Đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết và cách phòng ngừa
Đau nhức xương khớp là một bệnh lý phổ biến trong cuộc sống ngày nay. Đó là tình các khớp xương, khớp gối tay chân, xương cột sống xảy ra tình trạng đau nhức dai dẳng, âm ỉ. Đặc biệt có một số người tình trạng đau nhức xương khớp lại xảy khi trời trở lạnh, thời tiết thay đổi. Vậy nguyên nhân đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết là do đâu? Biểu hiện của nó ra sao? Có những cách khắc phục nào?
Nguyên nhân gây nên chứng đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết
Đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết xảy ra khá phổ biến với những người có bệnh liên quan đến xương khớp. Theo nghiên cứu có đến ⅔ người bệnh về xương khớp có dấu hiệu đau nhức khi thời tiết biến chuyển, thay đổi. Và sau đây là một số nguyên nhân gây nên:
- Do những bệnh lý cơ xương khớp hay gặp ở người lớn tuổi như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, loãng xương, thấp khớp,… Khi trời trở lạnh, các cơ có hiện tượng co thắt lại theo nguyên lý tự nhiên, do đó khiến cho các dây chằng, dây thần kinh cũng xảy ra hiện tượng co rút nên khiến người bệnh đau nhức xương khớp, đau nhức các cơ đầu gối, vai, tay, chân.
- Do máu kém lưu thông: Khi thời tiết bắt đầu lạnh hơn, nhiệt độ ngoài trời giảm xuống đột ngột khiến cơ thể chúng ta chưa kịp thích ứng nên thường xảy ra xu hướng tích trữ năng lượng nên khiến máu lưu thông kém, giảm lưu thông của dịch khớp. Khi dịch khớp, giữ vai trò tạo tấm đệm hạn chế cọ xát giữa hai đầu khớp, giảm đi thì đồng nghĩa khi các khớp cọ xát với nhau sẽ thiếu độ nhạy, gây ra cảm giác đau mỗi lần cử động.
- Do khớp giãn ra khi thời tiết trở lạnh: Hơn nữa, khi thời tiết biến chuyển, trời trở nên lạnh hơn thì các khớp xảy ra tình trạng giãn ra chà chèn ép các dây thần kinh, rễ dây thần kinh, xung quanh các sụn khớp, khiến cho sụn khớp bị tổn thương đau nhức dây thần kinh.
- Người hoạt động quá nhiều và căng thẳng, người ít vận động như nhân viên văn phòng khiến lượng axit lactic trong tế bào cơ tăng cao, lượng ion kali trong tế bào thoát ra ngoài dẫn đến tình trạng đau nhức, mệt mỏi.
- Do các cơ và gân bị rút lại: Khi một vật gặp lạnh xảy ra hiện tượng co lại, cơ thể của chúng ta cũng vậy. Nhiệt độ môi trường giảm sẽ khiến cho các cơ và gân bị rút lại, dịch nhầy tiết ra giữa các khớp cũng bị cô đặc lại khiến cho sụn giảm độ đàn hồi, khớp trở nên tê cứng, đau nhức, khó vận động.
- Sức đề kháng, hệ miễn dịch giảm sút, khi thời tiết thay đổi, trở rét sức đề kháng của chúng ta cũng kém dần, hệ miễn dịch bị tác động bởi độ ẩm, gió mùa, không khí lạnh khiến cho quá trình lưu thông khí bị cản trở ở các khớp xương.
- Cơ thể bật chế độ tiết kiệm nhiệt, trời trở lạnh bắt buộc cơ thể phải tích lũy nhiệt nhiều hơn, điều tiết máu nhiều hơn đến các cơ quan phổi và tim. Do đó, máu ở các khớp, chân tay, đầu gối tay bị co thắt lại, lượng máu lưu thông ít khiến những vùng này lạnh và trở nên tê cứng hơn.
- Nguyên nhân khác như: các mô trong cơ thể giãn nở tạo áp lực cho xương khớp, dây thần kinh nhạy cảm hơn khi nhiệt độ thời tiết thay đổi.
Biểu hiện của đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết
Đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết có các biểu hiện sau:
- Tình trạng đau nhức tăng nặng
Khi thời tiết thay đổi, các cơn đau nhức xương khớp xảy ra thường xuyên hơn, bệnh nhân có cảm giác đau nhức xương khớp ở các vị trí trên cơ thể như khớp gối, cột sống, cổ tay , bàn tay, cổ vai, thắt lưng,… khiến bệnh nhân thấy khó chịu. Những cơn đau nhức này thường xuất hiện vào buổi tối hoặc buổi sáng sau khi thức dậy, tình trạng càng ngày càng tăng.
- Cứng khớp
Đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết sẽ gây nên tình trạng cứng khớp, cụ thể các khớp gối, khớp tay chân, khớp cổ trở nên cứng đơ, khó cử động, vận động khó khăn. Chúng ta thường gặp biểu hiện này nhất là vào lúc sáng sớm thức dậy, sau giấc ngủ kéo dài khiến cho xương khớp, các cơ không được vận động. Tình trạng đơ cứng xương khớp chỉ diễn ra trong vòng 10 – 30 phút đối với bệnh nhân bị thoái hóa khớp, kéo dài 1 giờ đồng hồ đối với bệnh nhân mắc chứng viêm khớp dạng thấp.
- Các khớp bị tê sưng
Ngoài các biểu hiện cứng khớp, đau nhức tăng nặng thì các khớp, cơ, xương cũng có biểu hiện bị tê, sưng, khiến người bệnh khó cử động linh hoạt các bộ phận. . Dấu hiệu này thường gặp nhất ở người già vì lúc này tình trạng xương khớp của người già yếu, không phản ứng kịp thời với sự thay đổi.
Các bệnh liên quan đến đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết
Đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết là dấu hiệu của nhiều loại bệnh liên quan đến xương khớp, chúng ta có thể kể ra một số bệnh như sau:
- Thoái hóa cột sống là tình trạng viêm xương khớp của cột sống, đây là tình trạng xảy ra phổ biến ở những người tuổi trung niên và người già.
- Thoái hóa cột sống là tình trạng cột sống bị thoái hóa dần, các sụn các mô ngày ngày bị bào mòn theo tuổi tác.
- Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm đặc hiệu xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng dịch hoạt, sụn khớp và đầu xương dưới sụn.
- Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng các đĩa đệm bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu của nó, gây nên những con đau dai dẳng.
- Loãng xương là tình trạng xương bị lão hóa theo thời gian, chức năng và thành phần cấu tạo của xương ngày càng bị suy giảm và yếu dần.
- Đau cổ tay dùng để mô tả hiện tượng cổ tay có sự khó chịu và các cơn đau xuất hiện do viêm khớp hay bệnh gút, áp lực tác động lên cổ tay.
- Đau dây thần kinh tọa dùng để mô tả hiện tượng các dây thần kinh tọa bị chèn ép và gây ra những cơn đau thắt lưng và vùng mông.
Mỗi bệnh sẽ có các triệu chứng riêng biệt, nguyên nhân khác nhau, nhưng giữa chúng có một đặc điểm chung là xảy ra tình trạng đau nhức khi thời tiết thay đổi, cơn đau nhức ngày càng tăng. Do đó nếu tình trạng đau nhức có dấu hiệu không khỏi thì bạn nên khám các bác sĩ chuyên môn để được hỗ trợ kịp thời.
Cách phòng ngừa đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết
Vận động xoa bóp
Vận động xoa bóp là cách hữu ích và thiết thực nhất để phòng ngừa. Bạn nên thường xuyên vận động cơ thể để xương khớp không rơi vào tình trạng cứng khớp, đơ khớp. Mỗi lúc sáng sớm trước khi bước ra khỏi giường bạn nên vận động co duỗi bàn tay, bàn chân để cải thiện chứng đau khớp, giúp máu lưu thông tốt hơn.
Người bệnh thường xuyên tập thể dục đều đặn mỗi ngày 30 phút để duy trì sức khỏe cơ thể.
Giữ ấm cơ thể
Trong thời tiết se lạnh, người bệnh cần phải giữ ấm cơ thể bằng cách mặc áo ấm, đeo khăn choàng cổ, mang tất, mặc quần len dài, hạn chế ra ngoài đường. Giữ ấm cơ thể để không xảy ra hiện tượng co các dây chằng, dịch khớp cô đặc.
Vật lý trị liệu
Chứng đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết gây ra những cơn đau cho người bệnh nên khiến người bệnh lười vận động. Chính vì vậy chúng ta nên vận động luyện tập các khớp mỗi ngày để kéo dãn các khớp, dây chằng, các cơ. Đồng thời người bệnh cần tránh làm những công việc nặng nhọc như khiêng vác vật nặng ảnh hưởng đến xương khớp.
Người bệnh nên giữ ấm các khớp của mình bằng cách chườm nóng bằng paraffin túi chườm nhiệt, xoa bóp các khớp, co duỗi nhẹ nhàng,… Trong tình huống bệnh có viêm mủ, chấn thương đang sung huyết thì không nên áp dụng biện pháp này.
Dùng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau là phương pháp trị liệu nhanh nhất để giảm bớt các cơn đau nhức xương khớp. Tuy nhiên trong trường hợp này thuốc giảm đau chỉ là trường hợp tạm thời dùng cho những cơn đau nhẹ và điều đáng lưu ý chúng ta không nên lạm dụng thuốc giảm đau chứa corticoid vì nó có thể ảnh hưởng đến dạ dày, tim, thận,…
Chế độ dinh dưỡng
Bên cạnh dùng những phương pháp trị liệu, bạn cũng nên bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể để nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn, tăng tiết dịch khớp. Bệnh nhân nên sử dụng những loại thực phẩm giàu canxi, axit béo omega 3, vitamin A, D, E như cá hồi, cá ngừ, cá trích, rau xanh, cà rốt, hạt mầm, cà chua, ớt, bơ, sữa và các sản phẩm từ sữa.
Ngoài ra người bệnh cũng nên lưu ý, nếu dấu hiệu đau nhức xương khớp không thuyên giảm bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên môn để được tư vấn, hướng dẫn và thăm khám để tìm ra nguyên bệnh và có pháp đồ điều trị thích hợp, tránh nguy cơ bệnh tình chuyển biến nặng hơn.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 05/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!