Đau nhức trong xương chân là bệnh gì?
Tình trạng đau nhức trong xương chân là một trong những triệu chứng thường gặp ở người già và hiện nay xu hướng người trẻ gặp vấn đề đau nhức xương trong đang phổ biến dần. Chính vì bệnh này đến rồi đi nhanh chóng nên nhiều người không chú ý, để bệnh diễn ra theo chiều hướng nặng mới thực sự bàng hoàng, lo lắng. Vậy đau nhức trong xương chân là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh như thế nào? Có những phương pháp điều trị và cách phòng ngừa nào?
Đau nhức trong xương là gì?
Đau nhức trong xương có thể được xem là một triệu chứng bệnh liên quan đến xương khớp, thường xảy ra ở người cao tuổi, vận động ít, hoặc những người làm việc trong văn phòng, làm việc với máy tính trong thời gian dài, những người mắc các bệnh về cơ xương khớp. Theo các nhà nghiên cứu, có hơn 70% người trên độ tuổi 40 gặp phải trường hợp đau nhức trong xương, những người độ tuổi 60 trở lên chiếm 60% và người trẻ từ 16 tuổi chiếm 6%.
Đau nhức trong xương thường xuất hiện vào thời điểm cuối ngày, ban đêm sau một ngày làm việc mệt mỏi hoặc cũng có thể xảy ra vào lúc sáng sớm mới ngủ dậy. Triệu chứng này gây ra những cơn đau nhức xương khớp ở cánh tay, ống chân, cổ hay vai gáy, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, mất ngủ, thao thức suốt đêm,…
Đau nhức trong xương không phải là một triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng, không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt. Nhưng trong trường hợp người bệnh chủ quan về vấn đề này thì bệnh có thể tiến triển nặng thêm gây nên những triệu chứng teo cơ, yếu cơ, phản ứng kém, khó vận động, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe,…
Nguyên nhân gây đau nhức trong xương
Đau nhức trong xương đến từ rất nhiều nguyên nhân, cụ thể như:
Thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày
Thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày là một trong những nguyên do gây đau nhức trong xương. Tập thể dục quá sức, sai cách, mang vác những vật nặng, chơi thể thao với cường độ cao hay làm việc sai tư thế, ngồi quá lâu trước máy tính,… sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến các cơ, các xương khớp, dây chằng, dây thần kinh. Nếu người bệnh vẫn giữ cách sinh hoạt như vầy thì bệnh tình có thể biến chuyển nặng thêm.
Thời tiết thay đổi
Khi thời tiết có sự biến chuyển lạnh thêm, nhiệt độ đột ngột thay đổi khiến các cơ, các dây chằng, dây thần kinh co thắt lại theo hiện tượng tự nhiên, khiến cho máu lưu thông đi nuôi cơ thể không đồng đều, dịch khớp tiết ra ít, đặc lại khiến cho người bệnh có triệu chứng đau nhức trong xương, làm cho bệnh nhân cảm giác khó chịu. Do đó, trời tiết thay đổi cũng là một nguyên nhân tạo ra những cơn đau nhức trong xương.
Chấn thương, tai nạn
Chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động ảnh hưởng trực tiếp đến xương, gây tổn hại xương và hay xuất hiện những cơn đau nhức trong xương chân.
Thiếu khoáng chất cần thiết cho xương
Kali, Canxi, vitamin D,… là những thành phần cấu tạo nên xương khớp và giúp xương khớp cứng cáp, khỏe khoắn. Chính vì vậy khi bị thiếu những thành phần ấy trong cơ thể và xương khớp thì xương khớp bị yếu, các dịch khớp tiết ra ít, sụn khớp cũng bị hao mòn và tổn thương khiến người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng như các cơn đau nhức trong xương.
Tình trạng thiếu hụt dưỡng chất canxi, vitamin D hay Kali cho xương thường gặp nhiều nhất ở trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người có thể lực kém, người gầy yếu,…
Mắc các bệnh lý về xương khớp
Người bệnh mắc các bệnh lý về xương khớp như loãng xương, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, thoái hóa khớp, gout,… được xem là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng đau nhức trong xương chân. Khi người bệnh mắc các bệnh lý về xương khớp gây ảnh hưởng đến các khớp, xương, dây chằng, dây thần kinh khiến người bệnh gặp tình trạng đau nhức kéo dài, khó chịu.
