Đau nhức cánh tay trái, phải là bệnh gì? Các bệnh lý có thể gặp

Đau nhức cánh tay trái, phải là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể xuất hiện khi vận động quá mức hoặc khi bị chấn thương. Để quá trình điều trị trở nên tốt nhất, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây đau nhức cánh tay trái, phải. Sau đó áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp.

Đau nhức cánh tay trái, phải là bệnh gì? Các bệnh lý có thể gặp
Tìm hiểu đau nhức cánh tay trái, phải là bệnh gì? Các bệnh lý có thể gặp và phương pháp điều trị

Đau nhức cánh tay trái, phải là bệnh gì?

Đau nhức cánh tay trái, phải là tình trạng đau đớn, nhức mỏi gây khó chịu ở khắp cánh tay. Bao gồm cả khuỷu tay, cổ tay và vai. Đây là triệu chứng của nhiều bệnh lý, vấn đề về sức khỏe. Trong đó vận động quá mức, chấn thương và bệnh xương khớp được xác định là ba nguyên nhân gây đau phổ biến nhất.

Mức độ nguy hiểm của tình trạng đau nhức hai bên tay phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân và thời điểm chữa trị. Dưới đây là 8 bệnh lý, vấn đề có thể khiến hai tay của bạn bị đau nhức.

Dây thần kinh bị chèn ép

Hiện tượng dây thần kinh bị chèn ép sẽ xảy ra khi cơ bắp, các xương khớp hoặc sụn ở phần cổ, vai và khuỷu tay tác động và chèn ép lên dây thần kinh. Bên cạnh tình trạng đau nhức cánh tay trái, phải, việc dây thần kinh bị chèn ép còn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác. Bao gồm: 

  • Tê bì
  • Ngứa ran
  • Yếu cơ
  • Nhói đau

Bong gân

Bong gân là một dạng chấn thương xuất hiện rất phổ biến. Chấn thương này sẽ xảy ra khi cổ tay của bạn phải chịu áp lực lớn hoặc bị kéo giãn quá mức. Từ đó dẫn đến hiện tượng đứt hoặc rách dây chằng.

Khi bị bong gân, người bệnh sẽ nhận thấy, cơ thể, cánh tay xuất hiện những triệu chứng khó chịu sau:

  • Bầm tím
  • Sưng
  • Đau nhức cánh tay
  • Yếu cơ
  • Co thắt cơ bắp.

Trong trường hợp bạn bị bong gân ở mức độ nhẹ, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách tự chăm sóc ở nhà. Tuy nhiên nếu dây chằng của bạn bị tổn thương nặng hoặc bị đứt hoàn toàn, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để tiến hành điều trị kịp thời.

Bong gân
Bong gân là một dạng chấn thương xuất hiện rất phổ biến và có khả năng gây nên tình trạng đau nhức cánh tay

Viêm gân

Viêm gân là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đau nhức cánh tay trái, phải. Nguyên nhân này sẽ xuất hiện khi các gân tồn tại ngay tại cánh tay hoặc ngay tại vai bị viêm.

Gân là dải mô mang tác dụng kết nối xương và cơ bắp. Chính vì thế, khi cơ quan này bị viêm hoặc bị tổn thương, bạn có thể cảm nhận được những cơn đau nhức xương và cơ yếu.

Đau thắt ngực

Cơn đau thắt ngực sẽ xuất hiện và trở nên nghiêm trọng hơn khi tim không nhận đủ oxy trong thời gian dài. Cơn đau này có thể gây áp lực cũng như tác động lên vùng cổ, ngực, vai, lưng. Đồng thời gây nên triệu chứng đau đớn, nhức mỏi tại các cơn quan này. Trong thời gian đó, hai cánh tay của bạn cũng bị ảnh hưởng và xuất hiện cơn đau.

Khi bị đau thắt ngực, người bệnh sẽ nhận thấy thêm một số triệu chứng khó chịu sau:

  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn.

Cơn đau thắt ngực thường là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc các vấn đề về tim mạch. Chính vì thế, khi nhận thấy cơn đau xuất hiện kèm theo những triệu chứng nêu trên, người bệnh cần đến bệnh viện, chủ động liên hệ với bác sĩ để được khám bệnh và điều trị.

Viêm khớp dạng thấp

Tình trạng đau nhức cánh tay trái, phải có thể xuất hiện khi bạn bị viêm khớp dạng thấp. Đây là một dạng rối loạn tự miễn có khả năng tác động và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khớp của cơ thể. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở khuỷu tay và các khớp ngón tay.

Đối với những bệnh nhân đang mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, cơ thể sẽ bị rối loạn dẫn đến sự sản sinh một loạt các kháng nguyên. Những kháng nguyên này tấn công mạnh mẽ vào các mô sụn khỏe mạnh. Từ đó dẫn đến tình trạng đau và viêm khớp.

