Đau nhức bả vai và cánh tay phải – Nguyên nhân & Điều trị
Đau nhức bả vai và cánh tay phải nếu chỉ xuất hiện trong vài ngày thì không đáng lo. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hơn 1 tuần thì rất có thể là do bệnh lý. Nếu biết cách điều trị và chủ động ngay từ đầu, bạn sẽ không cần đến phẫu thuật mà vẫn có thể cải thiện được tình trạng đau nhức và trở lại sinh hoạt bình thường.

Những tác động sinh lý khiến bả vai và cánh tay phải bị đau nhức
Tác động sinh lý khiến vai và cánh tay phải bị đau nhức chủ yếu đến từ thói quen ăn uống hoặc sinh hoạt không khoa học. Bên cạnh đó, vận động không đúng cách gây chấn thương và tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng được xếp vào trong nhóm nguyên nhân này.
Vận động hoặc ngủ sai tư thế
Tình trạng đau có thể xảy ra ở cả hai bả vai và cánh tay do làm việc, ngủ sai tư thế, mang vác vật nặng không đúng cách… Nhân viên văn phòng, tài xế, người lao động nặng hoặc vận động viên… là những đối tượng thường mắc phải nguyên nhân này. Mặt khác, lao động dù có đúng tư thế nhưng quá sức cũng có thể gây đau nhức ở cánh tay và bả vai.
Người có thói quen nằm nghiêng bên phải quá lâu hoặc nằm co quắp suốt đêm cũng dễ gặp tình trạng này. Trong khoảng thời gian đó, cột sống chịu áp lực gấp đôi bình thường. Việc lưu thông máu đến vai và cánh tay bên phải bị hạn chế khiến các cơ, xương khớp ở đây bị rối loạn và đau nhức.

Tác dụng phụ của thuốc
Tác nhân này thường gặp ở người trưởng thành hoặc đã lớn tuổi. Họ phải dùng nhiều loại thuốc tân dược hoặc dùng kéo dài. Điều này làm rối loạn hoạt động lưu thông máu đến các khớp, trong đó, phần gáy, bả vai và cánh tay phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Cụ thể, tác dụng phụ một số loại thuốc có thể gây đau ở các bộ phận này là thuốc chứa Glucocorticoid; loại trị bệnh dạ dày và tá tràng; chống động kinh, trầm cảm và đông máu, vitamin A liều cao…
- Thuốc chứa Glucocorticoid làm tăng chuyển hóa canxi cho xương. Tuy nhiên, dùng không đúng cách lại làm bào mòn, thậm chí hoại tử xương.
- Thuốc điều trị bệnh dạ dày thường gây ức chế bơm proton. Nếu dùng nhóm thuốc này trên 1 năm, nguy cơ loãng xương sẽ rất cao. Đồng thời, người dùng dễ suy giảm hoặc mất khả năng vận động.
- Các loại thuốc chống động kinh, trầm cảm hoặc chống đông máu và một số dạng vitamin A có thể khiến quá trình hấp thụ canxi của xương gặp khó khăn. Thuốc chống đông khiến sự họp thành collagen trong xương bị hạn chế. Các tác động này khiến bả vai, cánh tay phải nói riêng, hệ thống xương khớp toàn cơ thể nói chung bị đau nhức.
Ăn uống thiếu chất
Người già, trẻ em và phụ nữ đang mang thai là những người có cơ địa nhạy cảm. Ở nhóm đối tượng này, khả năng hấp thụ dinh dưỡng rất kém. Khi cơ thể bị thiếu canxi hoặc vitamin B (đặc biệt là B1 và B12) sẽ rất dễ bị đau nhức.

Đau nhức bả vai và cánh tay phải là cảnh báo bệnh gì?
Đau nhức bả vai và cánh tay không chỉ phản ánh cơn đau cơ học, mà nó còn là cảnh báo về các bệnh lý về cột sống (thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống), dây thần kinh hoặc nội nạng. Nếu phát hiện muộn và điều trị không đúng hướng, căn bệnh này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, chất lượng sống, sinh hoạt của bệnh nhân.
Tình trạng đau nhức bả vai, cánh tay là cảnh báo một số căn bệnh như:
- Bệnh loãng xương: Là hiện tượngmật độ canxi trong xương giảm sút gây ra tình trạng xương xốp, giòn, dễ tổn thương. Tình trạng đau nhói dưới bả vai, cánh tay, giật cơ xuất hiện nhiều lúc về đêm, gần sáng hoặc khi thi đổi tư thế.
- Nhiễm lạnh: Thường xảy ra ở những người ngồi quá lâu trong môi trường máy lạnh nhưng ít vận động. Bên cạnh đó, những người bị ướt mưa hoặc thường xuyên tắm gội vào tối muộn cũng có thể là bị tình trạng này.
- Nhồi máu cơ tim: Là tình trạng khi lượng máu đi nuôi cơ thể bị cắt đột ngột do nhánh mạch vành bị tắc nghẽn làm chết tế bào cơ tim. Bệnh này gây đau ngực trái, đau thắt ngực rồi tấn công sang bên phải, lan ra sau lưng và hai cánh tay.
- Viêm phế quản phổi: Phế quản bị virus, vi khuẩn tấn công gây ùn cứ chất lỏng hoặc mủ ở phế nang, kẽ phổi. Khi hắt hơi, người bệnh bị đau giật ở vùng vai trái, bả vai phải thường xuất hiện khi ho khan, ho có đờm đôi khi kèm theo máu hoặc mủ.
- Các bệnh về cột sống (thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh liên sườn…): Cột sống là nơi tập trung nhiều dây thần kinh. Khi cấu trúc các đốt sống bị sai lệch, dây thần kinh bị chèn ép, cơn đau không chỉ xuất hiện ngay tại vị trí chèn ép mà còn lan ra theo đường đi của dây thần kinh. Đau nhức không chỉ do tác động dẫn truyền của dây thần kinh mà nó còn liên quan đến quá trình lưu thông máu. Chính vì thế, khi bệnh chuyển nặng, phần cánh tay và bả vai có thể bị mất cảm giác tạm thời hoặc mất khả năng tự điều khiển hoàn toàn.
- Rối loạn vận động vùng xương bả vai: Thường gặp ở tài xế lái xe, điều khiển máy, dân văn phòng… Khi ngồi ở một tư thế quá lâu khiến vùng xương khớp, cơ bả vai phải chịu tổn thương vì chịu áp lực lớn, không được thư giãn dẫn đến xuất hiện các cơn đau.
- Viêm gân chóp xoay quanh khớp vai: Cơn đau do chấn thương một phần hoặc toàn bộ các dây chằng quanh khớp vai. Cơn đau nhói kéo dài ở vùng bả vai phải, cánh tay và vai yếu hơn bình thường. Đau khi chải tóc, nằm xuống ngủ hoặc giơ tay cao hơn đầu.
- Hội chứng ống cổ tay: Cơ chế gây đau do sụn khớp bị bào mòn, hai đầu xương bị cọ vào nhau. Đồng thời, bao hoạt dịch bị vỡ hoặc tăng sinh quá mức gây sưng và nhiễm trùng. Các tổn thương ở phần gân, cơ và dây chằng cũng sẽ gây đau nhức, cảm giác nóng rát, ngứa, tê hoặc châm chích như bị kim đâm.
Đau nhức bả vai và cánh tay phải điều trị thế nào?
Đối với nhóm nguyên nhân sinh lý, việc điều trị khá đơn giản. Bạn có thể tự điều trị tại nhà. Cơn đau thường thuyên giảm hoặc hết hoàn toàn sau vài ngày điều trị.
Với nhóm nguyên nhân bệnh lý, quá trình điều trị rất phức tạp. Người bệnh có thể áp dụng cả biện pháp nội khoa (Đông, Tây y), phương pháp không dùng thuốc (điều trị tại nhà, vật lý trị liệu) lẫn ngoại khoa.
Với các trường hợp bị đau nhức cánh tay phải và bả vai đều do rất nhiều yếu tố tác động ở cả 2 nhóm nguyên nhân. Việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Hai yếu tố tác động chính đến việc lựa chọn phương pháp điều trị là nguyên nhân và thể trạng người bệnh. Để biết chính xác, bạn cần thăm khám, thực hiện các xét nghiệm (thử máu, chụp X-quang, MRI) để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị đau nhức bả vai và cánh tay phải tại nhà
Tác động của hầu hết các phương pháp điều trị tại nhà là tăng cường lưu thông máu đến các cơ và khớp, giảm tình trạng căng cơ. Các phương pháp này gồm: nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý; chườm nóng; massage và thực hiện bài tập.
Ngoài ra, người ta còn áp dụng một số bài thuốc dân gian điều trị đau nhức cánh tay phải và bả vai như bài thuốc từ ngải cứu với muối, lá trầu không với dầu dừa, rễ cây đinh lăng… Điểm chung của cách điều trị này là nguyên liệu dễ tìm, khá an toàn và cần kiên trì sử dụng.
Các bài thuốc dân gian chủ yếu sử dụng thảo dược thiên nhiên và khá lành tính nhưng việc sử dụng cũng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc. Lưu ý rằng, hầu hết các bài thuốc này chỉ cải thiện được triệu chứng, không tác động đến nguyên nhân. Do đó, bạn cần phối hợp với nhiều cách điều trị khác.

