Dày Sừng Nang Lông Có Chữa Được Không? Giải Đáp
Dày sừng nang lông là bệnh mãn tính, kéo dài dai dẳng và dễ tái phát. Tuy không phải là căn bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nhưng chúng tác động không hề nhỏ đến chức năng thẩm mỹ và kéo theo một số hệ lụy khác. Vậy, dày sừng nang lông có chữa được không? Chữa như thế nào là hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ cho các đối tượng thắc mắc có câu trả lời rõ ràng.
Dày sừng nang lông có chữa được không? – Giải đáp thắc mắc
Dày sừng nang lông là kết quả của quá trình tích tụ chất keratin quá mức khiến cho các nang lông bị tắc nghẽn, lông mới mọc không thể trồi lên bề mặt và mọc ngược lại vào bên trong. Dấu hiệu nhận biết là các tổn thương xuất hiện ở cánh tay, mặt đùi, cẳng chân với các hột sừng cứng tại lỗ nang lông và không gây ngứa.
Bên cạnh đó, bệnh dày sừng nang lông có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu vùng da bị tổn thương tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây hại hay thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Chẳng hạn như: môi trường ô nhiễm, nguồn nước bẩn, khí hậu khô nóng hay lạnh thất thường, tiếp xúc thường xuyên với chất hóa học, chất tẩy rửa mạnh, tẩy lông không đúng cách, sử dụng quần áo từ sợi tơ tổng hợp,…
Tuy không phải là căn bệnh làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể nhưng chúng tác động không hề nhỏ đến chức năng thẩm mỹ. Đặc biệt là nữ giới, họ thường kém tự tin khi tiếp xúc với đám đông.
Hiện nay, có khá nhiều người thắc mắc liệu bệnh dày sừng nang lông có chữa được không. Theo nhận định của chuyên gia da liễu hàng đầu cho biết, bệnh dày sừng nang lông hoàn toàn có thể chữa được. Việc điều trị có thể là mẹo vặt dân gian, dùng thuốc hay thủ thuật laser tùy vào mức độ mắc bệnh khác nhau.
Ngoài ra, hiệu quả của việc điều trị còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Một trong số đó là khoảng thời gian phát hiện và điều trị sớm hay chậm. Điều trị bệnh sớm và đúng cách sẽ có phác đồ điều trị đơn giản hơn và phòng ngừa được các biến chứng có thể xảy ra. Và điều này sẽ ngược lại đối với trường hợp bệnh trở nặng.
Chính vì thế, khi phát hiện bản thân đang mắc bệnh dày sừng nang lông, bạn cần nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán tìm nguyên nhân. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đồng thời, bạn cũng cần kết hợp với chế độ chăm sóc da đúng cách và thực đơn ăn uống đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
Dày sừng nang lông có lây không?
Thêm một vấn đề khác cũng được khá nhiều người bệnh quan tâm và đi tìm lời giải đáp là “dày sừng nang lông có lây không?”. Bác sĩ da liễu cho biết, tuy là bệnh ngoài da nhưng không phải là do vi khuẩn hay vi nấm gây bệnh nên khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác là hoàn toàn không có khả năng. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng dày sừng nang lông là do cấu trúc da bất thường khiến cho các tế bào sừng bị tăng sinh quá mức và gây ra tình trạng bí tắt tạo nên những mụn nhỏ. Do đó, bạn hoàn toàn an tâm khi tiếp xúc với mọi người xung quanh mà không quá lo lắng đến việc lây bệnh cho họ.
Một số trường hợp khác, bạn cũng có thể mắc bệnh dày sừng nang lông do yếu tố di truyền. Những người thân trong gia đình có tiền sử mắc phải căn bệnh này thì đa số các thế hệ sau sẽ bị di truyền và mắc bệnh là điều không thể tránh khỏi. Bệnh có thể kéo dài trong nhiều năm, nhưng đến độ tuổi 30 bệnh có thể tự giảm và tự hết hoàn toàn.
Các biện pháp điều trị dày sừng nang lông hiệu quả
Là một căn bệnh ngoài da không gây nguy hiểm đến tính mạng, song bạn cần hết sức lưu ý đến tình trạng sức khỏe cũng như tiến hành điều trị bệnh dày sừng nang lông càng sớm càng tốt. Việc điều trị sớm sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm nhanh hơn, phương pháp điều trị đơn giản và tiết kiệm được khoản chi phí. Phần khác, nếu để lâu và không chữa trị bệnh nhanh chóng có thể gây ra những tổn hại nặng nề đến làn da.
Hiện nay có khá nhiều cách chữa dày sừng nang lông khác nhau. Mỗi phương pháp điều trị đều hướng đến mục đích loại bỏ các triệu chứng lâm sàng và phòng ngừa bệnh tái phát. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh dày sừng nang lông theo từng cấp độ bệnh đang được nhiều người bệnh quan tâm:
1. Phương pháp chữa dày sừng nang lông ở mức độ nhẹ, vừa mới khởi phát
Áp dụng mẹo vặt dân gian trị dày sừng nang lông là một trong những phác đồ điều trị hoàn hảo cho các trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ hoặc vừa mới khởi phát. Phương pháp này chủ yếu sử dụng các thảo dược thiên nhiên lành tính nên tương đối an toàn và ít gây tác dụng phụ. Đặc biệt hơn, các đối tượng có làn da nhạy cảm hoàn toàn có thể áp dụng.
Dưới đây là một số mẹo vặt dân gian hỗ trợ điều trị bệnh được nhiều người biết đến và đã áp dụng thành công:
– Chữa dày sừng nang lông bằng cám gạo:
Chữa dày sừng nang lông bằng cám gạo là một trong những cách điều trị được đánh giá cao về cả mặt an toàn và hiệu quả. Đặc biệt, các đối tượng có làn da nhạy cảm hoàn toàn có thể sử dụng.
Một số tài liệu có ghi nhận, trong cám gạo có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng trong việc khắc phục các triệu chứng lâm sàng của bệnh dày sừng nang lông. Điển hình là biotin, niacin, vitamin nhóm B, vitamin E,… Bên cạnh đó, những dưỡng chất này có có tác dụng chống lão hóa da, làm sạch nhờn, bụi bẩn trên da và đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào mới.
Công thức trị dày sừng nang lông bằng cám gạo cụ thể như sau:
- Cho khoảng 1 – 2 thìa bột cám gạo nguyên chất vào trong chén;
- Thêm một lượng nước vừa đủ, trộn đều để tạo thành hỗn hợp sền sệt;
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương do bị dày sừng nang lông và dùng khăn bông lau khô nước;
- Thoa hỗn hợp đều lên bề mặt da và để yên khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại với nước mát;
- Kiên trì thực hiện đều đặn 3 lần mỗi tuần sẽ thấy rõ hiệu quả.
Ngoài việc sử dụng độc vị, bạn cũng có thể kết hợp cám gạo cùng với một số nguyên liệu khác để gia tăng công dụng, như: mật ong, nước cốt chanh, sữa tươi, sữa chua, tinh bột nghệ,… Đây đều là những nguyên liệu luôn được đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề ngoài da.
– Giảm triệu chứng dày sừng nang lông bằng dầu dừa:
Dầu dừa là nguyên liệu vừa có tác dụng làm đẹp vừa giúp hỗ trợ cải thiện các bệnh lý ngoài da, trong đó có cả bệnh dày sừng nang lông. Với bản chất kháng khuẩn, chống viêm nhiễm, dầu dừa có khả năng ức chế và loại bỏ các tác nhân gây hại. Không những vậy, một số dưỡng chất khác có trong nguyên liệu này còn có tác dụng dưỡng ẩm cho da, giúp da luôn ở trong trạng thái mềm mịn và chắc khỏe.
Để khắc phục các triệu chứng của bệnh dày sừng nang lông bằng dầu dừa, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Làm sạch vùng da bị tổn thương bằng nước ấm và lau khô bằng khăn bông;
- Lấy một lượng dầu dừa vừa đủ để thoa đều lên bề mặt da, kết hợp với việc massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thẩm thấu nhanh vào bên trong khoảng 2 – 3 phút;
- Để yên thêm chừng 15 phút rồi rửa lại với nước mát;
- Áp dụng mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
– Dùng mướp đắng trị dày sừng nang lông tại nhà:
Thêm một cách trị dày sừng nang lông khác cũng được khá nhiều người quan tâm là dùng lá mướp đắng. Trong loại thảo dược này có chứa lượng lớn thành phần hoạt chất có tác dụng ức chế và loại bỏ các tác nhân gây ra tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông. Đồng thời, cung cấp cho da những dưỡng chất thiết yếu nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi da.
Chữa dày sừng nang lông bằng mướp đắng được thực hiện theo công thức sau:
- Đem chừng 100g lá mướp đắng tươi rửa sạch với nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo nước
- Cho hết phần lá đã được làm sạch vào trong cối và tiến hành giã nát;
- Sau khi làm sạch vùng da bị tổn thương thì đắp hết lá mướp đắng và để yên khoảng 20 phút;
- Sau cùng là gạt bỏ phần bã và vệ sinh lại bằng nước mát;
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày khoảng 2 – 3 lần để thấy sự khác biệt trước và sau khi áp dụng.
2. Phương pháp chữa dày sừng nang lông ở mức độ nặng
Đối với các trường hợp bệnh dày sừng nang lông đã chuyển sang giai đoạn trung bình thì có lẽ bài thuốc dân gian không còn phù hợp. Lúc này, bạn có thể tìm đến một giải pháp khác là sử dụng thuốc Tây y ở dạng bôi hoặc uống. Thông thường, bác sĩ chuyên khoa có thể kê cho bạn một số loại thuốc sau:
- Thuốc chứa kẽm: Loại thuốc này được sử dụng với mục đích là tiêu sừng, làm mềm da, chống kích ứng da và phòng ngừa viêm nhiễm. Bên cạnh đó, thuốc chứa kẽm còn có tác dụng cải thiện khả năng tổng hợp collagen của da;
- Thuốc kháng viêm: Một số loại thuốc kháng viêm thường được chỉ định để điều trị dày sừng nang lông là thuốc dạng kem bôi ngoài da có chứa acid salicylic, corticoid liều nhẹ;
- Kem dưỡng ẩm: Là sản phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng da sần sùi, bong tróc, cung cấp độ ẩm cho da. Đồng thời, tăng độ đàn hồi và ngăn chặn quá trình hình thành viêm nhiễm;
- Kem bôi giúp loại bỏ tế bào da chết: Nhóm thuốc này có tác dụng loại bỏ các tế bào da chết, da bị bong tróc và đồng thời làm mềm da, giữ ẩm da. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định như các sản phẩm có chứa: acid lactic, acid salicylic, alpha hydroxy acid,… Tuy nhiên, loại thuốc bôi này chỉ được yêu cầu sử dụng trong khoảng thời gian ngắn để phòng ngừa các tác dụng phụ có thể xảy ra;
- Kem bôi ngăn ngừa nút tắc nang lông: Nhóm thuốc này có tác dụng thúc đẩy quá trình thay đổi tế bào da và ngăn ngừa nút tắc nang lông. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được yêu cầu sử dụng điều trị trong khoảng thời gian ngắn. Thuốc được chỉ định trị dày sừng nang lông thường có chứa thành phần hoạt chất tretinoin, tazarotene,…
Ngoài ra, bạn còn có thể được chỉ định dùng thêm vitamin A ở dạng uống hoặc dạng bôi ngoài. Đây là sản phẩm có tác dụng chống lão hóa da, kích thích cơ thể sản sinh collagen làm tăng đàn hồi và cải thiện cấu trúc da. Từ đó giúp nhanh chóng chữa lành những tổn thương.
Trong lộ trình điều trị bệnh dày sừng nang lông bằng thuốc Tây y, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc sử dụng thuốc thông qua dùng đúng thuốc, dùng đủ liều lượng, dùng đúng cách. Việc tuân thủ sẽ giúp bạn phòng tránh một số tác dụng phụ có thể xảy ra. Bên cạnh đó, tuyệt đối không tự ý phối hợp nhiều loại thuốc cùng lúc khi chưa có sự đồng ý. Nếu thực sự cần thiết, bạn nên trao đổi thông tin này với bác sĩ chuyển khoa.
Trong trường hợp việc điều trị bệnh dày sừng nang lông bằng thuốc uống hay thuốc bôi không mang lại kết quả thì bạn nên tìm đến thủ thuật sử dụng laser và ánh sáng. Thủ thuật này có tác dụng làm giảm tình trạng sưng đỏ, loại bỏ lớp da sẫm màu và những vết sần gây mất thẩm mỹ. Hơn thế nữa, phương pháp này còn giúp khắc phục các triệu chứng khác ngoài da.
Trên thực tế, phương pháp điều trị laser và ánh sáng thường mang lại kết quả nhanh chóng, không nhất thiết phải nằm viện. Sau ca điều trị, bạn chỉ cần chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống và chăm sóc da kỹ lưỡng để thúc đẩy quá trình tái tạo da mới. Song song, để có được kết quả tốt nhất, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín, có trang bị đầy đủ hệ thống máy móc hỗ trợ cho việc điều trị. Đồng thời, trao đổi chi tiết với bác sĩ chuyên khoa để biết rõ hơn thông tin của việc điều trị này.