Do tình trạng béo phì, thừa cân
Người bị béo phì, thừa cân luôn khiến cơ thể chịu một sức ép lên xương khớp, các dây chằng, dây thần kinh, các mạch máu đi nuôi cơ thể cũng khiến người bệnh đau nhức trong xương chân.
Do xương và sụn phát triển quá nhanh
Tình trạng xương và sụn phát triển quá nhanh diễn ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên đang giai đoạn phát triển bản thân. Trong khi các bắp cơ, các phần mềm trong cơ thể không phát triển theo kịp xương và sụn nên dẫn đến hiện tượng đau nhức trong xương.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp một số nguyên nhân khác cũng phải đối mặt với tình trạng đau nhức trong xương như mắc cách bệnh về rối loạn chuyển hóa lipid, xơ vữa động mạch, đái tháo đường,…
Đau nhức trong xương chân là bệnh gì?
Đau nhức trong xương đến từ nhiều nguyên nhân và cũng là triệu chứng của rất nhiều bệnh.
Loãng xương
Đau nhức trong xương là một triệu chứng thường gặp của bệnh loãng xương. Loãng xương thường gặp nhiều nhất ở người cao tuổi, phụ nữ tuổi mãn kinh do tình trạng thiếu hụt nguồn canxi trong cơ thể, trong xương khớp khiến cho xương khớp trở nên giòn xốp, các sụn bị tổn thương. Vì xương xốp giòn hơn trước nên dễ bị tổn thương, dễ bị gãy khi xảy ra các va chạm, tai nạn,… Triệu chứng biểu hiện:
- Những cơn đau nhức, âm ỉ trong xương kéo dài, tăng lên khi chúng ta vận động.
- Đau nhức, buồn bằng trong xương đặc biệt ở những nơi chịu nhiều áp lực như cột sống, xương ống chân, xương chậu,…
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các đĩa đệm ở khớp lệch ra khỏi vị trí ban đầu của nó, chèn ép các dây thần kinh gây nên những cơn đau. Đau nhức trong xương là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh với những biểu hiện như:
- Xuất hiện những cơn đau dữ dội ở thắt lưng lan tỏa ra các vị trí xung quanh và đau nhức trong xương.
- Cơn đau nhức thường tái phát nhiều lần, mỗi lần kéo dài 1 – 2 tuần.
Bệnh gout
Bệnh gout là một bệnh lý ảnh hưởng đến các khớp đầu gối, mắt cá chân và các khớp của tay chân. Đau nhức trong xương chân cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh gout với các triệu chứng:
- Xuất hiện những vết sưng đau, nóng đỏ ở các khớp, những cơn đau nhức dữ dội trong xương chân.
- Trong trường hợp bệnh nặng, axit uric có hiện tượng lắng đọng tạo thành những tinh thể muối tạo ra các cục tophi tại khớp gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh viêm khớp
Bệnh viêm khớp cũng là câu trả lời đáng được nhắc đến trong câu hỏi đau nhức trong xương chân là bệnh gì, đó là tình trạng các khớp xương bị viêm, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự vận động của người bệnh. Triệu chứng của bệnh được biểu hiện như sau:
- Giữa những các khớp xương xảy ra hiện tượng viêm đỏ, sưng, cứng khớp,… gây những cơn đau nhức trong xương chân lúc vận động kể cả lúc không vận động.
- Ngoài ra còn có một số biểu hiện như sốt, phát ban, ngứa ngày, khó thở, gầy sút cân,…
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng các sụn khớp, địa đệm bị thoái hóa kèm theo một số phản ứng viêm làm giảm dịch nhầy giữa các khớp. Đây cũng là một trong những dấu hiệu bệnh của triệu chứng đau nhức trong xương, biểu hiện:
- Đau nhức âm ỉ trong xương, trong các khớp. Cơn đau dần tăng khi hoạt động mạnh, khi thời tiết thay đổi.
- Xảy ra tình trạng cứng khớp sau khi thức dậy và buổi sáng khiến bệnh nhân khó cử động. Bên cạnh còn xuất hiện vấn đề teo cơ, khớp sưng đau, biến dạng.
Ung thư xương
Ung thư xương là bệnh hiếm gặp nhưng chúng ta cũng nên nhắc đến để không loại bỏ trường hợp đau nhức trong xương chân là do bởi ung thư xương. Một số biểu hiện của bệnh ung thư xương:
- Giai đoạn đầu là những cơn đau nhức trong xương, đau mỏi chân tay, các chi yếu hơn, tê hoặc đau nhức mơ hồ.
- Giai đoạn tiến triển là những cơn đau trong xương tăng dần, cảm giác xương yếu đi rõ rệt, đau liên tục, có thể xảy ra tình trạng gãy xương mà không do nguyên nhân gì cả.
Một số chứng bệnh khác
Bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, bệnh xơ vữa động mạch, thừa cân, béo phì,… cũng là những dấu hiệu bệnh của triệu chứng đau nhức trong xương chân.
Phương pháp điều trị
Sử dụng thuốc Tây
Điều trị chứng đau nhức trong xương chân bằng thuốc Tây là phương pháp đầu tiên mà người bệnh luôn nghĩ đến đầu tiên vì các tính năng hiệu quả giảm đau nhanh, ít tốn thời gian. Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại thuốc chữa đau nhức trong xương, đáp ứng nhu cầu của từng người bệnh. Tuy nhiên tùy vào mức độ đau nhức mà các bác sĩ sẽ kê cho người bệnh đơn thuốc phù hợp nhất.
- Thuốc giảm đau: được sử dụng cho những trường hợp đau nhức thông thường, đau nhức ở cấp độ nhẹ và thuốc giảm đau thông dụng nhất sẽ là paracetamol hoặc efferalgan.
- Thuốc chống viêm không steroid: được sử dụng với mục đích chống viêm sưng đau ở các khớp xương, có tính năng mạnh hơn dòng thuốc giảm đau. Một số loại thuốc chống viêm không steroid được sử dụng phổ biến như naproxen, ibuprofen, diclofenac,…
- Thuốc giãn cơ: giúp giãn các cơ, các dây chằng, mạch máu, dây thần kinh ở khu vực xương bị đau nhức. Một số thuốc thông thường là myonal, mydocalm,…
Vật lý trị liệu
Nếu phương pháp sử dụng thuốc Tây nhanh nhất thì việc chữa trị đau nhức trong xương bằng vật lý trị liệu là cách hữu hiệu nhất giúp người bệnh mau thoát khỏi tình trạng này. Những phương pháp vật lý trị liệu thường được sử dụng như xoa bóp, châm cứu vùng đau nhức, tập nhúng sáp nóng, xung điện trị liệu hoặc chườm nóng chườm lạnh,…
Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu người bệnh cần kiên trì thực hiện từng ngày đến khi khỏi bệnh vì phương pháp này tốn khá nhiều thời gian và chỉ giúp người bệnh giảm bớt sự đau đớn, khó chịu mà khó chữa trị khỏi hoàn toàn.
Sử dụng những bài thuốc dân gian
Bên cạnh các liều thuốc Tây, các phương pháp trị liệu người bệnh vẫn ưa dùng một số bài thuốc dân gian hay các bài thuốc Đông y để điều trị chứng đau nhức trong xương.
Bài thuốc từ lá lốt
Trong Đông y, lá lốt được biết đến với công dụng giảm đau nhức, sưng viêm, chữa các bệnh liên quan đến xương khớp rất hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu: nắm lá lốt.
Cách thực hiện: lá lốt đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó sắc lá lốt chung với nước để uống trong vòng 30 phút. Chắt lấy phần nước uống sau bữa ăn tối.
Bài thuốc từ ngải cứu
Ngải cứu cũng được dùng như một bài thuốc trị đau nhức trong xương rất hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu: nắm lá ngải cứu, miếng vải sạch.
Cách thực hiện: lá ngải cứu rửa sạch để ráo nước rồi mang đi sao vàng với một ít muối. Sau đó bọc bằng một miếng vải mỏng, để nguội bớt rồi đắp lên vùng đau nhức để giảm dần những cơn đau. Kiên trì thực hiện đều đặn hằng ngày để đạt được hiệu quả.
Bài thuốc từ cây trinh nữ
Chuẩn bị nguyên liệu: 20 – 30 gram cây trinh nữ.
