Đau từ thắt lưng lan xuống mông đùi là bệnh gì? Có đáng lo?

Đau từ thắt lưng lan xuống mông đùi là triệu chứng khá thường gặp đối với người bệnh độ trung niên. Nguyên nhân cơn đau bắt nguồn từ nhiều bệnh lý về xương khớp, nhưng người bệnh thường không nhận biết được tình trạng bệnh của mình và chủ quan trong chữa trị. Đợi đến khi cơn đau lan rộng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động thì việc điều trị đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Vì sao bị đau từ thắt lưng xuống mông đùi
Cơn đau từ thắt lưng xuống mông đùi chủ yếu do các vấn đề về xương khớp

Đau từ thắt lưng lan xuống mông đùi là bệnh gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ra cơn đau trải dài từ thắt lưng đến mông đùi, nếu cơn đau chỉ xảy ra nhất thời có thể là do người bệnh bị ảnh hưởng bởi chất thương. Tuy nhiên người bệnh bị đau dai dẳng, có tính chất lặp đi lặp lại sẽ do những nguyên nhân thứ phát sau: 

Do thoát vị đĩa đệm

Nếu bạn bị đau từ thắt lưng lan xuống mông đùi và có cảm giác tê nhức ở chân, xương chậu thì khả năng cao là đã bị mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Đây là tình trạng bao xơ bị rách, khối nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ, lệch khỏi vị trí ban đầu, chèn ép rễ thần kinh và tủy sống.

Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ bị hạn chế vận động, nghiêm trọng có thể gây liệt vĩnh viễn. Bệnh thường xảy ra với những người phải lao động nặng, người đã từng bị tai nạn tổn thương cột sống.

Do đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là nguyên nhân gây ra những cơn đau từ thắt lưng lan xuống mông đùi ở độ tuổi trung niên. Bệnh nhân đau thần kinh tọa thường bị đau nhức âm ỉ như kim chích tại vị trí thắt lưng phải hoặc trái và chỉ xảy ra ở 1 chân.

Cơn đau thần kinh tọa có đặc điểm chạy dọc theo khu vực mà dây thần kinh tọa đi qua. Phổ biến là đau liên kết từ thắt lưng kéo dài xuống mông, đùi, xuống cẳng chân, bàn chân, ngón chân. Bệnh nhân có lúc đau dữ dội, có lúc không thấy đau và tình hình kéo dài có thể khiến người bệnh bị teo cơ và bại liệt.

Đau thần kinh tọa có dấu hiệu đau từ thắt lưng xuống mông đùi
Người bệnh đau thần kinh tọa sẽ có dấu hiệu đau từ thắt lưng xuống mông đùi

Do gai cột sống

Bệnh nhân bị gai cột sống chủ yếu xuất hiện cơn đau tại vị trí thắt lưng dưới, người bệnh không thể đứng thẳng do các gai cột sột bị lệch và chèn ép lên mô cơ bên ngoài.

Cơn đau sau đó có thể lan từ thắt lưng xuống mông đùi, bên đùi. Bệnh lý này thường xảy ra với những người đứng, ngồi, làm việc sai tư thế.

Do dây thần kinh bị chèn ép

Khi hệ thống dây thần kinh chủ chốt ở xương sống bị chèn ép, đồng thời sẽ gây ra các cơn đau lưng lan truyền đến mông và chân. Hệ thần kinh chèn ép khi người bệnh đi đứng sai tư thế, tập luyện quá sức sẽ gây ra ảnh hưởng chủ yếu tại vùng hông, xương chậu.