Khi bị viêm khớp dạng thấp, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu sau:

  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, suy nhược
  • Khớp nóng hoặc ấm
  • Cứng khớp
  • Sốt nhẹ
  • Sưng khớp.
Viêm khớp dạng thấp
Tình trạng đau nhức cánh tay trái, phải có thể xuất hiện khi bạn bị viêm khớp dạng thấp

Gãy xương

Khi bị gãy xương, người bệnh sẽ nhận thấy ngay tại cánh tay xuất hiện cơn đau nhức dữ dội. Bên cạnh đó, ở trường hợp này, bạn có thể nghe thấy cánh tay phát ra tiếng “tách” khi xương bị gãy. Ngoài ra, bạn còn nhận thấy nhiều triệu chứng khó chịu khác khi bị gãy xương. Cụ thể như:

  • Đau dữ dội
  • Sưng 
  • Bầm tím
  • Không thể nâng cánh tay
  • Biến dạng khớp.

Đau tim

Mặc dù xuất hiện không phổ biến nhưng cơn đau tim có khả năng gây nên tình trạng đau vai gáy. Sau đó lan rộng dẫn đến đau nhức cánh tay trái, phải. Cơn đau tim sẽ xuất hiện khi quá trình tuần hoàn máu của bạn bị cản trở do mạch máu tắc nghẽn. Từ đó khiến tim không nhận đủ lượng máu cần thiết. Bên cạnh đó, vì không đủ oxy nên tình trạng này có thể khiến các tế bào tim chết dần.

Khi bị đau tim, người bệnh sẽ phải đối mặt với những triệu chứng sau:

  • Chóng mặt nghiêm trọng
  • Đau nhức ở một cánh tay hoặc đau nhức ở cả hai bên cánh tay
  • Buồn nôn
  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Mồ hôi lạnh.

Khi xuất hiện, cơn đau tim có thể khiến bạn tử vong. Chính vì thế, khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu nêu trên, bạn cần gọi ngay cấp cứu để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.

Chấn thương vòng bít xoay (chấn thương Rotator cuff)

Vòng bít xoay bao gồm gân và các cơ tồn tại ngay tại vùng nối giữa cánh tay và vai. Cơ quan này mang tác dụng hỗ trợ, giúp cánh tay có thể hoạt động một cánh dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu khớp vai của bạn phải thường xuyên vận động, di chuyển, vòng bít xoay có thể bị sưng, viêm và bị tổn thương. 

Khi bị chấn thương vòng bít xoay, người bệnh sẽ cảm nhận được hai triệu chứng phổ biến của bệnh. Đó là:

  • Yếu cơ
  • Đau đớn nhiều ngay tại vai và cánh tay.

Ngoài những bệnh lý, vấn đề nêu trên, tình trạng đau nhức cánh tay trái, phải còn có thể là dấu hiệu điển hình của bệnh lupus, thoát vị đĩa đệm, hội chứng Jorgen…

Chấn thương vòng bít xoay
Chấn thương vòng bít xoay (chấn thương Rotator cuff) là nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức cánh tay trái, cánh tay phải

Khi nào cần khám bác sĩ?

Người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện và thăm khám bác sĩ khi bạn bị đau nhức cánh tay trái, phải do những bệnh lý, vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Cụ thể như: Gãy xương, viêm khớp dạng thấp, đau tim và một số vấn đề khác có liên quan đến hệ tim mạch.

Chẩn đoán nguyên nhân gây đau nhức cánh tay trái, phải

Trước khi chỉ định phương pháp điều trị cũng như đưa ra phác đồ điều trị, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn tiến hành chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức cánh tay trái, phải.

Để chẩn đoán nguyên nhân, đầu tiên bác sĩ sẽ đặt ra một vài câu hỏi liên quan đến triệu chứng lâm sàng. Đồng thời hỏi về tiền sử mắc bệnh và những chấn thương của bạn trước khi tiến hành sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết.

