Đau thắt lưng trái ở nam giới : Nguyên nhân và cách khắc phục
Đau thắt lưng là một triệu chứng thường gặp, nhưng đau thắt lưng trái là biểu hiện đặc trưng của một số bệnh lý liên quan đến thận và đường tiêu hóa. Để tìm hiểu rõ hơn về những nguyên nhân và cách điều trị đau thắt lưng trái ở nam giới. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những thông tin quan đến tình trạng nay để người bệnh có cách đối phó hiệu quả.
Nam giới là đối tượng thường xuyên phải làm việc nặng nhọc, mang vác nặng. Điều này cũng khiến phái mạnh dễ gặp phải các cơn đau nhức, các bệnh lý xương khớp có nguy cơ xảy ra cao hơn. Ngoài ra những lý do đặc thù khác gây đau thắt lưng trái ở nam giới còn có thể là do làm việc sai tư thế, lao động, tai nạn, tập luyện quá sức.
Nguyên nhân gây đau thắt lưng trái ở nam giới
Theo phân tích của các chuyên gia xương khớp, tình trạng nam giới bị đau thắt lưng trái xảy ra do những thói quen sai lầm trong sinh hoạt. Bên cạnh đó, một số bệnh lý liên quan đến xương khớp, thận và hệ tiêu hóa cũng là nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Cụ thể, phái mạnh nên cảnh giác trước những trường hợp sau:
Bệnh thận hư
Nam giới là những đối tượng dễ mắc phải các bệnh về thận. Nguyên nhân thận hư do thói quen uống nhiều rượu bia, hoặc do các hoạt động sinh lý quá tải. Lao lực sẽ gây ra cơn đau cột sống lưng và thắt lưng nói chung.
Ngoài ra khi nam giới đang điều trị bệnh gan, tim mạc, các cơ ban suy yếu làm tăng gánh nặng cho thận cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng thận hư. Khi mắc bệnh thận, nam giới không chỉ bị đau thắt lưng mà còn có khả năng suy yếu các cơ thần kinh, kèm theo các hiện tượng mất ngủ,, đau đầu, chóng mặt, mất sức…
Đặc trưng của bệnh thận hư là cơn đau thắt lưng ở phía bên trái, đôi lúc cơn đau lan xuống hông và cả các vùng khác. Người bệnh thận có khuynh hướng tăng cân hoặc giảm cân rõ rệt, và các cơn đau diễn ra âm ỉ tại các cơ, khớp.
Bệnh sỏi thận
Tình trạng đau thắt lưng trái ở nam giới cũng là dấu hiệu của bệnh sỏi thận. Bệnh lý xảy ra khi thận của nam giới có hoạt động kết tinh, lắng đọng những vi khoáng chất dư thừa mà đáng lý ra sẽ được thải ra ngoài qua đường bài tiết. Tình trạng sỏi thận có tiến triển âm thầm và hầu hết người bệnh đều không nhận biết được bệnh lý trong giai đoạn đầu.
Đến khi sỏi phát triển to hơn, người bệnh nhận thấy trong nước tiểu có cặn sỏi thì bệnh đã nghiêm trọng hơn. Sỏi càng có kích thước lớn là nguyên nhân gây đau bụng dưới âm ỉ, kèm theo cơn đau thắt lưng trái ở một số trường hợp.
Các biểu hiện của sỏi thận ở mỗi người bệnh có sự khác nhau, nhưng thông thường thì bệnh nhân sẽ cảm thấy đau theo từng cơn. Khi các sỏi này hoạt động, người bệnh cảm nhận từng cơn đau quặn bụng, thậm chí bệnh nhân không đứng được, mồ hôi đầm đìa, buồn nôn, đi đại tiện hoặc tiểu tiện ra máu.
Do thoái hóa cột sống
Một nguyên nhân gây đau thắt lưng thường gặp ở nam giới do bệnh lý thoái hóa cột sống. Bệnh thường xảy ra ở nam giới độ tuổi 50, bệnh xảy ra do quá trình lão hóa xương khớp hoặc do thói quen làm việc thiếu khoa học trong quá khứ.
