Đau nhức từ mông xuống chân là bệnh gì? Nguy hiểm không?
Đau nhức từ mông xuống chân thường là dấu hiệu của bệnh thần kinh tọa. Ngoài ra, đây còn là dấu hiệu của một vài bệnh lý về xương khớp. Bệnh nếu được phát hiện sớm có thể được kiểm soát bằng các giải pháp bảo tồn, không cần dùng đến phẫu thuật. Nếu để lâu, bệnh có thể gây bại liệt suốt đời.
Căn cứ loại trừ nguyên nhân cơ học gây đau nhức từ mông đến chân
Đau nhức từ mông xuống chân đôi khi chỉ là do tác động cơ học. Cụ thể là tư thế sinh hoạt hoặc làm việc không đúng. Bên cạnh đó, lao động quá sức hoặc chấn thương cũng nằm trong nhóm nguyên nhân này. Nếu cơ thể đang thiếu hụt chất dinh dưỡng, cộng hưởng với một hoặc một số tác động cơ học bên ngoài sẽ gây đau nhức.
Cơn đau thường bắt đầu từ mông (vùng xương chậu) rồi mới lan xuống chân là do nơi đây chịu nhiều áp lực trong hầu hết các hoạt động. Thêm vào đó, cấu tạo của các đốt sống thắt lưng cũng dễ khiến nó bị sai lệch cấu trúc hơn so với những vị trí còn lại. Ngoài ra, thắt lưng và vùng mông còn là nơi xuất phát của dây thần kinh tọa đến hai chân.
Trước khi tìm hiểu đau nhức từ mông xuống chân là bệnh gì, bạn cần biết các triệu chứng của bệnh để loại trừ nguyên nhân gây đau cơ học. Thứ nhất là thời gian đau nhức. Nếu do bệnh lý, cơn đau sẽ kéo dài từ 1 tuần trở lên. Trong khi đó, nếu là do cơ học thì tình trạng này chỉ kéo dài một vài ngày.
Dấu hiệu thứ hai để xác định mình có bị bệnh lý hay không đó là các biểu hiện đi kèm tình trạng đau nhức. Trong khi các nguyên nhân cơ học chỉ gây đau đơn thuần thì tình trạng đau do bệnh lý thường đi kèm nhiều triệu chứng phức tạp. Phổ biến nhất là tê bì chân tay, chuột rút, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn, sốt, mất thăng bằng, ăn ngủ không ngon, căng thẳng và mất tập trung…
Bệnh thần kinh tọa gây đau nhức từ mông xuống chân
Đau thần kinh tọa là bệnh lý phổ biến nhất gây đau từ mông đến chân. Bệnh này thường gặp ở độ tuổi từ trung niên trở lên. Dây thần kinh tọa bắt đầu từ thắt lưng và đi đến từng ngón chân. Một khi nó bị chèn ép hoặc tổn thương, cơn đau lan từ mông đến chân là chuyện tất yếu.
Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy và mức độ dây thần kinh bị chèn ép. Đồng thời, đi kèm với tình trạng đau nhức có thể là ngứa và tê râm rang ở các đầu ngón chân. Nó thường chỉ gây đau nhức 1 bên, đặc biệt là bên phải. Nếu bị đau ở cả hai bên thì có 2 trường hợp xảy ra. Một là đau do bệnh lý khác. Hai là bệnh đau thần kinh tọa đã rất nặng.
Đau từ mông xuống chân do bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống. Trong đó, cổ và thắt lưng là hai vị trí dễ bị tổn thương nhất. Khi tình trạng đĩa đệm thoát vị xuất hiện ở các đốt sống thắt lưng sẽ gây những cơn đau từ mông xuống chân.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau thần kinh tọa. Một số người nhập chung hai bệnh lý này với nhau khi nói về nguyên nhân gây đau nhức từ mông đến chân.
Cách này có thể đúng trong một số trường hợp. Tuy nhiên, nó không thật sự chính xác nếu xét kỹ hơn. Bởi nguyên nhân gây đau thần kinh tọa còn có thể do chấn thương, khối u, viêm khớp hoặc một số nguyên nhân khác. Ngoài ra, đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, tác động của nó không chỉ đối với thần kinh tọa mà còn với tủy sống, ống sống, cấu trúc chung của cột sống, thậm chí là não.
Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây đau nhức từ mông xuống chân
Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể hiểu là “bệnh xương khớp tổng hợp”. Lý do là bệnh lý này gồm các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm và gai cột sống. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể bị loãng xương. Khởi đầu của tình trạng thoái hóa ở cột sống thắt lưng là thoát vị đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh. Tiếp đến, hai đầu đốt sống cọ sát vào nhau gây mòn và hình thành những gai xương.
Những tác động nối tiếp này khiến cho lượng máu lưu thông đến các đốt sống ở thắt lưng bị hạn chế. Thiếu dinh dưỡng, nhất là canxi, xương bắt đầu mỏng dần. Hậu quả là tình trạng loãng xương. Đồng thời, các cơ cũng bị yếu và teo lại. Trong suốt thời gian tiến triển của bệnh, các cơn đau nhức sẽ xuất hiện từ mông rồi lan xuống hai chân.
Cường độ đau sẽ tăng dần theo mức độ thoái hóa. Ban đầu chỉ là những cơn đau nhẹ và thỉnh thoảng mới xuất hiện. Sau đó, mức độ đau sẽ nhiều hơn và thời gian giữa các cơn đau cũng rút ngắn lại. Nó có thể phá vỡ đường cong sinh lý và gây biến dạng cột sống.
Viêm khớp cùng chậu cũng là nguyên nhân gây đau từ mông lan đến chân
Ngoài các bệnh lý phổ biến gây đau nhức từ mông xuống chân như đã trình bày, tình trạng này còn có thể do viêm khớp cùng chậu. Khớp cùng chậu nằm dưới cột sống thắt lưng và phía sau hai xương cánh chậu. Do nằm ở vị trí khá đặc biệt nên một khi bị viêm, người bệnh sẽ bị đau giữa hai mông.
Cơn đau thường theo dây thần kinh lan truyền xuống cả hai chân. Kèm theo đó còn là tình trạng teo cơ ở mông. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, cơn đau chỉ xuất hiện ở đốt sống cùng. Do đó, để xác định chính xác có phải do viêm khớp cùng chậu gây đau hay không, người bệnh cần chẩn đoán kỹ phần khớp ở vị trí này ở cơ sở y tế.
Đau nhức từ mông xuống chân có nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp đau nhức từ mông lan đến chân do bệnh lý đều nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Biến chứng nặng nhất của các bệnh lý này có thể gây mất khả năng động. Thậm chí là liệt hai chân vĩnh viễn.
Trường hợp nhẹ hơn thì gây rối loạn hệ thần kinh tự chủ (thần kinh thực vật). Chức năng của hệ thần kinh này là kiểm soát các hoạt động vô thức và chức năng của nội tạng. Trong đó có vấn đề tiểu tiện và tình dục. Nếu hệ thần kinh thực vật bị rối loạn, người bệnh rất dễ bị mất tự chủ khi tiểu tiện, đại tiện hoặc mắc bệnh yếu sinh lý.
Trước khi chuyển sang những biến chứng từ nhẹ đến nặng, người bệnh phải sống chung với những cơn đau nhức kinh niên. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày mà còn khiến họ mất ngủ và suy giảm chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, một số trường hợp tự ý dùng thuốc giảm đau còn khiến xương dễ bị mục và gây tổn thương đến nội tạng.
Cách điều trị đau nhức từ mông xuống chân
Nếu tình trạng đau nhức lan từ mông xuống chân có nguyên nhân cơ học thì việc điều trị khá dễ dàng. Đôi khi chỉ cần nghỉ ngơi hợp và ăn uống hợp lý là có thể cải thiện được tình trạng đau. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân từ bệnh lý thì việc điều trị sẽ phức tạp hơn.
Người bệnh cần đến cơ sở y tế thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán để đánh giá chính xác về bệnh tình. Dựa vào đó, các bác sĩ sẽ quyết định phương pháp nội khoa hoặc cần phải phẫu thuật ngay. Đối với những trường hợp bị đau do bệnh xương khớp ở dạng nhẹ và trung bình thì các điều trị nội khoa luôn là ưu tiên hàng đầu. Trường hợp bệnh đã chuyển nặng hoặc nguy cơ xảy ra biến chứng, các bác sĩ sẽ cân nhắc dùng đến phẫu thuật.
Đến nay vẫn chưa có loại thuốc đặc trị khỏi hoàn toàn bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát nó bằng cách tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời, đi kèm với đó là thói quen sinh hoạt và ăn uống khoa học. Đây đồng thời cũng là yếu tố rất quan trọng trong cải thiện và phòng tránh tình trạng đau xuất hiện hoặc tái phát. Bởi ngay cả khi bạn dùng đến phẫu thuật nhưng sau đó vẫn sống không khoa học thì bệnh vẫn tái phát và tình trạng đau sẽ còn dữ dội hơn.
Ngày Cập nhật 12/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!