Do bệnh thận

Đau từ thắt lưng lan xuống mông đùi là một trong những dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến thận. Lúc này, người bệnh sẽ đi lại khó khăn, không thể dễ dàng khom lưng, uốn gối, đau nhức âm ỉ, mất cảm giác ở gót chân… Đặc biệt, nếu cơn đau đi kèm với cảm giác tê bì chân trái thì đó có thể là triệu chứng của suy thận và sỏi thận,…

người bệnh thận hay bị đau từ thắt lưng xuống mông đùi
Bệnh nhân bị thận thường bị đau từ thắt lưng xuống mông

Một số bệnh lý khác gây ra hiện tượng đau thắt lưng lan xuống mông đùi

Ngoài những bệnh lý trên, đau thắt lưng lan xuống mông đùi còn dấu hiệu của một số bệnh như:

  • Đau ruột thừa
  • Loãng xương
  • Ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, viêm vùng chậu, huyết khối tĩnh mạch buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, … (xảy ra với nữ giới)

Cơn đau từ thắt lưng lan xuống mông đùi có nghiêm trọng không?

Người bị đau nhức xương khớp nói chung và đau tại vị trí thắt lưng xuống mông đùi nói riêng cần hiểu rõ căn nguyên của cơn đau để được hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt. Triệu chứng không chỉ khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong việc đi lại, vận động mà còn khiến tình trạng tổn thương xương khớp nghiêm trọng hơn.

Rất nhiều trường hợp bệnh nhân chủ quan trước cơn đau, sử dụng thuốc giảm đau mà không thăm khám thường xuyên, đến khi phát hiện thì việc điều trị gặp nhiều trắc trở. Nghiêm trọng hơn là nguy cơ  bại liệt nửa người bên dưới khi các hệ thần kinh bị chèn ép lâu ngày.

Vì thế ngay khi người bệnh nhận ra cơn đau tại thắt lưng lan rộng so với vị trí ban đầu, cần chủ động điều trị để đạt được kết quả tích cực. Tùy theo từng nguyên nhân phát sinh cơn đau mà người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc, tập vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật để giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.

đau từ thắt lưng xuống mông đùi
Người bị đau từ thắt lưng xuống mông đùi có thể tập vật lý trị liệu để cải thiện cơn đau

Thông thường mức chi phí phẫu thuật từ 30-50 triệu đồng, tuy nhiên người bệnh vẫn phải đối mặt với 10% tỷ lệ tái phát bệnh sau mổ cùng nhiều rủi ro, biến chứng hậu phẫu thuật. Để bác sĩ đưa ra những chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cần tuân thủ yêu cầu chụp X-quang, kết hợp thực hiện các xét nghiệm máu, chụp CT Scan, MRI hoặc đo điện cơ đồ và độ loãng xương để đánh giá tình hình bệnh lý đang mắc phải.

Những cách cải thiện cơn đau từ thắt lưng lan xuống mông đùi

Đối với những trường hợp người bệnh bị đau thắt lưng đến mông đùi chưa nghiêm trọng sẽ được bác sĩ hướng dẫn điều trị tại nhà. Điều trị đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm bằng các bài tập vật lý trị liệu, dùng thuốc Đông Y có thể đem lại cải thiện hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh chú ý những nguyên tắc sau trong sinh hoạt để bệnh không tiến triển xấu hơn:

  • Bệnh nhân không nên ngồi quá lâu, đi lại đúng tư thế, chú ý luôn giữ thẳng lưng.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu bia khiến cơn đau nghiêm trọng và khó lành.
  • Người bệnh cần có kế hoạch kiểm soát cân nặng hợp lý để phòng ngừa bệnh xương khớp.
  • Thường xuyên tập thể dục vừa sức, rèn luyện thể thao với tinh thần thoải mái giúp hỗ trợ miễn dịch tốt hơn.
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, đặc biệt là vitamin D, axit béo omega 3 để bồi bổ cho gân khớp.
  • Trong thời gian điều trị, người bệnh cần hạn chế làm việc nặng để giảm các áp lực lên xương khớp.

Tình trạng người bệnh thường gặp phải các cơn đau thắt lưng đến mông đùi sẽ được cải thiện nếu bạn có phương pháp khắc phục tận gốc nguyên nhân. Vì thế, cách giải quyết tốt nhất là bệnh nhân thăm khám định kỳ và thực hiện pháp đồ điều trị của bác sĩ để cải thiện sức khỏe tốt nhất.

Ngày Cập nhật 07/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *