Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là bệnh gì? Giải quyết ra sao hiệu quả nhất?
Tình trạng đau nhức xương khớp tê bì chân tay có thể xảy ra do các tác nhân cơ học và cũng là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cơn đau có thể lan rộng đến những vị trí khác, ảnh hưởng đến sinh hoạt nghiêm trọng. Vì vậy, nhận định rõ nguyên nhân gây ra triệu chứng sớm sẽ giúp người bệnh có phương hướng khắc phục phù hợp, hiệu quả nhất.
Đau nhức xương khớp tê bì chân tay có dấu hiệu khởi phát mờ nhạt. Người bệnh có thể bị đau nhức tại các đầu ngón tay, ngón chân tương tự như cảm giác kim đâm ngoài da. Các triệu chứng tê bì thường xuất hiện ở các ngón chân, lòng bàn chân, tay và cánh tay. Kéo dài triệu chứng tê bì sẽ lan rộng đến vai, đùi, mông và vùng thắt lưng…
Những triệu chứng thường đi kèm đau nhức xương khớp tê bì chân tay
Đau nhức xương khớp, tê bì chân tay không đơn thuần là cảm giác khác lạ ở đầu ngón chân, ngón tay. Ở mỗi giai đoạn, tình trạng này còn đi kèm với một số triệu chứng khác như:
- Tê bì chân tay kèm theo rối loạn vận động: Người bệnh có cảm giác tê bì các đầu ngón tay chân, cảm giác như kiến bò, chuột rút, châm chích rất khó chịu, khả năng cầm nắm giảm. Kèm theo đó là dấu hiệu mỏi mệt, đổ mồ hôi nhiều và suy nhược cơ thể.
- Tê bì chân tay và u nang quanh khớp: Tình trạng nang hạch là xuất hiện và biến mất xung quanh tay, chân là dấu hiệu của viêm khớp, hoặc viêm mô cơ do vi khuẩn. Trong một vài trường hợp, các hạch này sẽ phát triển to hơn và gây đau nhức. Lúc này bệnh nhân cần phẫu thuật để loại bỏ các hạch trước khi tạo mủ.
- Tê chân tay kèm theo tình trạng cứng cơ và chuột rút: Nếu như người bệnh có biểu hiện cứng cơ và chuột rút thường xuyên, nguyên nhân có thể là do tiểu đường. Khi các mạch máu bị thương tổn, hoạt động lưu thông máu tới các chi sẽ bị ảnh hưởng. Từ đó gây ra chứng cứng cứng cơ và chuột rút.

Ngoài ra, những dấu hiệu đau nhức xương khớp tê bì chân tay cho thấy người bệnh cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt gồm có:
-
Tê bì chân tay một bên, đau mỏi cổ và vai gáy.
-
Tê buốt và nhạy cảm ở phía mặt trong cánh tay lan rộng sang các đốt ngón tay.
-
Khi cố định tay/chân trong thời gian lâu gặp phải tình trạng đau râm ran như kiến bò
-
Có cảm giác nóng bỏng tứ chi do viêm đa dây thần kinh hoặc mắc phải các bệnh lý tổn thương hệ thần kinh.
-
Tình trạng tê mỏi tay chân, mất cảm giác nhất thời khi vận động, thường xảy ra nhất khi về đêm.
-
Tình trạng tê buốt lan dọc cánh tay, cẳng chân, người bệnh không có sức lực nâng đỡ tay chân.
-
Tê yếu chân tay kèm theo tình trạng phản xạ chậm, chuột rút và đau âm ỉ thường xuyên.
Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là bệnh gì?
Theo nghiên của của Y học hiện đại, tình trạng đau nhức xương khớp tê bì chân tay xảy ra khi các rễ thần kinh bị chèn ép. Tình trạng này sẽ lặp đi lặp lại liên tục với tần suất và mức độ tăng dần. Lúc này hội chứng tê bì chân tay có nguy cơ phát triển thành nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Cụ thể các bệnh lý liên quan gồm có
Viêm khớp dạng thấp
Triệu chứng tê bì chân tay thường nằm trong số những dấu hiệu lâm sàng của bệnh lý viêm khớp dạng thấp. Tình trạng này xảy ra khi các khớp và rễ thần kinh bị tổn thương, dẫn đến tình trạng đau hệ thần kinh. Người bệnh viêm khớp dạng thấp thường có xu hướng đau và tê bì các đầu ngón chân, tay khi ngồi hoặc nằm lâu.
Bệnh thoát vị đĩa đệm
Có hơn 40% các trường hợp người bệnh bị tê bì chân tay là do thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này xảy ra khi màng nhầy đĩa đệm thoát khỏi vị trí cấu trúc cơ bản, gây ra sự chèn ép rễ thần kinh cột sống. Bệnh lý thoát vị đĩa đệm tương đối nghiêm trọng và diễn biến phức tạp. Nếu không giải quyết sớm, người bệnh có khả năng teo cơ và bại liệt hoàn toàn.

