Đau lưng sau vùng phổi là bệnh gì? Có nguy hiểm?
Đau lưng sau vùng phổi có thể là dấu hiệu của một vài tình trạng y tế tiềm ẩn. Các nguyên nhân liên quan thường bao gồm viêm, nhiễm trùng ngực, cong vẹo cột sống hoặc ung thư phổi.
Đau lưng sau vùng phổi có nguy hiểm không?
Đau lưng sau vùng phổi có thể liên quan đến chấn thương, ngoại lực tác động hoặc các nguyên nhân bệnh lý khác. Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến đau lưng mà tình trạng này có mức độ nguy hiểm khác nhau.
Bên cạnh đó, việc đau lưng ở vùng phổi có thể liên quan đến một số bệnh lý như viêm phổi, nhiễm trùng, bệnh viêm hoặc thậm chí là ung thư phổi. Một số tình trạng sức khỏe có thể làm gia tăng các cơn đau, khó chịu và có thể dẫn đến tử vong.
Vì vậy để xác nhận tình trạng đau lưng sau vùng phổi có nguy hiểm không, người bệnh nên đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa.
Đau lưng sau vùng phổi là bệnh gì?
Có nhiều lý do có thể dẫn đến tình trạng đau lưng sau vùng phổi. Một số nguyên nhân có thể là trường hợp khẩn cấp bao gồm đau tim, tắc nghẽn phổi cũng có thể dẫn đến đau lưng.
Tìm hiểu các nguyên nhân và tình trạng y tế cơ bản là cách tốt nhất để điều trị và phòng ngừa tình trạng này. Các nguyên nhân phổ biến, bao gồm:
1. Cong vẹo cột sống
Cong vẹo cột sống là tình trạng thay đổi hình dạng của cột sống. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi tuy nhiên thường phổ biến ở tuổi vị thành niên hoặc thanh thiếu niên.
Ở một số người, cong vẹo cột sống có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến áp lực lên phổi. Điều này dẫn đến tình trạng đau nhức vùng lưng sau phổi.
Các triệu chứng cong vẹo cột sống thường bao gồm:
- Đau lưng
- Yếu, tê ở tay và chân
- Vai, hông và lồng ngực có kích thước chênh lệch
- Gặp khó khăn trong việc đứng thẳng người hoặc đi bộ
- Khó thở
2. Các vấn đề tim mạch
Trong một số trường hợp, đau lưng sau vùng phổi có thể là triệu chứng của các cơn đau tim hoặc các vấn đề liên quan đến tim mạch. Một cơn đau tim có thể đe dọa đến tính mạng và cần điều trị y tế ngay lập tức.
Một cơn đau tim có thể dẫn đến các triệu chứng như:
- Đau tức ngực hoặc đau lưng ở phía ngực
- Có cảm giác áp lực hoặc căng đầy ngực
- Đau ở một hoặc hai bên cánh tay
- Đau hàm
- Chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn mửa
Đau tim là một triệu chứng khẩn cấp và cần cấp cứu ngay lập tức. Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau tim.
3. Bóc tách động mạch chủ
Động mạch chủ là động mạch lớn nhất trong cơ thể có nhiệm vụ cung cấp oxy cho các mô. Tình trạng bóc tách động mạch chủ gây ra đau ngực và đau lưng vùng phổi đột ngột, nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể có cảm giác như cơ thể đang bị xé toạc ra.
Đây là tình trạng nghiêm trọng và cần cấp cứu y tế để sửa chữa động mạch chủ bị tổn thương.
4. Béo phì
Béo phì, trọng lượng cơ thể dư thừa có thể gây áp lực lên lưng, khớp gây ra một số bệnh xương khớp và ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Một số người mắc bệnh béo phì có thể cảm thấy đau lưng sau vùng phổi hoặc cảm thấy khó chịu, thậm chí là đau đớn khi hít thở sâu.
Giảm cân hoặc thực hiện một chế độ ăn kiêng lành mạnh kèm tập thể dục thường xuyên có thể giúp đau đau lưng và bảo vệ khớp. Những người gặp khó khăn trong việc duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm hiểu các nguyên nhân cụ thể và có cách khắc phục hiệu quả.
5. Gù cột sống
Gù cột sống là tình trạng khiến cột sống cong về phía trước. Tình trạng này thường xuất hiện sau chấn thương cột sống hoặc do quá trình lão hóa tự nhiên.
Tình trạng gù cột sống có thể dẫn đến đến đau và sưng ở lưng ở bên trái hoặc bên phải. Các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian và dẫn đến đau lưng ở vùng phổi và khó thở.
Việc điều trị gù cột sống lưng thường bao gồm vật lý trị liệu, đeo nẹp cột sống và uống thuốc chống viêm không chứa Steroid. Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng.
6. Tắc nghẽn phổi
Tình trạng nghẽn mạch phổi có thể xảy ra khi một cục máu đông phát triển ở các động mạch cung cấp máu đến phổi. Điều này có thể ngăn cản dòng chảy của máu và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng tắc nghẽn phổi thường bao gồm:
- Cảm thấy đau khi hít thở sâu hoặc đau ở khu vực lưng trên, ngay phía sau phổi.
- Đau, tức ngực, khó thở hoặc đau khi hít thở sâu.
- Ho hoặc ho ra máu.
- Nhịp tim nhanh, chóng mặt, đau đầu.
- Sưng tấy chân.
7. Ung thư phổi
Mặc dù có thể không phổ biến nhưng tình trạng đau lưng sau vùng phổi có thể là dấu hiệu ung thư phổi.
Theo một số thống kê, có khoảng 25% những người bị ung thư phổi thường xuyên cảm thấy đau lưng. Trên thực tế đây có thể là triệu chứng ung thư phổi đầu tiên mà một người có thể nhận thấy trước khi được chẩn đoán. Ngoài ra, cơn đau ở lưng có thể là dấu hiệu ung thư phổi đã lây lan sang các bộ phận khác.
Các triệu chứng ung thư phổi khác có thể bao gồm:
- Ho mạn tính
- Ho ra máu hoặc có máu trong chất nhầy
- Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên hoặc tái phát định kỳ
- Viêm phổi mãn tính hoặc viêm phế quản
- Sưng cổ và mặt
- Khó thở, thở khò khè
- Khàn tiếng và khó nuốt
- Chán ăn, giảm cân mà không rõ lý do
Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị ung thư phổi như hóa trị và xạ trị cũng có thể dẫn đến tình trạng đau lưng sau vùng phổi.
Tình trạng đau lưng sau vùng phổi khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu tình trạng đau lưng sau vùng phổi dai dẳng hoặc khiến người bệnh lo lắng, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị hợp lý. Ngoài ra, nếu các cơn đau lưng kèm theo việc ngứa ran ở tay chân, hãy lập tức đến bệnh viện.
Bên cạnh đó, gọi cho cấp cứu nếu gặp các triệu chứng đau lưng xung quanh vùng phổi kèm các triệu chứng như:
- Khó thở
- Ho mạn tính hoặc ho ra máu
- Chóng mặt hoặc mất ý thức
- Đau ở một bên hoặc ở cả hai cánh tay
- Sưng ở chân
- Yêu hoặc tê cơ bắp
Điều trị và phòng ngừa tình trạng đau lưng sau vùng phổi
Việc điều trị và cải thiện các triệu chứng đau lưng ở vùng phổi phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp và chính xác.
Tương tự như điều trị, phòng ngừa đau lưng vùng phổi phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Bên cạnh đó, người bệnh có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng bằng cách:
- Ngưng hút thuốc lá
- Hạn chế hoặc không sử dụng rượu bia
- Ăn chế độ ăn uống ít chất béo, giàu trái cây và rau củ
- Giảm cân nếu béo phì và duy trì cân nặng khoa học
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe cơ xương khớp
Đau lưng sau vùng phổi có thể là một dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn hoặc nghiêm trọng. Do đó, người bệnh không nên bỏ qua các triệu chứng bệnh. Nếu các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng, người bệnh cần đến bệnh viện ngay lập tức. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể về cách điều trị và phòng ngừa.
Ngày Cập nhật 05/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!