Dùng muối và nước ép tỏi điều trị viêm mũi dị ứng nhanh chóng
Dùng muối và nước ép tỏi trị viêm mũi dị ứng là cách khá đơn giản và được nhiều người áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách sẽ rất dễ dẫn đến viêm tai, viêm xoang mà một số vấn đề khác.
Hiệu quả dùng muối và nước ép tỏi trị viêm mũi dị ứng
Tác dụng của nước muối
Bạn có thể tự pha nước muối tại nhà và dùng nó để chữa viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, để đảm an toàn và tính hiệu quả, bạn nên dùng nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%). Đây là loại chuyên dùng cho các trường hợp bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang mũi và vệ sinh răng miệng.
Nước muối sinh lý có 2 dạng:
- Xịt mũi: Chủ yếu tạo độ ẩm cho mũi và hỗ trợ hệ hô hấp làm sạch mũi;
- Nhỏ giọt: Loại này dùng cho điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang và một số trường hợp khác. Nó được đóng chai với nhiều dung tích khác nhau: 5ml, 10ml, 500ml hoặc 1000ml.
Cả hai loại đều được bán ở các nhà thuốc tư nhân. Bạn có thể mua dễ dàng vì nó không phải là thuốc. Ngoài ra, giá của nước muối sinh lý của khá rẻ.
Hiệu quả chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối đến từ:
- Khả năng sát khuẩn tự nhiên;
- Tiêu diệt môi trường sống của các sinh vật ngoại lai;
- Rửa trôi các dị vật, dịch nhầy gây dị ứng trong mũi. Nước muối làm sạch mũi nhưng không khiến các chất nhầy hoặc dị vật đi xuống cổ họng;
- Làm sạch những vảy cứng đóng ở lớp niêm mạc.
Chính nhờ những tác động cộng hưởng này, nước muối được nhiều người sử dụng để chữa viêm mũi dị ứng. Nó có thể được xem như phương pháp điều trị chủ yếu trong trường hợp nhẹ hoặc kết hợp cùng một số biện pháp khác khi tình trạng viêm nhiễm nặng.
Tác dụng của nước ép tỏi
Tỏi cũng có khả năng sát khuẩn tương tự như muối. Bên cạnh đó, nó còn có chất chống oxy hóa. Nhờ vậy, lớp niêm mạc mũi sẽ được bảo vệ tốt hơn và hiệu quả điều trị viêm mũi dị ứng cũng nhanh hơn. Ngoài ra các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng trong tỏi có hàm lượng lớn allicin. Chất này hoạt động như một loại kháng sinh với khả năng sát khuẩn và kháng viêm tuyệt vời.
Điều đặc biệt ở chỗ, các dược tính trong tỏi chỉ được giải phóng khi tiếp xúc với không khí. Nghĩa là nó phải được băm, giã nát hoặc vắt lấy nước cốt. Chính vì thế, khi kết hợp giữa nước muối và nước ép tỏi với nhau, các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Cách dùng muối và nước ép tỏi trị viêm mũi dị ứng
Bạn nên thực hiện cách điều trị này trong nhà tắm với tư thế ngồi chồm ra phía trước. Ngoài nước muối sinh lý và tỏi bạn cần chuẩn bị thêm một cái thau nhỏ và 1 cái xi lanh.
Các bước tiến hành chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối và nước ép tỏi như sau:
- Tỏi lột vỏ, rửa sạch thì giã nát và vắt lấy nước cốt. Cần khoảng 3 – 4 thìa lượng nước này;
- Trộn nước cốt tỏi với 1 cốc nước muối sinh lý;
- Ngồi trên ghế, chồm người về phía trước và nghiêng đầu sang bên phải 1 góc 45 độ nếu rửa mũi trái trước và ngược lại;
- Cho vòi xịt xi lanh vào bình đựng hỗn hợp nước muối và nước ép tỏi;
- Xịt nhẹ nhàng, hạn chế để nước ra quá nhiều để không tràn qua lỗ mũi còn lại. Để nước từ mũi chảy tự nhiên xuống thau;
- Trong lúc xịt và mũi phải há miệng to để nước không chảy sang tai;
- Sau khi rửa xịt rửa mũi thì hỉ nhẹ để toàn bộ dịch nhầy hoặc dị vật được tống ra ngoài. Tuyệt đối không hỉ mạnh, tránh làm tổn thương lớp niêm mạc mũi hoặc khiến dịch nhầy tràn sang các xoang mũi sâu bên trong gây viêm xoang.
- Thực hiện tương tự với bên còn lại;
- Mỗi ngày nên dùng phương pháp này 2 lần.
Xem thêm: Cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi đúng cách – mau khỏi
Lưu ý khi chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối và nước ép tỏi
Nước muối sinh lý và tỏi an toàn cho đối tượng là phụ nữ đang mang thai và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện đúng cách. Nếu không, dịch nhầy sẽ tràn qua tai, xuống cổ hoặc đi sâu vào các xoang mũi gây tình trạng viêm nhiễm.
Nếu sử dụng nước muối và nước ép tỏi đúng cách thì trong khoảng 4 – 5 ngày, tình trạng viêm mũi dị ứng sẽ được cải thiện. Trường hợp bị nặng hoặc sau khi dùng cách điều trị này không có dấu hiệu giảm nhẹ các triệu chứng thì bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra.
Không dùng nước muối kết hợp cùng tỏi để chữa viêm mũi dị ứng nếu đang bị các bệnh về đường hô hấp. Nguyên nhân là nó làm cho tính chất môi trường trong mũi bị thay đổi, khiến mũi dễ bị kích ứng và gia tăng nguy cơ viêm nhiễm nặng.
Ngoài ra, bạn không nên dùng nước muối tự pha; không sử dụng muối và nước ép tỏi nhiều lần trong ngày hoặc dùng liên tục trong một thời gian dài. Bởi những điều này dễ gây tổn thương lớp niêm mạc và nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, bạn không nên dùng nước ép tỏi nguyên chất nhỏ vào mũi. Điều này có thể khiến các tế bào niêm mạc ở đây tổn thương, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Cách để nâng cao hiệu quả chữa viêm mũi dị ứng
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng;
- Uống nhiều nước;
- Cân bằng giữa công việc, học tập và nghỉ ngơi;
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng: lông động vật, khói bụi, phấn, nước hoa…
- Giữ ấm mũi khi trời lạnh;
- Nên mang khẩu trang khi đi ra đường;
- Hạn chế nặn mụn ở mũi;
- Không nên hỉ mũi quá mạnh, tránh làm tổn thương lớp niêm mạc.
Ngày Cập nhật 05/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!