Cách thực hiện: cây trinh nữ mang rửa sạch, thái thành từng khúc rồi để ráo nước. Sau đó mang đi sao vàng có tẩm rượu rồi sắc với 400ml nước. Đun sôi đến khi nào lượng nước trong nồi còn 100ml thì tắt bếp, chắt lấy nước uống ngày 2 lần. Dùng đều đặn hằng ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
Bài thuốc từ cây cỏ xước
Cỏ xước có tác dụng làm mạnh gân cốt, kháng viêm, tiêu ứ, thích hợp dùng cho những bệnh nhân gặp những vấn đề về xương khớp như đau nhức trong xương, viêm khớp do gout.
Chuẩn bị nguyên liệu: cỏ xước 40 gram; cỏ cứt lợn 30 gram; hàn liên thảo, thổ phục linh mỗi vị 20 gram; ngải cứu, quả ké đầu ngựa mỗi vị 12 gram.
Cách thực hiện: mang nguyên liệu đã chuẩn bị đi rửa sạch, để ráo nước. Sau đó đem nguyên liệu sắc với 600ml nước đến khi còn 200ml thì tắt bếp. Chắt lấy phần nước để uống ngày 3 lần. Dùng đều đặn mỗi ngày để thấy hiệu quả.
Bài thuốc từ gừng
Chuẩn bị nguyên liệu: gừng tươi, rượu gạo.
Cách thực hiện: gừng tươi cạo sạch vỏ, rửa sạch rồi để ráo. Sau đó gừng giã nát ngâm với rượu trong khoảng 10 ngày là có thể mang ra dùng. Mỗi lần sử dụng, lấy một ít rượu xoa lên chỗ xương bị đau nhức, xoa bóp từ 5 – 10 phút sẽ thấy hiệu quả.
Lưu ý:
Phương pháp điều trị đau nhức trong xương chân bằng các bài thuốc Đông y chuyên điều trị hiệu quả những bệnh trong giai đoạn nhẹ, tùy vào cơ địa mỗi người mà hiệu quả nhanh hay chậm. Do đó, người dùng cần phải đều đặn sử dụng trong khoảng một khoảng thời gian dài mới cảm thấy hiệu quả.
Hơn nữa, đây là những bài thuốc mang tính dân gian, chưa được kiểm nghiệm nên người dùng không nên quá lệ thuộc vào phương pháp này quá nhiều. Trước khi sử dụng người bệnh nên hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ để nhận được những lời khuyên bổ ích. Trong trường hợp bệnh không có biến chuyển thì bệnh nhân nên ngưng quá trình bài thuốc Đông y và đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
Xây dựng chế độ sinh hoạt đều đặn, hợp lý
Để điều trị chứng đau nhức trong xương, người bệnh cần cung cấp cho cơ thể đầy đủ những dưỡng chất cần thiết như canxi, vitamin D, kali,… nhằm giúp hệ xương khớp được khỏe mạnh. Một số thực phẩm thiết yếu người bệnh có thể dùng như cá hồi, các trích, hải sản, các loại ngũ cốc, rau xanh, củ quả, trái cây,… Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tránh những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, tránh tình trạng dùng đồ chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều muối hay đường như đồ ăn nhanh, bánh kẹo ngọt,… Không dùng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích vì nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Tránh làm việc cật lực, không ngồi quá lâu bên màn hình máy tính, tránh những hoạt động mạnh ảnh hưởng đến hệ xương. Thay vì vậy người bệnh nên thường xuyên vận động bằng những bài tập nhẹ nhàng như ngồi thiền, bơi lội, đi bộ, tập dưỡng sinh, thường xuyên vận động cơ thể nếu ngồi làm việc quá lâu.
Trong thời tiết lạnh, người bệnh nên tắm nước nóng để giúp các cơ, gân cốt được giãn ra, máu lưu thông đến hầu hết các cơ quan để nuôi cơ thể. Bệnh nhân cũng nên giữ ấm cơ thể bằng cách hạn chế ra ngoài đường, mặc áo ấm, đeo bao tay, khăn quàng cổ,…
Trên đây là những thông tin mang tính tham khảo đầy hữu ích dành cho người điều trị và muốn phòng ngừa tình trạng đau nhức trong xương. Nếu bạn có những điều vướng mắc thì nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn, tư vấn và giải đáp các vấn đề.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 06/09/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!