Bệnh trĩ điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật?

Theo thống kê của Bộ Y tế, số lượng người mắc bệnh trĩ chiếm đến 50% trên tổng số các bệnh lý khác và hiện nay con số này không ngừng gia tăng. Các đối tượng mắc bệnh thường mang một tâm lý chung là luôn cảm thấy lo lắng và khó chịu. Để cải thiện bệnh trĩ, người mắc bệnh cần nhanh chóng tiến hành điều trị để tránh gặp phải các biến chứng không mong muốn. Tuy nhiên, điều trị bệnh trĩ bằng thuốc hay phẫu thuật, cái nào an toàn và hiệu quả hơn?

Nên điều trị bệnh trĩ bằng thuốc hay bằng phương pháp phẫu thuật?
Nên điều trị bệnh trĩ bằng thuốc hay bằng phương pháp phẫu thuật?

Khi nào cần điều trị bệnh trĩ?

Bệnh trĩ là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay và được dân gian gọi với tên gọi khác là bệnh lòi dom. Bệnh trĩ xuất hiện do sự co giãn quá mức của các tĩnh mạch trĩ ở vùng hậu môn và trực tràng. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh thường có các triệu chứng đau rát, khó chịu, ngứa ngáy và có thể chảy máu ở những trường hợp bệnh chuyển biến nặng.

Bệnh trĩ không phải là một bệnh lý nan y hay bệnh lý đe dọa đến tính mạng của con người, nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên viêm, sưng, xuất huyết hậu môn hoặc người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng ảnh hưởng không hề nhỏ đến tính mạng con người. Đôi khi dấu hiệu của bệnh trĩ thường biểu hiện không quá rõ ràng ở những giai đoạn đầu và chỉ được người bệnh phát hiện khi bệnh trở nặng.

Có những lúc, vì sự ung dung, thư thả của người bệnh cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh tình chuyển hướng nặng. Họ chỉ đi khám và điều trị bệnh trĩ khi thật sự cần thiết hoặc bệnh đã chuyển hướng nặng. Chính vì đó mà số lượng người mắc bệnh trĩ tại Việt Nam ngày càng cao.

Tốt nhất, bạn nên tìm đến bác sĩ khi có dấu hiệu của bệnh trĩ hoặc nghi ngờ bản thân đang mắc bệnh trĩ dù không thể nhận biết chính xác bệnh lý đang mắc phải. Chẳng hạn như các triệu chứng sau:

  • Đại tiện ra máu chảy từng giọt hoặc bắn thành tia;
  • Vùng hậu môn và trực tràng đau rát, khó chịu;
  • Sa búi trĩ ra ngoài hậu môn.

Người bệnh nên nhớ rằng, nên chữa bệnh khi bệnh còn nhẹ và ở giai đoạn đầu. Khi đó, việc điều trị trở nên dễ dàng hơn và chi phí điều trị không tốn quá nhiều chi phí.

Tiến hành thăm khám để biết chính xác mức độ bệnh trĩ đang mắc phải, từ đó đưa ra quyết định điều trị bệnh trĩ bằng thuốc hay phẫu thuật cắt búi trĩ
Tiến hành thăm khám để biết chính xác mức độ bệnh đang mắc phải, từ đó đưa ra quyết định điều trị bệnh trĩ bằng thuốc hay phẫu thuật cắt búi trĩ

Bệnh trĩ nên điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật?

Dù là bệnh trĩ nội hay bệnh trĩ ngoại thường diễn ra ra theo 4 cấp độ và mỗi cấp độ sẽ có những biểu hiện riêng. Cấp độ càng cao đồng nghĩa với việc bệnh tình càng trở nặng, cụ thể như:

  • Cấp độ 1: Đại tiện rát, xuất hiện một ít máu theo phân ra ngoài hay dính trên tờ giấy vệ sinh. Lúc này, người bệnh chưa thật sự biết chính xác bản thân đang mắc bệnh trĩ và tưởng chừng đây là dấu hiệu của một bệnh lý khác;
  • Cấp độ 2: Búi trĩ lớn dần, có thể sa trĩ khi đi đại tiện nhưng vẫn chưa hoàn toàn sa ra ngoài và vẫn có thể co lại;
  • Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra khỏi hậu môn, người bệnh có thể dùng tay đê đẩy vào lỗ hậu môn;
  • Cấp độ 4: Búi trĩ sa ra hoàn toàn bên ngoài hậu môn, kèm theo đó là những cơn đau rát khó chịu. Nghiêm trọng hơn có thể kéo theo những biến chứng bất thường.