Dựa vào thông tin về những triệu chứng mà bệnh nhân đã cung cấp, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cần bạn thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm chẩn đoạn bệnh lý dưới đây:

  • Xét nghiệm máu: Dựa vào kết quả xét nghiệm máu vừa thực hiện, bác sĩ điều trị có thể tìm ra một số nguyên nhân, vấn đề dẫn đến tình trạng đau nhức cánh tay trái, phải. Cụ thể như bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh tiểu đường, nhiễm trùng hoặc một số bệnh tự miễn khác.
  • Kiểm tra phạm vi chuyển động: Để kiểm tra phạm vi chuyển động, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn từ từ nâng cánh tay lên. Đồng thời thực hiện một số động tác đơn giản khác để có thể kiểm tra và đánh giá chính xác phạm vi chuyển động của các khớp. Điều này có thể giúp bác sĩ xác định được vị trí bị đau nhức và nguyên nhân gây đau nhức.
  • Chụp X-quang: Nếu nghi ngờ bạn bị gãy xương hoặc bị nứt xương, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn chụp X-quang để xác định.
  • Siêu âm: Khi sử dụng xét nghiệm chẩn đoán này, bác sĩ sẽ dùng sóng âm thanh với tần số cao để phác họa cũng như hiển thị hình ảnh bên trong cơ thể. Thông qua hình ảnh từ kết quả siêu âm, bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn xác định những vấn đề về dây chằng, khớp và gân.
  • MRI và CT: Hình ảnh được phác họa từ MRI và CT có thể giúp bạn phản ánh một cách chi tiết những mô mềm đang bao quanh các xương.

Nếu có nghi ngờ tình trạng đau nhức cánh tay trái, phải xuất hiện là do bệnh lý và những vấn đề về tim mạch, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn tiến hành những xét nghiệm về tim, máu. Cụ thể như đo lưu lượng máu tuần hoàn đến tim, đo nhịp tim…

Chẩn đoán nguyên nhân gây đau nhức cánh tay trái, phải
Chẩn đoán nguyên nhân gây đau nhức cánh tay trái, phải

Phương pháp điều trị đau nhức cánh tay trái, phải

Phương pháp điều trị đau nhức cánh tay trái, phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của cơn đau và một số triệu chứng khác, mức độ phát triển bệnh lý. Chính vì thế, để đảm bảo quá trình điều trị trở nên suôn sẻ và tốt nhất, bạn nên đến bệnh viện và gặp bác sĩ chuyên khoa. Từ đó chẩn đoán chính xác bệnh lý và điều trị đúng cách.

Tình trạng đau nhức cánh tay trái, phải có thể được điều trị bằng một số phương pháp sau:

Sử dụng thuốc điều trị đau nhức cánh tay trái, phải

Đối với những trường hợp đau nhức cánh tay tạo ra cảm giác khó chịu và khiến khả năng vận động bị suy giảm, bác sĩ chuyên khoa có thể đề nghị bạn sử dụng một số loại thuốc để cải thiện cơn đau.

Một số loại thuốc thường được kê đơn:

Thuốc giảm đau

Acetaminophen là thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất trong việc cải thiện các cơn đau. Loại thuốc này có khả năng đáp ứng những cơn đau xuất hiện với mức độ từ nhẹ đến trung bình.

Vì thuốc Acetaminophen là một loại thuốc rất ít khi kéo theo các tác dụng phụ. Chính vì thế thuốc này được ưu tiên sử dụng trước khi áp dụng đơn thuốc chứa các loại thuốc có tác động mạnh hơn. 

Tuy nhiên, thuốc Acetaminophen lại không phù hợp với những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị suy gan, suy thận nặng, người thiếu hụt men G6PD, bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu…

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Nếu quá trình giảm đau bằng thuốc Acetaminophen thất bại, bác sĩ có thể kê cho bạn một đơn thuốc có chứa những loại thuốc chống viêm không steroid để cải thiện cơn đau. Không giống như Acetaminophen và một số loại thuốc giảm đau khác, NSAID vừa mang tác dụng giảm đau, vừa mang tác dụng cải thiện tốt tình trạng sưng, viêm.

Một số loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID):

  • Naproxen
  • Aspirin
  • Diclofenac.

Tuy nhiên những loại thuốc thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid có khả năng tác động và gây kích ứng lên dạ dày. Nếu sử dụng thuốc trong một thời gian dài hoặc sử dụng thuốc với liều cao, bệnh nhân có thể đối mặt với tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa. 

Corticosteroid

Thuốc Corticosteroid là loại thuốc thường được dùng trong điều trị ngắn hạn. Nhờ vào cơ chế ngăn chặn, ức chế hoạt động miễn dịch của cơ thể nên loại thuốc này có khả năng chống viêm rất mạnh.

Việc sử dụng thuốc Corticosteroid có thể giúp bạn cải thiện tốt cơn đau ở mức độ nặng nề. Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng chữa bệnh, nhóm thuốc này còn có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Chính vì thế nếu muốn đưa Corticosteroid vào quá trình điều trị bệnh, bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ dẫn của bác sĩ. Từ đó hạn chế mắc phải những rủi ro và các tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình chữa bệnh.

Điều trị tình trạng đau nhức cánh tay trái, phải bằng phương pháp phẫu thuật

Đối với những trường hợp nghiêm trọng, phương pháp phẫu thuật có thể sẽ được cân nhắc để giải quyết các bệnh lý. Thông thường phương pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng ở những bệnh nhân bị đau nhức cánh tay trái do đứt dây chằng hoặc do gãy xương.