Bệnh thoái hóa khớp
Tương tự như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp cũng là bệnh xương khớp thường gặp nhưng ít nghiêm trọng hơn. Triệu chứng ban đầu của thoái hóa khớp là những cơn đau mỏi, tê bì tay chân xuất hiện âm ỉ. Cơn đau lan rộng đến đến các vị trí lân cận.
Khi bệnh chuyển biến phức tạp, bệnh nhân thoái hóa khớp sẽ bị tê bì mất cảm giác cột sống, ảnh hưởng đến hệ thần kinh tọa gây ra các cơn đau nhức liên hồi râm ran dọc từ đùi xuống bàn chân.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường
Thông thường người bệnh tiểu đường có xu hướng mắc phải các bệnh lý liên quan đến cơ khớp hơn so với những bệnh lý khác. Khi lượng đường trong máu tăng cao, hệ thống những mảng xơ vữa do cholesterol tích tụ lại và gây tắc nghẽn mạch máu đi đến các chi. Đây là tình trạng nhất thời và có thể cải thiện khi người bệnh biết cách ổn định lại chỉ số đường huyết.
Bệnh thiếu máu não
Thiếu máu não là bệnh lý nguy hiểm có dấu hiệu đau nhức xương khớp tê bì chân tay. Bệnh tái phát nghiêm trọng có thể gây ra nguy cơ nghẽn mạch máu não, xuất huyết não và đột quỵ. Bệnh thiếu máu não có giai đoạn khởi phát đột ngột, diễn biến phức tạp trong thời gian ngắn. Người bệnh có thể nhận thấy một số triệu chứng khác như tình trạng cơ thể mệt mỏi, đau nhức đầu, thị giác yếu, chóng mặt, huyết áp tăng.
Bệnh đa xơ cứng
Hội chứng đa xơ cứng tuy hiếm gặp nhưng cũng là một trong những bệnh lý có dấu hiệu đau nhức xương khớp tê bì chân tay. Bệnh xảy ra khi hệ thống tự miễn của cơ thể bị rối loạn, kháng thể tấn công nhầm vào hệ thần kinh trung ương gây ra tổn thương ở màng bọc Myelin. Người bệnh bị co thắt cơ bắp, chuột rút và tê bị tại nhiều vị trí như tay, chân, cẳng chân, lòng bàn chân, vai gáy…
Viêm đa rễ thần kinh
Triệu chứng đau nhức xương khớp tê bì chân tay xảy ra khi hệ thần kinh ngoại biên của người bệnh bị tổn thương. Khi không được xử lý, tổn thương sẽ biến chứng thành viêm đa rễ thần kinh kèm theo biểu hiện tê tay chân kéo dài.

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay do suy nhược
Cơ thể suy nhược gây ra hàng loạt biểu hiện suy yếu chức năng, trong đó có triệu chứng đau nhức xương khớp tê bì chân tay. Tình trạng này thường xảy ra đối với người già, người làm việc quá sức.
Ngoài ra khi cơ thể không được bổ sung đủ các loại vitamin và khoáng chất như Vitamin C, Vitamin B1, B12, canxi, sắt, kali, axit folic… sẽ khiến hệ thống vận động và hệ thần kinh trung ương trì trệ hoạt động. Những biểu hiện ban đầu của người bị suy nhược là hoa mắt, chóng mặt, mất sức nghiêm trọng, tê bì và đau nhức chân tay…
Triệu chứng hẹp ống sống
Xảy ra do bệnh lý hoặc dị tật bẩm sinh. Tình trạng cột sống bị thu nhỏ sẽ gây ra sự chèn ép nhất định đến các rễ thần kinh. Từ đó ức chế lưu thông máu chạy qua các chi, gây ra tình trạng tê bì tay chân và hạn chế vận động.
Các nguyên nhân khác
Phần lớn các trường hợp người bệnh bị đau nhức xương khớp tê bì chân tay nhất thời xuất phát từ những nguyên nhân thứ phát. Chủ yếu là do
-
Chấn thương sau tai nạn, va chạm gây tổn thương hệ thống dây thần kinh ngoại biên gây ra tình trạng tê bì chân tay, hạn chế vận động.
-
Do thói quen ngồi, đứng và sinh hoạt sai tư thế làm hệ thống các mạch máu và thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông đến các chi.
-
Người làm việc nặng, khuân vác vật nặng thường xuyên hoặc ngồi dưới máy lạnh nhiều giờ sẽ gây tổn thương dây thần kinh gây tê tay chân.
-
Do những ảnh hưởng từ thời tiết, đặc biệt người có sức khỏe yếu vào mùa lạnh dễ bị rối loạn cảm giác, tê bì.
-
Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, lạm dụng chất kích thích cũng gây ra các cơn đau nhức xương khớp tê bì chân tay
-
Lạm dụng một số thuốc cũng gây ra tác động đến hệ thần kinh ngoại biên.
Chẩn đoán và xử lý đau nhức xương khớp tê bì chân tay
Những phương pháp được áp dụng để chẩn đoán bệnh đau nhức xương khớp tê bì chân tay gồm có:
-
Phương pháp điện cơ để đo lường mức độ của cơ bắp
-
Phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI
-
Phương pháp chụp cắt lớp vi tính CT Scan
-
Phương pháp chụp X-quang
Khi đã xác định được tình trạng đau nhức xương khớp của mình, bệnh nhân có thể tham khảo cách điều trị bệnh bằng đông y. Sở dĩ chúng tôi giới thiệu phương pháp đông y bởi theo lý luận y học phương Đông cho rằng: Tất cả các bệnh đau nhức ở xương khớp, có sưng nóng đỏ hay chỉ tê, nặng ở tại khớp đều nằm trong phạm trù chứng tý hay bệnh tý. Tý có nghĩa là tắc nghẽn không thông, khô, viêm dẫn đến suy yếu.
Do sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ của cơ thể không đầy đủ, các yếu tố gây bệnh là Phong – Hàn – Thấp cùng phối hợp tác động xâm phạm đến kinh lạc – cơ – khớp, làm cho sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn, không thông, gây ra sưng đau, hoặc không sưng mà chỉ đau tê mỏi nặng ở một khu vực khớp xương hoặc toàn thân.
ArrayNgày Cập nhật 07/06/2024