư thế. Tư thế trên giường được đánh giá là yếu tố có liên quan trực tiếp đến những cơn đau, tình trạng mỏi, nhức vào mỗi buổi sáng hoặc buổi trưa sau khi ngủ dậy.

Kỹ thuật nâng không đúng cách

Việc nâng đồ vật cồng kềnh không đúng kỹ thuật hoặc thường xuyên mang vác vật nặng có thể khiến vai và vùng lưng trên của bạn bị chấn thương. Trong trường hợp vật cần nâng ở xa cơ thể hoặc khi bạn nâng một vật quá nặng, cột sống của bạn có thể bị lệch. Đồng thời tạo áp lực lên lưng, vai và cột sống.

Ngoài ra, nếu bạn cố gắng mang vác, nâng một vật cồng kềnh, vật quá cao so với chiều cao của cơ thể, bạn sẽ dễ bị căng dây chằng và căng cơ. Đối với những trường hợp nghiêm trọng, hoạt động này có thể khiến cột sống, xương khớp bị tổn thương. Đồng thời hình thành nên cơn đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng.

Kỹ thuật nâng không đúng cách
Việc nâng đồ vật cồng kềnh không đúng kỹ thuật hoặc thường xuyên mang vác vật nặng có thể khiến vai và vùng lưng trên của bạn bị chấn thương dẫn đến đau nhức

Sử dụng xương khớp quá mức

Việc thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với cường độ cao, làm việc quá sức hoặc thực hiện các hoạt động đưa phần vai và phần lưng lên cao quá mức có thể khiến cơn đau ở vai xuất hiện. Ngoài ra, nếu bạn là người thường xuyên vận động, hoạt động quá mức, tình trạng căng cơ, đau đớn, sưng, bong gân, căng dây chằng có thể xuất hiện.

Lão hóa xương

Lão hóa xương là một hiện tượng tự nhiên của cơ thể, không thể tránh khỏi. Khi xương và các khớp bị lão hóa theo thời gian, một động tác nhẹ xảy ra trên lưng, hông hay vai đều có thể khiến cơn đau xuất hiện âm ỉ, dữ dội và kéo dài.

Lão hóa xương là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn có thể làm chậm quá trình lão hóa bằng cách áp dụng một chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó bạn nên sinh hoạt hợp lý để hạn chế tối đa những tổn thương có thể xảy ra ở lưng, vai và cột sống.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sẽ hình thành và phát triển khi đĩa đệm ở cổ bị tổn thương. Bệnh có thể khiến hệ thống rễ dây thần kinh xung quanh bị viêm và dẫn đến đau nhức. Cơn đau xảy ra ở vùng cổ do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra có thể lan tỏa đến phần bả vai, cánh tay và nhiều vị trí khác.

Ngoài ra, một số trường hợp mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống ngực (lưng trên) cũng có khả năng cảm nhận được cơn đau xảy ra ở dưới xương bả vai bên trái sau lưng mặc dù rất hiếm gặp.

Dây thần kinh bị chèn ép

Khi bị chấn thương, mắc bệnh xương khớp hoặc bị lão hóa xương, hệ thống dây thần kinh có thể bị chèn ép. Trong đó có dây thần kinh bên dưới bả vai trái. Điều này khi xuất hiện sẽ gây ra một cơn đau nhói dưới xương bả vai.

Hội chứng Impingement

Hội chứng Impingement thể hiện cho tình trạng căng thẳng quá mức xảy ra ở xương trên bả vai. Hội chứng này khi xuất hiện sẽ khiến các gân, cơ và dây chằng bị viêm và bị tổn thương. Một số trường hợp nghiêm trọng, hội chứng Impingement có thể khiến xương khớp ở vai bị chấn thương.

Hội chứng Impingement khi xuất hiện có thể kích hoạt cơn đau nhói dưới xương bả vai bên trái sau lưng. Đồng thời làm suy giảm khả năng vận động của vùng vai và khiến người bệnh mất dần chức năng, khả năng điều khiển tay.

Trật khớp xương

Phần xương bả vai bên trái của bạn có thể bị trật khớp khi bạn đột ngột vặn người, va chạm hoặc bị kéo theo một hướng khác với khớp xương. Tình trạng trật khớp ở xương sườn rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, nếu xuất hiện, tình trạng này có thể khiến xương sườn, bả vai đau nhức nghiêm trọng. Đối với những trường hợp bệnh nặng, khả năng hô hấp của người bệnh có thể bị ảnh hưởng.

