Độ Tuổi Nào Chích Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Là Tốt Nhất?
Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh nguy hiểm, có khả năng gây tử vong cao. Tính đến thời điểm hiện nay, số lượng chị em phụ nữ tử vong căn bệnh này đang ở mức báo động, cứ 4 phút trôi qua là có 1 người phụ nữ qua đời vì bệnh ung thư cổ tử cung. Do đó, để phòng ngừa bệnh khởi phát, chuyên gia luôn khuyến cáo chị em phụ nữ nên tiêm phòng vắc xin HPV. Vậy độ tuổi nào chích ngừa ung thư cổ tử cung là tốt nhất? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài chia sẻ dưới đây.
Vài nét về vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm ở chị em phụ nữ. Tỷ lệ phụ nữ mắc phải căn bệnh này trên thế giới đang ở mức đáng báo động chỉ đứng sau ung thư vú. Căn bệnh ung thư cổ tử cung không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng thể chất mà còn làm ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản. Nghiêm trọng hơn, nhiều người còn đối diện với cả trường hợp xấu nhất là tử vong.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư cổ tử cung là virus HPV (Human Papillomavirus). Đây là loại virus lây qua nhiều đường khác nhau như tiếp xúc qua da, qua bộ phận sinh dục, qua đường miệng hoặc hậu môn thông qua hành vi giao hợp. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp bị nhiễm virus HPV là đều mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Bởi loại virus này chia thành nhiều tuýp nhỏ khác nhau. Virus HPV tuýp 16 và 18 mới có khả năng gây bệnh.
Theo sự ghi nhận từ phía chuyên môn y tế, hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh ung thư cổ tử cung nên việc điều trị bệnh hết sức phức tạp và tốn kém. Do đó, việc tiêm phòng vắc ung thư cổ tử cung là điều rất cần thiết. Đây là một trong những biện pháp phòng bệnh được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn. Khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh có thể lên tới 70%.
Lưu hành rộng rãi trên thị trường Việt Nam hiện nay là 2 loại vắc xin ung thư cổ tử chính. Đó là vắc xin Cervarix và vắc xin Gardasil. Mỗi loại vắc xin đều tương ứng với đối tượng sử dụng, lịch tiêm và giá cả khác nhau. Nhưng chúng đều có khả năng phòng bệnh ung thư cổ tử cung. Riêng vắc xin Gardasil, ngoài công dụng chính là phòng căn bệnh này, nó còn có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh lý liên quan đến sinh dục do HPV gây ra như: ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung tại chỗ,…
Độ tuổi nào chích ngừa ung thư cổ tử cung tốt nhất?
Độ tuổi chích ngừa vắc xin ung thư cổ tử cung tốt nhất là chị em phụ nữ trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, trước lần quan hệ tình dục đầu tiên để phòng bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo, việc tiêm ngừa càng sớm sẽ giúp gia tăng khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Theo ước tính, kể từ thời gian mũi tiêm cuối cùng, công dụng của vắc xin có thể lên tới 30 năm.
Đối với phụ nữ đã từng quan hệ tình dục, đã lập gia đình vẫn có thể tiêm phòng vắc xin HPV. Tuy nhiên, trước khi tiêm phòng, các đối tượng này cần thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để đảm bảo sự an toàn.
Ngoài ra, các đối tượng khác đã từng bị nhiễm virus HPV cũng có thể tiêm phòng vắc xin ung thư cổ tử cung. Bởi một số loại vắc xin không chỉ có khả năng kháng lại virus HPV tuýp 16 và 18 gây bệnh ung thư cổ tử cung mà còn chống lại một số virus HPV thuốc tuýp khác xâm nhập vào cơ thể. Vì thế, dù đã từng bị nhiễm virus HPV thì việc tiêm phòng cũng mang lại hiệu quả trong việc phòng bệnh. Tuy nhiên, trước hết, bạn cần làm một số xét nghiệm của bác sĩ nhận định chính xác tuýp virus HPV bạn đang mắc phải nhằm đảm bảo việc tiêm phòng không bị dư thừa.
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều đối tượng khác không được khuyến cáo tiêm vắc xin HPV phòng ung thư cổ tử. Do đó, nếu bạn thuộc một trong những trường hợp dưới đây nhưng có nhu cầu tiêm vắc xin thì tốt nhất nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để có những giải pháp tốt nhất:
- Bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc tiêm;
- Người mắc bệnh rối loạn đông máu, loãng máu, giảm tiểu cầu hoặc đang trong quá trình sử dụng thuốc đông máu;
- Người bị sốt cao hay đang mắc bệnh liên quan đến nhiễm trùng. Việc tiêm phòng có thể được thực hiện sau khi điều trị dứt điểm;
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú chỉ được tiêm phòng khi đã qua giai đoạn này;
- Trước khi chích ngừa vắc xin ung thư cổ tử cung, bạn cần làm một số xét nghiệm cần thiết để bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe hiện tại.
Trên 26 tuổi có tiêm phòng vắc xin HPV ung thư cổ tử cung được không?
Như vừa được đề cập, phụ nữ trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi được Bộ Y tế nước ta khuyến cáo nên tiêm vắc xin HPV để phòng bệnh. Song, ở một số nước trên thế giới hiện nay vẫn tiêm ngừa loại vắc xin này cho phụ nữ trên 26 tuổi. Nhưng các đối tượng này cần đảm bảo tiêu chí chưa bị nhiễm HPV (test HPV âm tính). Tuy nhiên, hiệu quả phòng bệnh ở trường hợp này không cao bằng độ tuổi được khuyến cáo.
Chính vì vậy, nếu bạn đã trên 26 tuổi nhưng có nhu cầu tiêm phòng vắc xin HPV ung thư cổ tử cung thì có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ. Bên cạnh đó, dù tiêm phòng hay không thì việc khám phụ khoa, làm xét nghiệm và tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung cũng rất cần thiết với sức khỏe tổng thể và khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.
Việc tiêm phòng vắc xin HPV giúp chị em vơi bớt được phần nào nỗi lo bệnh ung thư cổ tử cung, nhất là các đối tượng từ 9 – 26 tuổi. Tiêm đủ liều lượng và đúng lịch trình sẽ mang lại trên dưới 70% công dụng phòng bệnh. Tiêm phòng HPV không mang tính chất bắt buộc nhưng khuyến cáo chị em phụ nữ nên tiêm ngừa. Bởi lợi ích của việc làm này không chỉ bảo vệ bạn ngày hôm nay mà còn bảo vệ bạn của ngày mai.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
Thông tin hữu ích cho bạn đọc:
Ngày Cập nhật 31/05/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!