Bệnh thoái hóa cột sống gây ra các cơn đau nhức tại vùng cột sống. Khi đốt sống chèn ép lên các rễ thần kinh gây ra những cơn đau lan rộng tại vùng thắt lưng, hông và đùi. Tình trạng thoái hóa nghiêm trọng sẽ dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
Càng tuổi cao thì quá trình thoái hóa cột sống diễn ra càng diễn ra nhanh. Bệnh thường xảy ra ở những người ít có hoạt động thể chất, dành quá nhiều thời gian ngồi máy tính. Ngoài ra người thường phải mang vác nặng, làm việc nặng cũng có nguy cơ mắc bệnh lý này.
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Tình trạng thoát vị đĩa đệm thắt lưng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng nam giới bị đau thắt lưng trái. Thoát vị đĩa đệm khiến phần dịch nhầy tràn ra khỏi đĩa đệm. Khi lượng dịch này chèn ép rễ thần kinh sẽ cản trở hoạt động của dây chằng và gây đau nhức âm ỉ tại vùng thắt lưng.
Bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể xảy ra ở bên trái hoặc bên phải. Tình trạng thoát vị nghiêm trọng không chỉ gây đau lưng và còn làm vùng lưng tê bì. Nếu ảnh hưởng đến hệ thần kinh tọa, cơn đau có thể lan xuống vùng mông, đùi và 2 chân. Thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động chi dưới, khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh thụt lùi.
Gai cột sống lưng
Tình trạng gai cột sống lưng có đặc trưng là các chỏm gai xương mọc ra rìa cột sống. Bệnh xảy ra khi bệnh nhân dư thừa lượng canxi, hoặc do các rối loạn nội tiết, sinh hoạt kém khoa học dẫn đến cơ cấu đốt sống phát triển bất lời.
Khi bị gai cột sống lưng, các đốt sống sẽ cọ xát với nhau là vùng thắt lưng bên trái hoặc phải đau nhức âm ỉ. Mức độ cơ đau nghiêm trọng hơn vào ban đêm, kèm theo biểu hiện co cứng cột sống.
Bệnh loãng xương
Loãng xương là bệnh lý phổ biến ở độ tuổi trung niên và cao niên. Bệnh xảy ra khi người bệnh bị thiếu hụt canxi, thiếu dinh dưỡng và khoáng chất gây loãng xương.
Loãng xương không chỉ làm tăng nguy cơ tổn thương ở xương. Bệnh còn gây ra các cơn nhức mỏi khớp, thắt lưng nghiêm trọng. Do mật độ xương giảm xuống mức tối đa, nên cấu trúc xương rất dễ tổn thương nếu chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài. Vì thế bệnh nhân loãng xương cần kiêng vận động mạnh để hạn chế những rủi ro xảy ra.
Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa có thể là biến chứng của các bệnh về cột sống gây ra. Khi các đốt sống bị biến dạng hoặc thoát vị chèn ép lên dây thần kinh tọa sẽ gây đau. Cơn đau biến biến trên các vùng cơ thể có dây thần kinh tọa đi qua. Chủ yếu là vùng thắt lưng, hông, hôn hoặc đùi…
Người bị đau thần kinh tọa thường phải gánh chịu các cơn đau nhức âm ỉ, triệu chứng bùng phát dữ dội khi trời lạnh hoặc khi chuyển mùa. Đặc điểm của bệnh lý đau thần kinh tọa là cơn đau chỉ tập trung 1 bên lưng. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh đau thần kinh tọa có thể khiến người bệnh liệt chi, hoặc mất khả năng vận động tạm thời.
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Nam giới bị đau thắt lưng trái cũng là một dấu hiệu của hội chững ruột kích thích. Những biểu hiện của bệnh bao gồm: đầy bụng, đau âm ỉ, đi ngoài nhiều lần hoặc táo bón. Thông thường ban đầu người bệnh chỉ có biểu hiện đau bụng trên, sau đó cơn đau có thể lan sang vùng lưng bên trái. Trong đó nguyên nhân chính gây ra hội chứng ruột kích thích là do ngộ độc thức ăn.
Phương pháp giảm đau thắt lưng trái ở nam giới
Đầu tiên, để kiểm soát cơn đau thắt lưng ở nam giới nói chung và đau thắt lưng trái nói riêng thì người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân đau. Trong trường hợp đau thắt lưng do bệnh lý, bệnh nhân cần nhận được hướng đẫn điều trị từ bác sĩ. Việc tự ý điều trị có thể không đúng bệnh, điều này có thể khiến triệu chứng đau nhức tiến triển nghiêm trọng hơn.
Trong trường hợp nam giới đau thắt lưng trái do yếu tố cơ học, bệnh nhân nên tham khảo các phương pháp khắc phục sau:
Dùng thuốc giảm đau
Các loại thuốc giảm đau dùng để chữa đau nhức xương khớp nói chung có tác dụng tốt trong điều trị đau lưng. Nhóm thuốc này bao gồm:
– Acetaminophen, aspirin, ibuprofen hoặc natri naproxen,
– Nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để làm giảm đau.
– Thuốc giảm đau: Paracetamol (Acetaminophen)…
– Thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocalm…
Sử dụng thuốc Tây y chữa đau thắt lưng chủ yếu đi vào điều trị các triệu chứng để cải thiện cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên nhóm thuốc giảm đau không được khuyến khích sử dụng thường xuyên vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Thời gian điều trị giảm đau thắt lưng bằng thuốc kéo dài từ 2 – 6 tuần. Đối với những bệnh đau nhức xương khớp do chấn thương nặng, bệnh nhân có thể được cân nhắc phẫu thuật. Hoặc tiêm giảm đau kết hợp dùng kháng sinh phòng viêm nhiễm lan rộng.
Dùng bài thuốc dân gian
Ngoài thuốc Tây chữa đau thắt lưng, người bệnh sử dụng thuốc nam cũng mang lại những hiệu quả nhất định để đẩy lùi cơn đau. Người bệnh tham khảo một số bài thuốc chữa đau thắt lưng trái ở nam giới sau:
– Thuốc đắp từ cây chìa vôi: Sử dùng 1 nắm là chìa vôi tươi làm sạch, sau đó đem dầm nát và trộn với muối. Đem hỗn hợp đắp lên lưng trong 20 phút giúp giảm đau thắt lưng cực tốt.
– Cây xấu hổ sắc thuốc: Dùng thân và lá cây xấu hổ kết hợp cùng với tầm gửi, dền gai, lá lốt, cỏ xước. Dùng các cây thuốc nấu nước uống mỗi ngày 3 lần nhằm giảm đau thắt lưng.
– Ngải cứu ngâm rượu: Sử dụng ngải cứu và vỏ chanh đem đi rửa sạch, sau đó sơ chế và phơi khô. Đem ngâm hỗn hợp với rượu nguyên chất trong 1 tháng, mỗi ngày người bệnh uống 1 ly để hỗ trợ chữa bệnh đau nhức nói chung.
– Lá lốt ngâm rượu: Sử dụng 1 nắm rễ lá lốt đem đi rửa sạch rồi đem ngâm với rượu để trong khoảng thời gian từ 2 tuần đến 1 tháng. Người bệnh đem rượu lá lốt xoa bóp tại vùng thắt lưng bị đau nhức mỗi ngày 1 lần.
Chườm nóng hoặc lạnh
Phương pháp chườm có tác dụng giảm đau nhức xương khớp nói chung. Trong đó, chườm nóng sẽ giúp người bệnh giảm co thắt cơ và đau nhức tức thì còn chườm lạnh kiểm soát được tình trạng sưng và làm tê cơn đau.
- Đối với chườm nóng: Cho nước ấm vào chai, hoặc túi chườm bằng cao su, hoặc dùng khăn bông thấm nước chườm lên chỗ đau. Có thể sử dụng nước ấm hoặc rang muối hột để chườm. Cần lưu ý để nước/muối hột nguội bớt rồi mới chườm lên da để tránh bỏng.
-
Đối với chườm đá: Sử dụng nước đá cho trực tiếp vào túi, chai thủy tinh hoặc đặt khăn vào tủ lạnh. Không đợi đến khi nước đông đá, đến khi túi chườm lạnh thì có thể chườm trực tiếp lên vùng thắt lưng bị sưng đau.
Tập bài tập chuyên trị đau thắt lưng
- Tư thế rắn hổ mang: Người bệnh nằm sấp trên sàn, hai chân và lòng bàn tay ép xuống sàn. Tiếp tục duỗi hai tay kết hợp với đẩy thân trên lên rồi hít vào, cùng lúc kéo hai vai về phía sau.
- Co gối vào ngực: Người bệnh nằm ngửa rồi lần lượt co từng chân lên sát ngực, chân kia duỗi thẳng. Thực hiện liên tục 10–15 lần mỗi chân.
- Xoay cột sống: Người bệnh nằm ngửa, dang tay ra hai bên và chân co lại. Sau đó nhẹ nhàng xoay hông và hai chân sang một bên cơ thể, còn phía mặt hướng về chiều ngược lại, giữ 5 giây và quay về phía trước. Thực hiện 10–15 lần mỗi bên.
- Tư thế tựa lưng vào tường: Người bệnh nằm xuống và nâng hai chân lên từ từ. Chân và hông dựa vào tường. Giữ tư thế trong vòng 10 giây.
- Tư thế đứa trẻ: Người bệnh ngồi lên hai chân, sau đó từ từ hạ đầu xuống sàn và hai tay áp sát sàn. Người bệnh có thể kê thêm gối dưới đầu để thoải mái hơn.
Sinh hoạt và bổ sung sinh dưỡng khoa học
– Thay đổi cách sinh hoạt: Để giảm đau thắt lưng, người bệnh cần chủ động thiết kế thời gian nghỉ – ngơi và làm việc điều độ. Tránh khiêng vác vật nặng để giảm bớt áp lực lên lưng và đồng thời không nên ngồi hoặc đứng quá lâu.
– Tránh chất kích thích: Nam giới cần kiêng tuyệt đối nhóm chất kích thích như thuốc lá, rượu bia. Đây là những chất có tác động tiêu cực lên sức khỏe xương khớp, cũng như gây ra các vấn đề ở thận.
– Đi massage thư giãn: Việc áp dụng các liệu pháp massage và vật lý trị liệu có khả năng giúp người bệnh thư giãn cơ ở lưng. Thực hiện thường xuyên giúp giải quyết cơn đau thắt lưng trái nhanh chóng.
– Bổ sung thực phẩm giàu canxi: Nhóm các loại thực phẩm giàu dưỡng chất này bao gồm sữa, cá, trứng, ngũ cốc, rau xanh, chuối,… người bệnh cần bổ sung thường xuyên đến cơ thể có đủ canxi suy trì sức khỏe xương khớp.
Cách phòng ngừa đau thắt lưng ở nam giới
Phòng tránh đau lưng và đau thắt lưng đơn giản bằng những thay đổi trong thói quen làm việc và sinh hoạt. Theo các chuyên gia xương khớp, những thói quen có lợi cho hệ cột sống và cơ khớp xung quanh cột sống bao gồm:
- Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
- Tăng cường nhóm thực phẩm giàu canxi và khoáng chất trong bữa ăn, uống sữa và sử dụng các thực phẩm bổ sung canxi thường xuyên.
- Uống ít nhất 2,5 lít nước mỗi ngày, quan trọng nhất là sau khi tập luyện, vận động mạnh để tránh mất nước.
- Tránh những công việc có tính chất nặng, khuân vác cồng kềnh, gây tổn thương đến cột sống.
- Làm việc và nghỉ ngơi ở tư thế đúng, hạn chế các tư thế khom người, cúi người quá lâu.
- Luyện tập thể thao vừa sức, trong thời gian luyện tập người bệnh nên nghỉ ngơi khi thấy mệt.
- Nam giới nên tránh để cơ thể bị thừa cân, béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp nói chung.
Tình trạng đau thắt lưng trái ở nam giới xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó đối với những nguyên nhân sinh lý thông thường hoàn toàn có thể cải thiện thông qua việc chăm sóc tại nhà mà không cần đến thuốc. Đối với các triệu chứng nghi ngờ bệnh lý, người bệnh cần nhận được chẩn đoán chính xác, cũng như hỗ trợ điều trị từ bác sĩ để sớm hồi phục khỏe mạnh.
Ngày Cập nhật 05/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!