Trật khớp xương
Phần xương bả vai bên trái của bạn có thể bị trật khớp khi bạn đột ngột vặn người, va chạm hoặc bị kéo theo một hướng khác với khớp xương dẫn đến đau nhức khó chịu

Vấn đề về tim mạch

Cơn đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng có thể xảy ra khi bạn mắc các vấn đề liên quan đến tim mạch. Cụ thể như:

  • Viêm màng ngoài tim
  • Bệnh động mạch vành
  • Bệnh thiếu máu tim cục bộ
  • Nhồi máu cơ tim
  • Đau thắt ngực (ổn định, không ổn định)
  • Phình động mạch chủ (hiếm khi xuất hiện)
  • Hở van tim hai lá.

Vấn đề về phổi

Một số vấn đề về phổi có khả năng khiến bạn bị đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng. Bao gồm:

  • Bệnh màng phổi ở mặt trái
  • Viêm phổi bên trái
  • Viêm khí quản với rối loạn chức năng tự chủ
  • Áp xe phổi trái
  • Viêm phế quản cấp tính hoặc mãn tính.
Vấn đề về phổi
Một số vấn đề về phổi có khả năng khiến bạn bị đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng

Ngoại trừ những nguyên nhân nêu trên, một số vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa như co thắt thực quản, viêm loét dạ dày… hoặc những vấn đề liên quan đến tâm lý cũng có thể khiến khu vực dưới xương bả vai bên trái sau lưng bị đau.

Cách điều trị đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng

Có rất nhiều phương pháp điều trị đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng. Tuy nhiên người bệnh cần tiến hành thăm khám, chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây đau thì mới có hướng điều trị thích hợp. 

Đối với nguyên nhân gây đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng là bệnh lý, người bệnh nên áp dụng phương pháp điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đối với những cơn đau vừa mới khởi phát, đau do chấn thương hoặc áp dụng tư thế sai, người bệnh có thể cải thiện cơn đau bằng một số biện pháp tại nhà. Bao gồm:

  • Nghỉ ngơi: Ngay sau khi cơn đau xuất hiện, người bệnh nên ngồi hoặc nằm nghỉ tại chỗ, tránh vận động hoặc di chuyển vùng xương bả vai. Điều này sẽ giúp xương khớp của bạn có thời gian hồi phục.
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Người bệnh nên áp dụng biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để cải thiện tình trạng đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng. Nhiệt độ cao từ biện pháp chườm nóng có thể giúp bạn kích thích quá trình lưu thông máu, giảm đau. Tuy nhiên bạn cần lưu ý không sử dụng nhiệt độ cao cho những trường hợp có dây chằng, cơ bị căng giãn quá mức hoặc bong gân. Nhiệt độ thấp từ biện pháp chườm lạnh sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng sưng, viêm và làm dịu nhanh cơn đau.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng (đặc biệt là vitamin, khoáng chất, canxi) có thể nâng cao sức khỏe xương khớp. Đồng thời giúp giảm đau và hỗ trợ quá trình làm lành những tổn thương.
  • Kéo căng cơ bắp: Việc thường xuyên thực hiện những bài tập kéo căng cơ bắp và xương sẽ giúp bạn cải thiện sự linh hoạt của xương khớp. Đồng thời làm giảm đau và hỗ trợ quá trình phục hồi những tổn thương. Bên cạnh đó, việc thường xuyên vận động, kéo căng cơ bắp còn giúp bạn nâng cao sức chịu đựng và phòng ngừa những tổn thương trên vai.
  • Duy trì cân nặng: Duy trì cân nặng khoa học hoặc giảm cân khi cần thiết cũng là một trong những phương pháp làm giảm bớt áp lực, những căng thẳng xảy ra ở cột sống. Từ đó giúp phòng ngừa cơn đau hình thành và phát triển. Nếu bạn là người thừa cân, béo phì, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có một phương pháp giảm cân an toàn và phù hợp.
  • Massage: Massage là phương pháp giảm đau nên được sử dụng ngay khi cơn đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng xuất hiện. Bởi lực tác động từ những ngón tay và bàn tay có thể giúp kích thích quá trình lưu thông khí huyết, cải thiện sự linh hoạt cho xương khớp. Đồng thời giúp người bệnh giảm đau hiệu quả.
Massage
Massage là phương pháp giảm đau nên được sử dụng ngay khi cơn đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng xuất hiện

Trong trường hợp những biện pháp chăm sóc tại nhà không thể cải thiện tình trạng đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng, người bệnh nên đến bệnh viện để tiến hành thăm khám, chẩn đoán và điều trị. 

Ngày Cập nhật 03/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *