Đau khớp cổ chân không sưng và cách giảm đau hiệu quả
1Đau khớp cổ chân không sưng là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động, làm suy giảm chất lượng đời sống hàng ngày của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng đau khớp cổ chân không sưng và các cách giảm đau hiệu quả.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp cổ chân không sưng
Đau khớp cổ chân là tình trạng có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, phổ biến là những người đang ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Chuyên gia cho biết, tình trạng này có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau đây:
- Chấn thương: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc luyện tập thể thao gây chấn thương sẽ khiến vùng xương khớp ở cổ chân bị tổn thương và hình thành nên các cơn đau nhức khó chịu.
- Tuổi tác: Quá trình lão hóa tự nhiên theo tuổi tác sẽ khiến lớp sụn khớp bị thoái hóa dần, các đầu xương khớp sẽ cọ xát vào nhau, hình thành nên các gai xương chèn ép lên dây thần kinh và gây ra các cơn đau nhức.
- Thừa cân béo phì: Lười vận động và sử dụng quá nhiều thực phẩm giàu chất béo dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức khớp cổ chân. Lúc này trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ gây sức ép lên khớp cổ chân, lâu dài sẽ gây đau nhức.
- Căng thẳng, stress: Tâm trạng luôn trong trạng thái căng thẳng, stress sẽ khiến cơ thể sản sinh ra các chất độc làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý về xương khớp.
- Bệnh gout: Gout cũng là là một trong những bệnh lý gây ra tình trạng đau khớp cổ chân không sưng thường gặp. Bệnh có triệu chứng điển hình là xuất hiện cơn đau ở ngón chân cái hoặc là khớp cổ chân.
- Hội chứng kích thích khớp cổ chân: Đây là tình trạng hệ thống dây chằng và dây thần kinh ở khớp cổ chân bị chèn ép quá mức và gây ra các cơn đau nhức khó chịu
- Viêm gân: Viêm gân cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đau cổ chân không sưng khá phổ biến. Bệnh xảy ra khi gân bị viêm hoặc là kích ứng do chấn thương sau tai nạn hoặc luyện tập thể dục thể thao quá mức.
- Viêm xương khớp: Viêm xương khớp là tình trạng lớn sụn khớp bên trong cổ chân dân bị thoái hóa và gây ra triệu chứng cứng khớp, đau khớp,… Cơn đau sẽ tăng dần lên nếu người bệnh vận động vùng khớp cổ chân như đi bộ.
Các triệu chứng thường gặp khi bị đau khớp cổ chân
Các triệu chứng của bệnh đau khớp cổ chân gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Bạn có thể dễ dàng nhận biết tình trạng bệnh thông qua các triệu chứng điển hình sau đây:
- Cơn đau thường xuất hiện một cách bất ngờ, đặc biệt là khi đang chơi thể thao, lao động hoặc đi bộ,… Cơn đau gây khó chịu ở mắt cá chân sau đó lan rộng đến cổ chân, bàn chân và toàn bộ chân.
- Có triệu chứng đau khớp và cứng khớp vào mỗi buổi sáng, tình trạng này sẽ nhanh chóng được đẩy lùi khi người bệnh nằm nghỉ ngơi. Nếu bệnh diễn ra trong thời gian dài sẽ phát ra tiếng lạo xạo, lắc rắc khi người bệnh di chuyển.
- Cơn đau xuất hiện gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động hàng ngày của người bệnh, các hoạt động như đi lại, chạy nhảy bị hạn chế.
- Một số triệu chứng khác có thể gặp như sốt, ớn lạnh toàn thân, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, chán ăn và suy nhược cơ thể,…
Tình trạng đau khớp cổ chân nếu diễn ra trong thời gian dài mà không được áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp sẽ khiến sụn khớp dần bị thoái hóa, hình thành nên các gai xương gây chèn ép lên dây thần kinh, gây đau nhức trong thời gian dài. Điều này gây hạn chế các hoạt động của khớp cổ chân, lâu dài sẽ gây teo cơ, biến dạng xương khớp và nguy cơ tàn phế.
Các phương pháp giảm đau khớp cổ chân không sưng
Đau khớp cổ chân là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu diễn ra kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ tiến hành thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh trạng để được phác đồ điều trị phù hợp.
Sử dụng phương pháp RICE
RICE là phương pháp cơ bản được sử dụng để điều trị tình trạng đau khớp cổ chân được chuyên gia khuyên dùng. Phương pháp này được thực hiện theo 4 nguyên tắc sau đây:
- Nghỉ ngơi: Việc dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp phần cổ chân không phải hoạt động nhiều và chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể. Bên cạnh đó nghỉ ngơi sẽ giúp cổ chân có thời gian hồi phục, ngăn ngừa cơn đau chuyển biến nặng.
- Chườm đá: Thực hiện chườm đá lên cùng cổ chân bị đau nhức sẽ có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm sưng và giảm đau hiệu quả. Để mang lại hiệu quả tốt nhất bạn nên thực hiện chườm đá nhiều lần trong ngày và mỗi lần kéo dài khoảng 20 phút.
- Ép nén: Ép nén vùng cổ chân bằng băng đàn hồi sẽ có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm và sưng đau.
- Nâng cao cổ chân: Đưa chân lên cao hơn so với tim sẽ có tác dụng tăng bạch huyết và lượng máu chảy về tim, giúp đẩy lùi tình trạng đau nhức.
Sử dụng thuốc Tây y
Thông thường khi bị đau khớp cổ chân, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng thuốc có tác dụng đẩy lùi cơn đau để điều trị bệnh. Các loại thuốc Tây y thường được chỉ định sử dụng là:
- Thuốc giảm đau như Paracetamol, Aspirin,…
- Thuốc kháng viêm không chứa steroid như Ibuprofen
- Thuốc chứa corticoid thường được sử dụng ở trường hợp nặng
Trong quá trình sử dụng thuốc Tây y để cải thiện tình trạng bệnh, bạn cần phải tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa, tránh tình trạng sử dụng quá liều gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Sử dụng các bài thuốc Nam
Dùng các bài thuốc Nam có nguồn gốc là các loại thảo dược thiên nhiên để cải thiện tình trạng đau khớp cổ chân không đau là phương pháp an toàn, lành tính và không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dưới đây là một số bài thuốc có tác dụng đẩy lùi cơn đau nhức cổ chân bạn có thể tham khảo:
– Bài thuốc từ ngải cứu
- Lấy 200 gram lá ngải cứu tươi đem đi rửa sạch và để cho ráo nước.
- Cho lá ngải cứu vào cối giã nát rồi cho vào chảo sao cùng với muối hạt đến khi khô.
- Đỗ hỗn hợp ra một tấm khăn mỏng và sử dụng để chườm lên vùng cổ chân bị đau khi còn nóng.
- Khi hỗn hợp nguội thì cho vào chảo đảo đều đến khi nóng lên thì tiếp tục chườm.
- Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày để đẩy lùi tình trạng đau khớp cổ chân.
– Bài thuốc từ gừng tươi
- Gừng tươi đem rửa sạch đất cát, để cho ráo nước rồi thái thành lát mỏng.
- Cho gừng vào chảo nóng rang cùng với muối hạt đến khi nóng lên.
- Đỗ hỗn hợp ra một tấm vải mỏng, sạch và dùng để chườm lên cổ chân.
- Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
– Bài thuốc từ lá lốt
- Lấy một nắm lá lốt đem rửa sạch rồi phơi dưới bong râm đến khi khô.
- Cho lá lốt vào nồi cùng với lượng nước vừa phải.
- Bắc nồi lên bếp đun trong khoảng 30 phút đến khi cạn cọn 2/3 thì tắt bếp.
- Lọc lấy lượng nước thu được sử dụng để uống vào sau mỗi bữa ăn tối.
- Áp dụng cách này đều đặn trong khoảng 20 ngày để mang lại hiệu quả điều trị.
Vật lý trị liệu
Bên cạnh việc sử dụng thuốc uống, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện vật lý trị liệu cũng có tác dụng rất tốt đối với việc đẩy lùi cơn đau và cải thiện tình trạng bệnh. Các phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng để điều trị đau khớp cổ chân không sưng là:
- Xoa bóp bấm huyệt: Phương pháp này có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu ở cổ chân, giúp gân cốt được thư giãn, thoải mái và hạn chế cơn đau xuất hiện.
- Châm cứu: Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng kim châm tác động lên các huyệt vị của cơ thể giúp chúng hoạt động tốt hơn, tăng cường lưu thông khí huyết và giảm đau.
- Chiếu tia hồng quang: Tia hồng quang được sử dụng để chiếu vào cổ chân, nhiệt lượng từ chúng sẽ có tác dụng làm giãn mạch, chống co cứng cơ và giảm đau.
- Sử dụng sóng vi ba: Sử dụng bức xạ có tần số cao để tạo ra nhiệt tác động vào vùng bị tổn thương để ngăn ngừa viêm nhiễm, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và giảm đau nhanh chóng.
Các bài tập hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng có thể áp dụng các bài tập cổ chân theo hướng dẫn của chuyên gia cũng có tác dụng đẩy lùi cơn đau rất hiệu quả.
– Duỗi cổ chân lên xuống:
- Ngồi trên mặt sàn, để hai chân song song với nhau và song song với mặt sàn.
- Dùng cơ chân và bàn chân duỗi thẳng cổ chân hướng lên trên sao cho vuông góc với mặt sàn, giữ yên như vậy trong khoảng 10 giây.
- Sau đó, thực hiện hạ bàn chân xuống sao cho thẳng với cẳng chân, giữ yên như vậy trong khoảng 10 giây.
- Thực hiện lặp lại động tác này 10 lần mỗi ngày để mang lại hiệu quả.
– Gập cổ chân vào
- Bạn ngồi trên ghế và để thả lỏng hai chân một cách thoải mái.
- Thực hiện gập bàn chân lại, từ từ nghiêng bàn chân lại sao cho mắt cá chân chạm đất và nhìn thấy mắt cá chân.
- Để yên như vậy trong khoảng 10 giây rồi trở về trạng thái ban đầu.
- Thực hiện lặp lại động tác này khoảng 10 lần mỗi ngày.
– Duỗi cổ chân ra:
- Ngồi trên ghế sao cho bạn cảm thấy thoải mái mất.
- Thực hiện duỗi bàn chân và các ngón chân sao cho gót chân chạm đất.
- Sử dụng lực từ cổ chân để nhấc ngón út lên khỏi mặt đất.
- Giữ yên như vậy trong khoảng 10 giây sau đó thả lỏng trở về vị trí ban đầu.
- Thực hiện lặp lại động tác này khoảng 10 lần mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Phẫu thuật
Ở những trường hợp đau khớp cổ chân do các bệnh lý xương khớp gây ra và không đáp ứng điều trị bằng phương pháp nội khoa sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện phẫu thuật.
Đây là phương pháp mang lại hiệu quả rất nhanh chóng nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng không mong muốn. Vì vậy, người bệnh nên tìm hiểu kỹ, tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi lựa chọn điều trị bằng phương pháp này.
Một số lưu ý giúp phòng tránh đau khớp cổ chân không sưng
Khi bị đau khớp cổ chân, bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây để phòng tránh cơn đau hiệu quả và làm giảm triệu chứng của bệnh:
- Khởi động xương cốt trước khi tập thể dục hoặc chơi thể thao giúp làm ấm người, ngăn ngừa tình trạng chấn thương cơ và đau cổ chân có thể xảy ra. Bạn nên tập luyện các động tác tập trung ở phần cổ chân để xương khớp tiết ra chất nhờn bôi trơn khớp xương, hạn chế tai nạn không mong muốn khi luyện tập.
- Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, có các biện pháp giảm cân khi bị thừa cân, béo phì. Điều này giúp hạn chế tình trạng trọng lượng cơ thể gây áp lực lên khớp cổ chân, gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Nên hạn chế mang giày cao gót thường xuyên trong thời gian dài, nên sử dụng những đôi giày giúp mang lại cảm giác thoải mái cho đôi chân và cao không quá 2,5cm. Khi bị đau khớp cổ chân bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi giúp khớp cổ chân được thoải mái, thư giãn và có thời gian để hồi phục.
- Thường xuyên luyện tập các bài tập nhẹ nhàng như đi xe đạp, yoga, bơi lội, đi bộ,… sẽ có tác dụng tăng cường sức khỏe và sức mạnh gân cốt. Hạn chế mang vác vật nặng hoặc vấp té làm gia tăng áp lực lên khớp cổ chân.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học giúp xương trở nên chắc khỏe, tốt nhất bạn nên bổ sung đầy đủ canxi, vitamin và khoáng chất cho cơ thể sẽ có tác dụng rất tốt trong việc phòng tránh đau cổ chân.
- Nếu đau khớp cổ chân do bệnh lý gây ra thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị tích cực, tránh tình trạng để lâu khiến bệnh chuyển biến nặng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Trên đây là thông tin về tình trạng đau khớp cổ chân không sưng bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về tình trạng. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện bệnh và có các biện pháp cải thiện đúng cách, giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh tránh gây ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 12/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!