Điều trị đau nhức vai và tay phải bằng phương pháp nội khoa
Đây là phương pháp điều trị bảo tồn bằng cách sử dụng thuốc, vật lý trị liệu và chế độ ăn uống, tập luyện khoa học. Nếu Tình trạng đau nhức xảy ra bởi bệnh xương khớp, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng phục hồi có thể lên đến 90%.
Dùng thuốc Tây y giảm đau nhức bả vai, cánh tay
Đối với nhóm thuốc Tây y, điểm chung là hiệu quả nhanh nhưng nhiều tác dụng phụ. Những thuốc điều trị tình trạng đau nhức chủ yếu gồm: Giảm đau, kháng viêm (thường dùng là loại không có steroid như Paracetamol hoặc thuốc Aspirin); giãn cơ (Myonal, Decontractyl hoặc Mydocalm) và hỗ trợ hoạt động của cơ xương (chủ yếu là vitamin B, canxi và glucosamine). Một số trường hợp sẽ phải dùng đến thuốc chống trầm cảm.

Vật lý trị liệu
Bao gồm các biện pháp như massage, châm cứu, chườm nóng, các bài tập yoga, thể dục hoặc các cách dùng đến thiết bị y tế hiện đại như điện trị liệu, chiếu tia hồng ngoại, dùng sóng siêu âm… Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp.
Sử dụng thuốc Đông y điều trị đau nhức bả vai, cánh tay phải
Khác với Tây y điều trị chú trọng vào việc làm giảm các triệu chứng đau nhức, sưng tấy, Đông y lại tập trung vào việc lý giải và đẩy lùi căn nguyên gây bệnh. Thông thường, đó chính là nhóm yếu tố nội nhân (tạng phủ suy yếu, kinh lạc bế tắc không thông), ngoại nhân (phong, hàn, tà, thấp, nhiệt) và bất nội ngoại nhân (chấn thương, thiếu chất dinh dưỡng…) mà thành.
Để chữa bệnh hiệu quả, Đông y chú trọng vào con người hơn là triệu chứng bệnh. Do đó, các bài thuốc Đông y đều nhằm mục đích làm mạnh tạng phủ, thông kinh hoạt lạc, bổ huyết, bài trừ các yếu tố phong, hàn, thấp, nhiệt ra bên ngoài. Vì vậy, bệnh thường đỡ từ từ chứ không nhanh chóng. Nhưng đổi lại hiệu quả lâu dài, bền vững.
Đông y có nhiều bài thuốc cổ phương, bài thuốc gia truyền có tác dụng chữa đau nhức bả vai, cánh tay hiệu quả. Một số vị thuốc thường dùng là: cam thảo, quế chi, thược dược, cẩu tích, phục linh, phòng phong, đương quy, ngưu tất…
Phẫu thuật chữa đau nhức tay phải và bả vai
Chỉ khi các phương pháp điều trị nội khoa thất bại hoặc tình trạng đau nhức quá nhiều các bác sĩ mới cân nhắc dùng đến điều trị ngoại khoa. Đây là giải pháp cuối cùng nhưng không phải là tối ưu nhất. Bởi phẫu thuật tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu nguyên nhân gây đau do bệnh lý thì vẫn có khả năng tái phát. Bên cạnh đó, chi phí cho một ca mổ khá cao. Nhất là những trường hợp cần thay đĩa đệm nhân tạo.
Những lưu ý trong phòng và điều trị đau nhức bả vai và cánh tay phải
Khi bị đau nhức bả vai và cánh tay phải, ngoài việc quan tâm đến nguyên nhân và cách điều trị, bạn cần phải lưu ý thêm những điều dưới đây để hỗ trợ điều trị và giảm nguy cơ tái phát bệnh:
-
Ngủ đúng tư thế: Không kê gối cao quá 10cm, gối không nên quá cứng hoặc quá mềm, không nằm co quắp hoặc nghiêng một bên suốt đêm.
-
Tư thế khi làm việc: Với người thường phải ngồi làm việc lâu thì cần giữa cho cột sống, cổ và vai thẳng tự nhiên, không ngồi chéo chân. Nên vận động nhẹ sau khoảng 1 tiếng ngồi làm việc. Với những người phải lao động nặng cần chú ý tư thế mang vác đúng cách. Sau khoảng 2 giờ làm việc ngoài nắng cần nghỉ ngơi khoảng 10 phút để thư giãn cơ.

-
Ăn uống: Bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin B (tốt cho cơ) và E (giảm đau). Các thực phẩm chứa nhiều vitamin này là súp lơ, nấm, thịt gà, cá hồi và các loại hạt. Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung thêm canxi, vitamin D, C… Đồng thời, người bệnh nên uống nhiều nước, hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, rượu bia, chất kích thích để tránh làm ảnh hưởng tới hiệu quả dùng thuốc và chức năng gan, thận.
Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng đau nhức bả vai, cánh tay phải và giải pháp khắc phục. Cần lưu ý rằng, nếu áp dụng các mẹo trị bệnh tại nhà không phát huy tác dụng. Người bệnh cần sớm thăm khám để được kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và bác sĩ tư vấn giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.
ArrayNgày Cập nhật 07/06/2024