Đông Trùng Hạ Thảo Bị Mốc Có Dùng Được Không Và Cách Xử Lý
Đông trùng hạ thảo bị mốc có thể sử dụng được nữa hay không, bỏ đi thì tiếc vì số tiền bỏ ra mua đông trùng đâu phải là ít mà sử dụng thì lại sợ nguy hiểm cho sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc biết có nên dùng đông trùng hạ thảo mốc hay không và cách nhận biết và xử lý khi đông trùng mốc để tránh lãng phí.
Những dấu hiệu nhận biết đông trùng hạ thảo bị mốc
Nhiều khi chủ quan nên người dùng thường không để ý xem đông trùng có bị mốc hay không đặc biệt là đông trùng khô sẽ rất khó để nhận biết. Dưới đây là một số dấu hiệu để nhận biết đông trùng hạ thảo bị mốc.
- Đông trùng hạ thảo tươi bị mốc: Đông trùng tươi mới được thu hái nếu không sơ chế và bảo quản cẩn thận rất dễ bị lên mốc trắng, có mùi ẩm mốc khó chịu. Nếu bị dính nước có thể phần ngọn nấm sẽ bị đen và thối nhũn. Thông thường với đông trùng hạ thảo tươi được bảo quản trong điều kiện tiêu chuẩn có thể để được 1 tháng, dưới tác động xấu của môi trường thì nấm mốc không thể tránh khỏi.
- Đông trùng hạ thảo khô bị mốc: Với đông trùng khô có thể bị lên mốc trắng hoặc mốc đen, khi thấy đông trùng bị xỉn màu, có xuất hiện nhiều đốm đen trên thân nấm thì chắc chắn nấm đã bị mốc. Nếu ngửi bằng mũi thường có thể cảm nhận được mùi ẩm mốc bốc ra.
Đông trùng khô bị mốc khó phát hiện hơn đông trùng tươi, một phần do mốc khô không phát triển mạnh trên bề mặt, một phần khác vì tâm lý chủ quan đồ khô khó có thể bị mốc. Vì thế nên không nhiều người quan tâm đến chỉ khi đông trùng đã bị mốc đen đổi màu mới tá hỏa lên tìm hiểu đông trùng hạ thảo bị mốc có dùng được không và có nguy hiểm không.
Giải đáp thắc mắc đọc đông trùng hạ thảo bị mốc có dùng được không?
Các vị thuốc khi bị mốc sẽ mất đi thành phần dược tính cũng như công dụng vốn có và có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Đặc biệt là với đông trùng bị mốc sẽ tạo điều kiện cho các loài sinh vật chân hạch này tấn công, sống ký sinh trên giá thể và thân nấm hút hết dưỡng chất tốt. Sau khi bị phân hủy đông trùng mất đi dược tính và không còn tác dụng với sức khỏe.
Vì vậy khi đông trùng đã bị mốc và hư hại quá nặng thì tốt nhất là chúng ta nên bỏ đi. Vì nấm mốc ký sinh có độc tính mạnh không những không điều trị được bệnh mà còn có thể phát sinh những biến chứng nguy hiểm cho người sử dụng.
Trường hợp đông trùng hạ thảo bị mốc nhẹ có thể xử lý bằng cách rửa nước muối hoặc rượu sau đó phơi khô rồi bảo quản lại.
Phòng hơn chữa, dù sao khi bị nấm mốc tấn công đông trùng cũng vẫn bị mất đi một phần dưỡng chất. Tốt nhất người dùng nên bảo quản kỹ và thường xuyên kiểm tra chất lượng đông trùng, trường hợp bị mốc quá nhiều thì không nên tiếc rẻ mà sử dụng. Rất nhiều trường hợp vô tình hoặc cố tình sử dụng đông trùng hạ thảo bị mốc đã bị ngộ độc, suy tim, khó thở và nhiều biến chứng khác.