Dù bệnh tình ở mức độ nặng hay nhẹ, nghiêm trọng hay không nghiêm trọng hoặc áp dụng điều trị bằng mẹo vặt dân gian, thuốc đặc trị hay thủ thuật laser ánh sáng thì cũng cần chú trọng đến chế độ ăn uống và cách chăm sóc da phù hợp. Bởi đây đều là những yếu tố tác động không hề nhỏ đến kết quả khôi phục bệnh tình. Một số lời khuyên từ chuyên gia dành cho các đối tượng bị dày sừng nang lông:
- Luôn giữ cho cơ thể ở trạng thái sạch sẽ thông qua việc tắm rửa hay vệ sinh cá nhân mỗi ngày tối thiểu 1 lần. Tốt nhất, bạn chỉ nên tắm rửa bằng nước ấm hoặc nước mát, tuyệt đối không tắm nước nóng. Bởi tắm rửa bằng nước quá nóng có thể khiến da bị khô ráp, dễ bị kích ứng, vùng da bị tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Thậm chí, nước nóng có thể gây bỏng da;
- Có thể sử dụng sữa tắm chuyên dụng dành cho người bị dày sừng nang lông để hỗ trợ điều trị. Bạn nên dùng các sản phẩm được chiết xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên, chứa ít chất tẩy rửa mạnh;
- Tuyệt đối không được sử dụng xà phòng có chứa chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng da bị dày sừng nang lông;
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và được làm từ chất liệu cotton hút ẩm. Hạn chế việc mặc các trang phục bó sát cơ thể khiến mồ hôi không thể thoát ra ngoài, cơ thể bí bách, kém linh hoạt;
- Hạn chế hành vi gãi hay kì cọ mạnh trực tiếp lên vùng da bị tổn thương do dày sừng nang lông gây ra. Mặc dù gãi sẽ giúp làm giảm cơn ngứa tức thời nhưng với cường độ mạnh có thể khiến da bị trầy xước và tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, vi nấm gây hại;
- Nếu tính chất công việc buộc phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, chất tẩy rửa hay nguồn nước bẩn, bạn nên tự trang bị một số vật dụng cá nhân để che chắn như áo bảo hộ, quần dài, găng tay cao su,…;
- Che chắn vùng da bị dày sừng nang lông bằng các vật dụng cá nhân như áo khoác, quần dài, bao tay, tất chân,… khi đi ra ngoài, nhất là những ngày trời giá rét;
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho da như rau xanh, củ quả, trái cây tươi, sữa chua,… Đồng thời, nên uống đủ lượng nước để phòng tránh tình trạng da bị khô, thiếu nước;
- Loại bỏ những thói quen xấu tác động tiêu cực đến việc điều trị bệnh như: hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, vệ sinh kém, ăn nhiều thực phẩm chứa lượng dầu mỡ lớn, thực phẩm cay nóng,…;
- Xây dựng môi trường sống lành mạnh thông qua việc dọn dẹp không gian sống mỗi ngày. Nếu cần thiết, bạn có thể sử dụng tinh dầu thơm để tạo sự sảng khoái và giảm bớt sự căng thẳng.
Dày sừng nang lông khi nào cần gặp bác sĩ da liễu?
Người bệnh cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra da, soi da tìm nguyên nhân nếu không có dấu hiệu thuyên giảm sau khoảng thời gian điều trị. Hoặc tìm gặp chuyên gia nếu cơ thể xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng bất thường không rõ nguyên do. Đặc biệt là trường hợp ngay tại vị trí bị tổn thương xuất hiện những cơn đau khó chịu hoặc có dấu hiệu bị nhiễm trùng.
Ở một số trường hợp khác, triệu chứng của bệnh dày sừng nang lông gần giống như các tổn thương của bệnh tổn thương da. Để biết chính xác tình trạng đang gặp phải, bác sĩ có thể chỉ định làm một số xét nghiệm để kiểm tra. Hơn thế nữa, việc soi da còn giúp bác sĩ phát hiện sớm các biểu hiện bất thường hay biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp bạn đọc có câu trả lời cho thắc mắc dày sừng nang lông có chữa khỏi không. Việc nắm rõ những thông tin sẽ giúp người bệnh chính xác những điều cần làm để loại bỏ các triệu chứng lâm sàng và phòng ngừa tái phát trong tương lai. Đồng thời, chủ động thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh da liễu uy tín để được chẩn đoán tìm căn nguyên và có phác đồ điều trị tích cực.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
Có thể bạn đọc chưa biết: 10 cách chữa dày sừng nang lông tại nhà đơn giản
Ngày Cập nhật 14/09/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!