Bệnh đau thần kinh tọa có tự hết không? Nhận định từ bác sĩ

Đau thần kinh tọa có tự hết không? Câu trả lời là không. Tuy nhiên, có thể chữa khỏi bệnh này nếu phát hiện sớm và thực hiện đúng phương pháp. Và một điều quan trọng nữa là có thể người bệnh không cần phải phẫu thuật vẫn có thể kiểm soát tốt cơn đau hoặc khỏi hoàn toàn.

Đau thần kinh tọa là hệ quả của nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh này có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau.
Đau thần kinh tọa là hệ quả của nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh này có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau.

Lý do đau thần kinh tọa không thể tự hết

Đau thần kinh tọa có tự hết không là thắc mắc của không ít người. Dù các bác sĩ đã nhiều lần khẳng định là không nhưng nhiều người vẫn băn khoăn. Nguyên nhân là một số thông tin trên mạng cho rằng bệnh có thể tự hết. Để làm rõ vấn đề này, lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã có những lý giải rất cụ thể.

Theo lương y, lý do chủ yếu khiến đau thần kinh tọa không thể tự hết đó là nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết các nguyên nhân gây đau là do bệnh lý. Trong số đó, chiếm nhiều nhất là các bệnh về xương khớp. Tiêu biểu như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống và hẹp ống sống.

Bên cạnh đó, đau thần kinh tọa còn có nguyên nhân do khối u trong cột sống, chứng đau cơ tháp của chậu hông. Một số ít trường hợp là do chấn thương ở vùng thân dưới. Ngoài ra, dị tật bẩm sinh cột sống thắt lưng, viêm nhiễm tại chỗ (nhiễm lạnh, nhiễm độc…) hoặc ung thư cũng có thể là nguyên nhân khiến dây thần kinh tọa bị đau. Thực tế thì các nguyên nhân này rất hiếm khi gặp.

Như vậy, việc dây thần kinh tọa bị chèn ép hoặc bị tổn thương gây đau nhức chỉ hết khi các nguyên nhân gây đau được xử lý. Và đối với những bệnh lý này, bạn không thể trông chờ vào cơ chế tự làm lành của cơ thể. Chẳng những tình trạng đau không thể tự hết mà để lâu còn rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường.

Có thể chữa khỏi đau thần kinh tọa

Bệnh đau thần kinh tọa có thể được chữa khỏi hoàn toàn hoặc chỉ có thể điều trị dạng bảo tồn (kiểm soát cơn đau nhưng không chữa được tận gốc). Ngoài nguyên nhân gây đau, hiệu quả chữa bệnh còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Trong đó có mức độ diễn biến của bệnh, thể trạng và ý chí của người bị đau, phương pháp và chăm sóc sau điều trị…

Kết quả thống kê của Bộ y tế cho biết có khoảng 90% người bệnh đau thần kinh trở lại sinh hoạt gần như bình thường. Con số này lấy từ những trường hợp được điều trị kịp thời, đúng cách và sinh hoạt hợp lý sau điều trị.

Theo đánh giá chung, đau thần kinh tọa thường không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Càng để lâu thì điều trị càng khó khăn, dễ tái phát hoặc thậm chí dễ chuyển sang biến chứng.

Các biến chứng này thường dẫn đến Hội chứng chùm đuôi ngựa. Một trong những biểu hiện của Hội chứng đó là mất tự chủ khi tiểu tiện hoặc đại tiện. Bên cạnh đó, tình trạng đau kéo dài sẽ khiến máu lưu thông kém đến hai chân. Thiếu máu nuôi dưỡng, các cơ bị teo dần, xương có dấu hiệu bị thiếu hụt canxi dễ dẫn đến tình trạng loãng xương. Và hậu quả nặng nhất là bại liệt hoàn toàn hai chân.

Đau thần kinh tọa để lâu không chữa rất dễ dẫn đến Hội chứng chùm đuôi ngựa.
Đau thần kinh tọa để lâu không chữa rất dễ dẫn đến Hội chứng chùm đuôi ngựa.

Các cách điều trị bệnh đau thần kinh tọa

Thay vì cứ mãi băn khoăn với câu hỏi đau thần kinh tọa có tự hết không hoặc trông chờ vào khả năng tự chữa khỏi của cơ thể, bạn cần dành thời gian quan tâm đến các giải pháp điều trị bệnh này. Bệnh không quá khó để điều trị nếu chủ động ngay từ giai đoạn đầu. Và một điều quan trọng bạn cần biết để không phải lo lắng đó là có thể cải thiện được bệnh tình bằng các biện pháp nội khoa. Không nhất thiết phải dùng đến phẫu thuật.

Bạn cần đến cơ sở y tế kiểm tra để biết chính xác bệnh lý gây đau thần kinh tọa cũng như tiến triển của bệnh. Có được những thông tin này sẽ tìm được hướng điều trị hiệu quả nhất. Bác sĩ sẽ là người quyết định điều trị nội khoa, phẫu thuật hoặc kết hợp cả hai. Điều bạn cần làm là tuân theo tuyệt đối phác đồ điều trị và các dặn dò của họ.

Chữa đau thần kinh tọa bằng điều trị nội khoa

Bạn sẽ được dùng thuốc. Chủ yếu là thuốc Tây y với tác dụng giảm đau, kháng viêm, giãn cơ và hỗ trợ hoạt động của cơ xương. Bên cạnh đó, có thể bạn phải cần thêm một số phương pháp vật lý trị liệu. Cụ thể là xoa bóp; dùng nhiệt hoặc điện trị liệu; châm cứu; dùng sóng cao tần, sóng siêu âm; kéo giãn cột sống hoặc các bài tập chữa đau thần kinh tọa.

Ngoài ra, điều trị nội khoa còn bao gồm dùng thuốc Đông y hoặc thuốc Nam. Thông thường, khi đến bệnh viện, các bác sĩ không đề cập đến cách điều trị này. Tuy nhiên, nếu bạn biết một số bài thuốc nào đó và muốn sử dụng thì hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia. Ngoài ra, nếu đang sử dụng các bài thuốc Đông y hoặc thuốc Nam, bạn nên thông báo cho bác sĩ để tránh tương tác với các loại thuốc tân dược.

Thuốc Tây y điều trị đau thần kinh tọa chủ yếu gồm giảm đau, kháng viêm, giãn cơ và hỗ trợ hoạt động của cơ xương.
Thuốc Tây y điều trị đau thần kinh tọa chủ yếu gồm giảm đau, kháng viêm, giãn cơ và hỗ trợ hoạt động của cơ xương.

Xem thêm: Vật lý trị liệu – Phương pháp chữa đau thần kinh tọa hiệu quả

Phẫu thuật chữa đau thần kinh tọa

Đối với nguyên nhân gây đau do bệnh về xương khớp, các bác sĩ chỉ phẫu thuật khi điều trị nội khoa thất bại hoặc bệnh có nguy cơ chuyển sang biến chứng. Bên cạnh đó, giải pháp phẫu thuật cũng thường được áp dụng cho các bệnh lý liên quan đến khối u. Mục đích là giải phóng dây thần kinh tọa bị chèn ép. Đồng thời tăng cường máu lưu thông đến hai chân để nuôi dưỡng cơ xương, tránh biến chứng.

Những lưu ý để bệnh đau thần kinh tọa nhanh khỏi

  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là hai chân khi trời lạnh để không bị đau hoặc viêm nặng hơn;
  • Ăn uống đủ chất. Bổ sung thêm các thực phẩm nhiều canxi, vitamin D, C, B và E. Cần biết bệnh đau thần kinh tọa nên kiêng gì và ăn gì.
  • Không dùng các chất kích thích như rượu, bia hoặc thuốc lá;
  • Luyện tập thể dục đều đặn và đúng cách. Tránh những môn thể thao sử dụng nhiều sức hoặc xoay người nhiều;
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn. Cân bằng giữa công việc là thư giãn, tránh căng thẳng quá mức;
  • Chú ý tư thế khi làm việc, sinh hoạt hoặc mang vác vật nặng. Tránh khom lưng hoặc chỉ dùng 1 tay để nâng vật nặng. Hạn chế với tay lấy đồ từ trên cao. Đồng thời, không nên đứng hoặc ngồi quá lâu. Nên thư giãn tại chỗ hoặc đi lại nhẹ nhàng sau khoảng 1 tiếng đồng hồ;
  • Tránh lực tác động mạnh đến vùng bị đau nhức hoặc thay đổi tư thế đột ngột;
  • Có thể dùng thêm dụng cụ hỗ trợ như đai lưng (trường hợp đau thần kinh tọa do bệnh liên quan đến cột sống);
  • Cuối cùng, trong giai đoạn điều trị theo phác đồ, nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường hoặc tình trạng đau không thuyên giảm, bạn cần phải thông báo ngay với bác sĩ.

Array

Ngày Cập nhật 06/06/2024