Cách xử lý đông trùng hạ thảo bị mốc đúng cách
Tùy vào mức độ nhiễm đông trùng hạ thảo bị mốc trắng hay mốc đen mà đưa ra phương án xử lý tốt nhất. Khuyến cáo từ những người có chuyên môn chỉ nên xử lý và sử dụng lại đông trùng bị mốc dưới 5%. Trên 5% tốt nhất nên bỏ đi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Công đoạn trước khi xử lý nấm mốc là nên lọc bỏ những cá thể bị mốc nặng, tránh lây lan sang các cá thể khác. Sau đó có thể áp dụng cách xử lý đông trùng hạ thảo bị mốc bằng nước muối loãng như sau:
- Bước 1: Sử dụng nước lọc hòa với muối tinh nồng độ 20% – 30% sau đó cho toàn bộ đông trùng vào rửa sơ.
- Bước 2: Trần đông trùng đã rửa sạch qua nước ấm 60 – 67 độ để loại bỏ hoàn toàn nấm bề mặt. Lưu ý không ngâm quá lâu khiến dưỡng chất trong đông trùng hạ thảo thoát ra ngoài.
- Bước 3: Mang đông trùng đi phơi khô hoặc sấy khô giữ lại độ ẩm khoảng 13%.
- Bước 4: Đóng gói, bảo quản bằng túi zip, hút chân không để nơi khô ráo, có thể cho đông trùng vào tủ lạnh, ngâm rượu, ngâm mật ong để bảo tốt hơn.
Nhắc lại một lần nữa là khi tình trạng nấm mốc quá nặng dù có xử lý theo phương pháp trên vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Nước muối loãng và nhiệt độ cao có thể loại bỏ được 95% vi khuẩn ký sinh nhưng không thể đạt được độ an toàn tối đa cho người sử dụng. Để đảm bảo chất lượng đông trùng hạ thảo cũng như an toàn sức khỏe chúng ta nên chú ý bảo quản đúng cách ngay từ đầu và không nên sử dụng đông trùng đã bị mốc nặng.
Hướng dẫn cách bảo quản đông trùng hạ thảo không bị mốc và lưu ý
Dù là đông trùng hạ thảo khô hay tươi thì cũng cần được bảo quản đúng cách để giữa được dưỡng chất. Chuyên trang gợi ý cho bạn đọc một số phương pháp bảo quản đông trùng để hạn chế tình trạng nấm mốc .
Bảo quản đông trùng hạ thảo bằng tủ lạnh
Có thể bảo quản đông trùng hạ thảo trong tủ lạnh đặc biệt là đông trùng tươi. Thực tế điều kiện lạnh chỉ bảo quản được đông trùng tối đa khoảng 2 tuần ở ngăn mát
- Cách thực hiện: Trước khi cho vào tủ lạnh thì nên cho vào túi zip hoặc hút chân không. Nếu không có thể bọc đông trùng qua một lớp giấy báo hút ẩm, cho vào túi buộc kín rồi mới cho vào tủ lạnh.
- Lưu ý: Cần bọc đông trùng kỹ lưỡng, không để vi khuẩn và mùi thức ăn bám vào đông trùng sẽ phá hủy cấu trúc thành phần đông trùng và làm mất đi mùi vị và nên nhớ tuyệt đối không được cho đông trùng lên ngăn đá.
Trường hợp muốn bảo quản đông trùng tươi được lâu hơn bạn cần sử dụng các phương pháp khác.
Bảo quản đông trùng bằng túi hút chân không
Túi chân không giúp loại bỏ hoàn toàn tiếp xúc không khí với đông trùng từ đó mang lại hiệu quả bảo quản tốt hơn. Có thể kết hợp dùng túi chân không với phương pháp bảo quản lạnh, riêng với đông trùng tươi hút chân không bảo quản lạnh có thể để được 1 tháng.
- Cách thực hiện: Dùng túi nilon chân không loại tiêu chuẩn khử khuẩn rồi cho đông trùng vào bên trong. Dùng máy hút hết không khí bên trong ra ngoài sau đó đóng gói và có thể bảo quản ngoài với đông trùng khô hoặc cho vào tủ lạnh (đông trùng tươi bắt buộc bảo quản lạnh nếu muốn để được lâu).
- Tip nhỏ cho bạn: Nên chia đông trùng thành nhiều túi chân không nhỏ vừa đủ liều dùng cho mỗi lần để khi sử dụng không làm ảnh hưởng đến phần còn lại.
Bảo quản đông trùng bằng cách ngâm rượu hoặc mật ong
Nếu không muốn lách cách chia đông trùng hạ thảo vào túi zip, nếu không có tủ lạnh để bảo quản, và nếu không có nhiều thời gian để chế biến thì có thể bảo quản đông trùng bằng cách ngâm với rượu hoặc mật ong nguyên chất. Rượu đông trùng rất được lòng các quý ông và đông trùng ngâm mật ong vị ngọt tự nhiên, tính ấm và có khả năng kháng viêm cao rất thích hợp cho phụ nữ và trẻ nhỏ.
- Cách làm đông trùng ngâm rượu: Sử dụng 100g đông trùng cho 1 lít rượu trắng có nồng độ 40 – 45 độ. Đông trùng rửa sạch bằng nước thường sau đó tráng lại bằng một lượt rượu để loại bỏ tạp chất và đảm bảo độ thơm của rượu. Xếp đông trùng vào bình sau đó đổ rượu lên đậy kín nắp và bảo quản nơi khô ráo. Rượu đông trùng có thể lấy ra sử dụng được sau 1 tháng.
- Cách làm đông trùng hạ thảo ngâm mật ong: Đông trùng rửa sạch để ráo nước sau đó xếp vào bình, đổ mật ong nguyên chất lên theo tỉ lệ 1:3. Đậy kín nắp và bảo quản nơi khô ráo, tránh nắng trực tiếp chiếu vào. Đông trùng ngâm mật ong có thể sử dụng sau 20 – 30 ngày tùy vào đông trùng khô hay tươi.
Một điều cần lưu ý khi ngâm đông trùng là phải sử dụng bình thủy tinh để bảo quản, không được sử dụng bình kim loại. Thành phần trong đông trùng có thể có phản ứng hóa học với kim loại làm mất đi công dụng và tạo các kết tủa có hại cho sức khỏe. Nếu có thể thì hạ thổ bình rượu và mật ong sau khi ngâm sẽ có hương vị thơm ngon hơn.
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng và bảo quản đông trùng
Khi mua đông trùng hạ thảo về sử dụng thường sẽ không dùng hết trong một lần và cũng không dùng liên tục. Vì thế tốt nhất nên chia nhỏ ra để dễ bảo quản và sử dụng. Người dùng có thể áp dụng các phương pháp bảo quản đã được chuyên trang chia sẻ trên.
Ngoài ra khi bảo quản và sử dụng cũng cần lưu ý:
- Bảo quản nơi khô ráo, không để nước bị thấm vào đông trùng. Khi bị thấm nước cần xử lý ngay tránh để lâu ngày tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
- Không để nắng chiếu trực tiếp vào khiến dưỡng chất bị phân hủy.
- Khi chế biến cần đậy nắp kín, không đun quá lâu sẽ làm mất đi dưỡng chất. Khi nấu xong nên sử dụng ngay trong vòng 2 tiếng.
- Tránh xa những nơi có côn trùng, mối mọt, chúng có thể phá hủy lớp bảo quản làm không khí xâm nhập đồng thời phá hoại đông trùng.
- Khi đang bảo quản lạnh mà bỏ ra ngoài cần sử dụng hết trong vòng 10 ngày.
Như vậy qua bài viết này bạn đọc đã biết được đông trùng hạ thảo bị mốc có nên sử dụng nữa hay không. Bên cạnh đó cũng giúp bạn đọc biết được cách bảo quản đông trùng tốt nhất và cách xử lý khi bị mốc. Lưu ý rất lớn cho bạn đọc là không nên tiếc rẻ đông trùng đã bị hư nặng mà làm tổn hại đến sức khỏe lâu dài của bản thân.
Ngày Cập nhật 31/05/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!