Trong trường hợp cơ thể của bạn đang mắc những bệnh lý mãn tính như viêm khớp dạng thấp, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc và yêu cầu bạn tiến hành phẫu thuật nếu khả năng vận động của bạn bị hạn chế, các khớp biến dạng nghiêm trọng. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ phải tiến hành phẫu thuật khi các phương pháp điều trị nội khoa không thể mang đến hiệu quả chữa bệnh như mong đợi.

Những trường hợp đau nhức cánh tay trái, phải do viêm gân, bong gân, chấn thương vòng bít xoay… có thể sử dụng các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện bệnh lý.

Điều trị tình trạng đau nhức cánh tay trái, phải bằng phương pháp phẫu thuật
Điều trị tình trạng đau nhức cánh tay trái, phải bằng phương pháp phẫu thuật

Biện pháp cải thiện tình trạng đau nhức cánh tay trái, phải tại nhà

Trong trường hợp cánh tay bị đau nhức là do vận động quá mức hoặc chấn thương nhẹ, người bệnh có thể cải thiện cơn đau bằng những biện pháp giảm đau tại nhà. 

Các biện pháp cải thiện tình trạng đau nhức cánh tay ngay tại nhà gồm:

  • Nghỉ ngơi, thư giãn: Nghỉ ngơi, thư giản là biện pháp cần thiết đối với những bệnh nhân đang bị đau nhức cách tay. Biện pháp này sẽ giúp bạn giảm đau, tạo cảm giác dễ chịu. Bởi khi nghỉ ngơi, các khớp và những cơ quan xung quanh có thời gian để khôi phục. Từ đó giúp phục hồi khả năng vận động.
  • Chườm đá: Nhiệt độ từ đá lạnh có khả năng tác động giúp bạn cải thiện tốt tình trạng viêm và sưng đang xảy ra ở các khớp. Để giảm sưng, viêm và cải thiện cơn đau, bạn nên dùng khăn bọc một lượng đá lạnh phù hợp, sau đó chườm lên vị trí bị đau 20 phút/ngày. Trong trường hợp cơn đau thường xuyên xuất hiện, người bệnh có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh mỗi khi cơn đau phát sinh.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Trong trường hợp cơn đau thường xuyên xuất hiện khiến cơ thể mệt mỏi và khó chịu, người bệnh có thể cải thiện tình hình bằng những loại thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên bạn cần sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng theo thông tin hướng dẫn được in trên bao bì.
  • Nẹp: Để làm giảm áp lực lên những vị trí bị đau, bạn có thể sử dụng nẹp để cố định khớp bị đau nhức.

Biện pháp phòng ngừa đau nhức cánh tay trái, phải

Trừ trường hợp tình trạng đau nhức cánh tay trái, phải xuất hiện do các bệnh mãn tính, bạn có hoàn toàn có thể phòng ngừa cơn đau xuất hiện do vận động quá mức hoặc do chấn thương.

Những biện pháp giúp phòng ngừa tình trạng đau nhức cánh tay, gồm:

  • Hạn chế chơi những môn thể thao hoặc thực hiện các bài tập có cường độ mạnh
  • Trước khi tập thể dục, bạn nên khởi động để dây chằng, gân, khớp, cơ và các xương được thư giãn, tránh đau nhức. Đồng thời nâng cao độ linh hoạt và kích thích quá trình lưu thông máu đến các cơ quan
  • Duy trì cân nặng phù hợp. Tránh thừa cân, béo phì
  • Không mang vác vật nặng bằng tay, không nâng vật cồng kềnh không đúng cách. Nếu cần phải nâng vật nặng, bạn nên sử dụng những dụng cụ hỗ trợ để làm giảm bớt sự tác động, những áp lực lên dây chằng và các cơ quan xương khớp.
Biện pháp phòng ngừa đau nhức cánh tay trái, phải
Bạn không được mang vác vật nặng bằng tay, không nâng vật cồng kềnh sai cách để tránh bị tổn thương và phòng ngừa cơn đau xuất hiện ở cánh tay

Đau nhức cánh tay trái, phải là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, vấn đề về sức khỏe khác nhau. Chính vì thế, khi cơn đau xuất hiện, bạn nên chủ động đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán nguyên nhân gây đau. Đồng thời điều trị đúng cách. Việc dựa vào các triệu chứng lâm sàng và xác định bệnh bằng cảm quan có thể khiến bạn bị nhầm lẫn dẫn đến những sai sót trong quá trình chữa bệnh.

Array

Ngày Cập nhật 07/06/2024