Đông Trùng Hạ Thảo Dùng Cho Đối Tượng Nào Và Ai Không Nên Dùng
Đông trùng hạ thảo dùng cho đối tượng nào và đối tượng nào không nên sử dụng? Không phải lúc nào đông trùng hạ thảo cũng tốt, cần sử dụng đúng cách, đúng đối tượng thì mới phát huy được công dụng của nó. Cùng chuyên trang tìm hiểu về cách sử dụng đông trùng phù hợp với từng đối tượng trong bài viết này.
Đông trùng hạ thảo dùng cho đối tượng nào tốt nhất?
Khi tìm hiểu về đông trùng hạ thảo chỉ biết về thành phần và công dụng của nó là chưa đủ. Người dùng cần nắm được nên dùng khi nào, dùng cho đối tượng nào bởi đông trùng chỉ phát huy được tối đa công dụng khi dùng đúng bệnh, đúng lúc và dành cho đúng người.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe khuyến cáo thì đông trùng hạ thảo có thể dùng cho một số đối tượng sau:
- Người ngoài 30 tuổi: Khi bước sang tuổi 30 cơ thể bị lão hóa và có sự suy giảm rõ rệt về thể chất và sức khỏe. Đặc biệt là nữ giới sẽ gặp nhiều khó khăn khi nội tiết tố thay đổi. Ở độ tuổi này có thể sử dụng đông trùng hạ thảo để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, điều hòa nội tiết và làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài ra đông trùng còn cải thiện chức năng sinh lý, khơi dậy ham muốn ở cả nam giới và nữ giới.
- Người cao tuổi: Khi lớn tuổi sức khỏe và nhiều chức năng suy giảm, có thể bị lão hóa có thể sử dụng đông trùng để bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe, cải thiện chức năng hệ thần kinh hỗ trợ điều trị bệnh mất trí. Ngoài ra đông trùng còn giúp người già ăn ngon, ngủ ngon và ngăn ngừa nhiều bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi này.
- Người bị bệnh về phổi và thận: Đông trùng có vị ngọt, tính ấm, tính vị quy kinh vào phế và thận nên rất tốt cho các bệnh nhân có bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp và hệ bài tiết. Thành phần trong đông trùng giúp thanh lọc cơ thể, thải độc gan, phổi, thận đồng thời giúp người bệnh tăng cường sức khỏe và sức đề kháng. Đông trùng được khuyến cáo dùng cho các đối tượng hút thuốc lá nhiều, thường xuyên làm việc trong môi trường khói bụi, độc hại.
- Người bị bệnh tiểu đường: Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng thành phần của đông trùng hỗ trợ giảm lượng đường trong máu nên được khuyến cáo sử dụng cho những bệnh nhân tiểu đường.
- Người đang điều trị bệnh ung thư: Trong đông trùng có chứa nhóm Heaa có tác dụng ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư ở giai đoạn đầu của bệnh. Ở những giai đoạn sau đông trùng làm giảm tác động của quá trình hóa trị và xạ trị đồng thời bồi bổ cơ thể cho bệnh nhân khỏe mạnh hơn, sức đề kháng tốt hơn.
- Người có sức khỏe kém, người mới ốm dậy: Đông trùng có chứa 17 loại acid amin và các khoáng chất, vitamin tốt cho cơ thể nên được sử dụng để bồi bổ sức khỏe cho người già, trẻ em suy dinh dưỡng trên 13 tuổi, người bệnh mới ốm dậy, sau phẫu thuật. Có thể sử dụng trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn bổ dưỡng như hầm cháo, hầm bồ câu, hầm gà ác…
Khi sử dụng đúng đối tượng các dưỡng chất trong đông trùng có thể được hấp thụ hết giúp hỗ trợ điều trị bệnh và bổ sung dưỡng chất cho các cơ quan khác trên cơ thể.
Để đảm bảo an toàn thì đông trùng hạ thảo không dùng cho đối tượng nào?
Không phải ai cũng có thể sử dụng đông trùng dù đây là vị thuốc quý và nhiều công dụng. Một số hoạt chất có trong đông trùng hạ thảo không phù hợp với có thể làm bệnh tình chuyển biến xấu hơn và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dùng.
Một số đối tượng chống chỉ định của đông trùng hạ thảo:
- Người bị bệnh đa xơ cứng hoặc viêm khớp dạng thấp: Với nhóm đối tượng này sử dụng đông trùng hạ thảo làm kích thích gia tăng hoạt động của hệ miễn dịch khiến bệnh tình chuyển biến theo hướng xấu đi.
- Người bị rối loạn đông máu, máu khó đông: Một số hoạt chất trong đông trùng kích thích sản sinh hồng cầu trong máu làm máu càng khó đông và chảy nhiều hơn gây ra thiếu máu cấp tính.
- Trẻ em dưới 5 tuổi và người đang bị sốt cao: Do đông trùng hạ thảo có tính ấm nên không thể sử dụng cho những bệnh thuần ấm như sốt. Cơ thể trẻ em dưới 5 tuổi có tính nóng cao cũng không nên sử dụng. Đông trùng có thể khiến các nhóm đối tượng này bị rối loạn chức năng nhiều bộ phận đặc biệt là hệ tiêu hóa và hệ thần kinh.
- Phụ nữ có bầu và đang cho con bú: Thai nhi và trẻ em đang bú hấp thụ trực tiếp thông qua người mẹ. Khi sử dụng đông trùng với lượng dưỡng chất quá lớn gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé. Các mẹ cần hết sức lưu ý khi sử dụng và cần tham khảo và có sự đồng ý của bác sĩ.
- Người chuẩn bị phẫu thuật: Thành phần đông trùng làm gia tăng lượng hồng cầu trong máu khiến máu khó đông hơn. Vì vậy trước khi thực hiện phẫu thuật người bệnh không nên sử dụng đông trùng để đảm bảo an toàn. Ngoài ra phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc người có vết thương hở cũng không nên sử dụng đông trùng.
- Đối tượng dị ứng với các thành phần có trong đông trùng hạ thảo: Một số người bị dị ứng với nhộng tằm, sâu bọ là giá thể đông trùng hoặc dị ứng với thành phần thì tuyệt đối không nên sử dụng.
Một số nhóm đối tượng có thể sử dụng đông trùng nhưng cần sử dụng đúng cách mới phát huy được công dụng. Ví dụ người bị các bệnh về gan thì không nên sử dụng đông trùng ngâm rượu mà nên chế biến theo các phương pháp khác. Nên tìm hiểu cách sử dụng cho từng đối tượng, từng bệnh để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng
Để có được kết quả tốt nhất khi sử dụng đông trùng hạ thảo ngoài xác định đúng đối tượng sử dụng thì người dùng cũng cần lưu ý.
- Cần sử dụng đông trùng đúng liều lượng, đúng thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
- Không tự ý sử dụng đông trùng với các loại thảo dược khác làm mất đi dược chất cần thiết. Một số loại dược chất cũng xung khắc với nhau gây nên tác dụng phụ không mong muốn.
- Nên bảo quản đông trùng trong bình thủy, không để trong bình nhựa hoặc bình inox.
- Chế biến không quá 2 tiếng làm bay hết dinh dưỡng, nên nấu trong nồi đất hoặc nồi sành, sứ.
- Cách sử dụng tốt nhất là nhai sống trực tiếp do một số thành phần trong đông trùng dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Nếu không quen sử dụng có thể chế biến thành các món canh, hầm với thịt để bồi bổ.
- Nên sơ chế, rửa sạch và ngâm sơ qua nước ấm để loại bỏ vi khuẩn và chất bảo quản trước khi sử dụng.
- Trong quá trình sử dụng đông trùng cần kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để có hiệu quả cao nhất. Hạn chế ăn đồ cay nóng, sử dụng chất kích thích, thức uống có cồn, đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ… Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể.
- Đông trùng chỉ là vị thuốc hỗ trợ chức năng, không có tác dụng thay thế hoàn toàn cho thuốc chữa bệnh.
Đông trùng hạ thảo rất tốt, rất bổ dưỡng, một vị thuốc đáng giá ngàn vàng nhưng không phải lúc nào cũng tốt. Cần xác định được đông trùng hạ thảo dùng cho đối tượng nào và không nên dùng cho đối tượng nào và cách sử dụng phù hợp cho từng đối tượng để không lãng phí và tận dụng tối đa dưỡng chất của vị thuốc quý này.
Ngày Cập nhật 31/05/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!