Việc quyết định điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp nào còn tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh và mức độ bệnh lý.

Điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật cắt búi trĩ

Để điều trị dứt điểm bệnh trĩ, tránh trường hợp đau rát kéo dài, người bệnh nên loại bỏ hoàn toàn búi trĩ ra khỏi vùng hậu môn và trực tràng bằng các thủ thuật hoặc phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. 

Hiện nay, phương pháp chữa bệnh trĩ bằng thủ thuật hiện khá phổ biến như: thắt vòng cao su, chích xơ cứng mạch, quang đông hồng ngoại,… Những thủ thuật này giúp giảm khả năng lưu thông máu đến búi trĩ, cải thiện triệt để các cơn đau, giảm thiểu tối đa sự tái phát búi trĩ. 

  • Thắt vòng cao su: Búi trĩ sẽ bị cột lại bằng một cao su nhỏ và sẽ hoại tử sau một vài ngày. Phương pháp thắt vòng cao su chỉ áp dụng cho các đối tượng mắc bệnh trĩ ở cấp độ 2 và 3, đối tượng sử dụng thuốc điều trị nhưng không hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này không thể tránh khỏi những trường hợp bị nhiễm trùng, xuất huyết;
  • Chích xơ búi trĩ: Tiêm xơ búi trĩ là phương pháp sử dụng thuốc để tiêm trực tiếp vào búi trĩ, gây ngưng sự lưu thông máu đến tĩnh mạch và khiến búi trĩ tự teo rụng dần. Thủ thuật này nếu không được thực hiện đúng cách có thể gây nên một số biến chứng đe dọa đến tính mạng của người bệnh;
  • Quang đông hồng ngoại: Sử dụng sức nóng của tia hồng ngoại để làm cho búi trĩ teo lại dần, giảm khả năng lưu thông máu đến búi trĩ. Thủ thuật này chỉ áp dụng cho các đối tượng ở mức độ nhẹ (cấp độ 1 và cấp độ 2) và buộc người bệnh phải tái khám nhiều lần.

Ưu điểm: Thủ thuật nhanh chóng, ít đau đớn, khắc phục tất cả triệu chứng bệnh.

Nhược điểm: Thủ thuật nếu không thực hiện đúng có rủi ro cao xảy ra viêm nhiễm, hoại tử, chảy máu, phá vỡ cấu trúc hậu môn. Giải pháp này có thể khiến bệnh tái phát bất cứ lúc nào. Vì vậy người bệnh nên thường xuyên thăm khám.

Người bệnh lưu ý, các phương pháp thủ thuật trên chỉ áp dụng cho các đối tượng mắc ở bệnh trĩ ở giai đoạn đầu, khi bệnh tình chưa trở nặng. Các thủ thuật trên chỉ được thực hiện bởi các chuyên gia, bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao.

Khắc phục bệnh trĩ bằng các phương pháp phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ túi trĩ chỉ được chỉ định điều trị cho các trường hợp trĩ nội ở mức độ 3 trở lên hay những trường hợp điều trị bằng thuốc nhưng không có tác dụng. Và đây cũng chính là biện pháp điều trị cuối cùng cho các đối tượng mắc bệnh trĩ.

Với nền y học ngày càng phát triển, các phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ ngày càng nhiều, giúp người bệnh giảm thiểu tối đa các biến chứng của bệnh trĩ, giảm sự đau đớn và khó chịu, như:

  • Phẫu thuật Longo: Đây là một sự lựa chọn của nhiều người bệnh trĩ, dù chi phí của chúng không hề thấp. Phẫu thuật Longo giúp triệt để các mạch của búi trĩ, đồng thời khâu niêm mạc kéo lên tạo hình phía ngoài.
  • Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc da: Cắt khoanh lớp niêm mạc và lớp dưới niêm mạc ở hậu môn, nơi có các búi trĩ tĩnh mạch. Sau đó, tiến hành khâu lớp da ở hậu môn và thực hiện một số thủ thuật sát trùng;
  • Phẫu thuật cắt từng búi trĩ bằng Laser: Phương pháp chủ yếu dùng chùm tia laser để can thiệp vào búi trĩ và không nhất thiết phải sử dụng đến dao mổ;
  • Phẫu thuật bằng phương pháp PPH: Phương pháp mổ không dùng dao mổ, và người bệnh có thể xuất hiện ngay mà không cần phải tốn thời gian vài ngày để nhập viện. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại và bệnh trĩ hỗn hợp.

Ưu điểm: Cắt hoàn toàn búi trĩ, giúp người bệnh ổn định sức khỏe nhanh chóng.

Nhược điểm: Nhiều cách phẫu thuật gây đau đớn cho người bệnh, chi phí cắt trĩ khá cao, cơ thể dễ gặp mệt mỏi trong quá trình điều trị, nhiều biến chứng khó lường ảnh hưởng đến cơ thể. Ngoài ra bệnh có thể tái phát trong khoảng thời gian ngắn.

Và còn rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ khác. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt bỏ túi trĩ không hẳn là phương pháp tối ưu nhất, mà phương pháp này chỉ giải quyết một mắt xích trong tổng thể phác đồ điều trị. Sau khi cắt bỏ túi trĩ, bệnh trĩ có thể tái phát trở lại một ào thời điểm nào đó.

Ngoài ra, để giảm thiểu các biến chứng của bệnh trĩ gây ra, bạn nên lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh uy tín.

Phẫu thuật cắt búi trĩ là biện pháp cuối cùng để cải thiện bệnh cho các đối tượng sử dụng thuốc nhưng không đạt kết quả
Phẫu thuật cắt búi trĩ là biện pháp cuối cùng để cải thiện bệnh cho các đối tượng sử dụng thuốc nhưng không đạt kết quả

Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc 

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều sản phẩm thuốc điều trị bệnh trĩ bao gồm các nhóm thuốc tăng cường tĩnh mạch, thuốc nhuận tràng, thuốc kháng sinh giảm đau, thuốc co mạch,… Những loại thuốc này được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như: dạng thuốc uống, thuốc đặt hậu môn, thuốc bôi ngoài da, cụ thể như:

  • Thuốc bôi: Titanoreine, HemorrhoSTOP, Proctolog, Preparation H, Rectostop, Hemopropin,…
  • Thuốc uống: BoniVein, Daflon 500mg, Agiosmin,…
  • Thuốc đạn: Proctolog,…
  • Thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm: Aspirin, Ibuprofen, Acetaminophen,…
  • Thuốc giảm ngứa: Coriticoid,…

Tuy nhiên, không phải mọi đối tượng mắc bệnh trĩ nào cũng được bác sĩ chỉ định điều trị bằng các loại thuốc trên. Các đối tượng mắc bệnh trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp hay trĩ nội ở mức độ 2 trở xuống thường được chỉ định điều trị bằng thuốc, không nhất thiết phải tiến hành điều trị phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.

Lưu ý, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của giới chuyên môn. Ngoài ra, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thêm những công dụng khác của từng loại sản phẩm.

Điều trị bệnh trĩ bằng các loại thuốc uống, thuốc bôi hay thuốc đạn được nhiều người bệnh lựa chọn để cải thiện bệnh lý
Điều trị bệnh trĩ bằng các loại thuốc uống, thuốc bôi hay thuốc đạn được nhiều người bệnh lựa chọn để cải thiện bệnh lý

Ưu điểm: Thuốc tân dược nhanh chóng giảm đau, khó chịu trong vài liều thuốc đầu tiên.

Nhược điểm: Không giải quyết dứt điểm triệu chứng bệnh. Trong quá trình điều trị có nhiều tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, kháng thuốc.

Các đối tượng mắc bệnh trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp hay trĩ nội ở mức độ 2 trở xuống thường được chỉ định điều trị bằng thuốc, không nhất thiết phải tiến hành điều trị phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.

Lưu ý, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của giới chuyên môn. Ngoài ra, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thêm những công dụng khác của từng loại sản phẩm.

Tóm lại, điều trị bệnh trĩ bằng thuốc hay phẫu thuật còn phụ thuộc vào cơ địa và mức độ bệnh lý của từng đối tượng. Mỗi phương pháp điều trị đều có ưu và nhược điểm riêng của chúng. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến từ vấn từ bác sĩ để có hướng điều trị chính xác nhất, ngăn chặn kịp thời sự phát triển của bệnh.

Ngày Cập nhật 06/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *